Điện Thánh Trần ở Quang Hoa và việc may cờ Cách mạng tháng Tám
Nhân dân Quan Hoa, An Hòa hầu hết lâu đời sinh sống lương thiện bằng các nghề thủ công: Dệt vải, tơ lụa, làm giấy các loại, sáng tạo, khéo tay hay làm. Cả xóm làng toàn những người lao động chăm chỉ, cần cù, đoàn kết tương thân tương ái bên nhau. Đặc biệt nhân dân Quan Hoa có truyền thống đồng lòng yêu nước, cất giấu và nuôi dưỡng cán bộ cách mạng, bảo vệ Đảng trong suốt các thời kỳ hoạt động bí mật thuộc Pháp và thời kỳ địch tạm chiếm. Thuần khiết chỉ có nhân dân lao động cần cù nhân ái, dân trí cao, giác ngộ cách mạng vững vàng. Tạo lập Quan Hoa học đường thực chất là nơi được nghe giảng về đường lối chủ trương cách mạng của Đảng và lập cả “Ecole Nguyễn Văn Mai” là trường tiểu học của thầy giáo Nguyễn Văn Mai nguyên là học sinh Trường Bưởi, rất giỏi tiếng Pháp và tiến bộ ở Quan Hoa không có phần tử xấu phản cách mạng.
Năm 1943, đồng chí Trần Ngọc Minh, cán bộ công vận của Thành ủy Hà Nội được cử về Quan Hoa, An Hòa làm nghề dệt vải thuê, nhằm thấu hiểu cặn kẽ tình hình tư tưởng chính trị dân làng Quan Hoa, đều là dân lành yêu nước, yêu quê hương xóm làng, không thấy có người nào thuộc diện nghi vấn, lực lượng thanh niên thưa thớt. Từ đó một số gia đình ở sâu trong xóm Quan Hoa là một trong những cơ sở cách mạng vững chãi cho các cuộc gặp gỡ làm việc an toàn, bảo mật của các đồng chí lãnh đạo Thành ủy Nguyễn Khang, Nguyễn Quyết, Trần Quang Huy chủ tịch Ủy ban cách mạng Hà Nội, ủy viên xứ ủy Bắc Kỳ và các đồng chí Trung ương.
Đến những ngày Hà Nội và cả nước sục sôi chuẩn bị cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, nhân dân Quan Hoa sung sướng, vinh dự được Ban lãnh đạo Thành ủy giao nhiệm vụ gấp rút làm 100 lá cờ đỏ sao vàng năm cánh bằng vải thô rộng 1.2m x 2,5m trong đó có một lá cờ may bằng nỉ đỏ (vải long chiên mịn đỏ) để cắm trên đỉnh tháp Bắc Bộ phủ (nơi có dinh thự tên khâm sai phát xít Nhật mới đến ở.) đồng thời phải thần tốc làm hàng vạn cờ đỏ sao vàng bằng giấy nhỏ, như cây cầm tay. Người phụ trách công việc trọng đại này là ông Nguyễn Quang Sắc, anh ruột ông Nguyễn Quang Kính. Cả xóm làng Quan Hoa, An Hòa rộn rã, ai ai cũng xốn xang như mở hội trong lòng, cho dù chưa có một ai là Đảng viên của Đảng.
Công việc may cờ vải do khối các bà, các cô đảm nhiệm, lo vật liệu, thay phiên nhau may liền trong 5 ngày đêm không ngừng nghỉ từ đêm 14 đến nửa đêm 18/8/1945 phải xong. Trong đó có 3 bà đặc trách nhiệm miệt mài khâu đính từng ngôi sao vàng 5 cánh vào nền cờ đỏ rồng rã canh khuy những đêm ấy. Khối thanh niên và các bậc trung niên cũng thần tốc cắt dán giấy, xén đầu, cắt ngắn 5 đến 6 vạn que dò trong nghề làm giấy rồi dán chắc hơn 5 vạn cờ đỏ sao vàng cầm tay thật đẹp. Mọi việc hoàn thành đúng thời hạn. Đêm 18/8/1945 toàn bộ số cờ này chia làm 6 tổ, áp tải chuyển đi an toàn tới nơi cơ sở đã định trong nội thành Hà Nội.
Trong thời gian đó, ở Đình Tân Trào, (Tuyên Quang) ngày 16/8/1945 khi cụ Hồ Chí Minh tuyên bố khai mạc Đại hội Đại biểu quốc dân, tổ Tổng Bộ Việt Minh triệu tập thì tiếng rì rầm hân hoan “đó chính là Nguyễn Ái Quốc” rộn lên như một làn sóng chuyền lan khắp hội trường. Những chàng vỗ tay rền vang như sấm dậy…Rất nhiều đại biểu lần đầu tiên hôm ấy mới thấy Người, làn da hơi xanh, râu tóc bạc, vầng trán cao và đôi mắt sáng lạ thường!
Toàn thể đại hội tán thành quyết định của Tổng bộ Việt Minh về Tổng khởi nghĩa. Chủ tịch Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam cũng là Chủ tịch Chính phủ cách mạng Việt Nam- Đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh vô cùng kính yêu. Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi toàn dân tộc. Lời Người như lời non sông đất nước vọng về mãi mãi không quên:
“Hỡi đồng bào yêu quý! Giờ quyết định cho vận mệnh cho dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào ta hãy đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta!...”
Ngày 19/8/1945 Tổng Khời Nghĩa bắt đầu ở Hà Nội. Đúng giờ quy định, đội tự vệ công nhân xung phong do đồng chí Nguyễn Hồng Cầm phụ trách chiếm nhà Hát lớn nhanh chóng phủ lên mặt chính Nhà hát lớn lá cờ đỏ sao vàng rộng 2m, rộng 8m từ tầng cao Nhà hát xuống tới bậc thềm trước sự có mặt hàng vạn đồng bào từ các ngả trở về kéo đến.
Lá cờ này do đồng chí Vi Dân quyên tiền mua vải đỏ may ở Chùa Hà (Dịch Vọng).Quảng Trường Nhà hát lớn đông chật ních chừng 30 vạn dân nội ngoại thành, tràn ngập băng cờ biểu ngữ, khẩu hiệu, vũ khí thô sơ, từng hàng từng khối nhân dân đông nghịt xa tít.
Cuộc Mít tinh ban đầu lúc 11h. Sau loạt sung chào cờ, nhạc cử bài “Tiến quân ca” hùng tráng đến phút mạc niệm trang nghiêm các liệt sỹ cách mạng. Đứng trước máy phóng thanh vang dội khắp thành phố, đồng chí Trần Quang Huy sẵn sàng đọc lời hiệu triệu của Ủy ban quân sự cách mạng Hà Nội với quyết tâm: Đánh đổ mọi thế lực quân xâm phạm nền độc lập Việt Nam; Cả Hà Nội quyết tâm đem sức ta mà tự giải phóng cho ra theo đúng lời thư Hồ Chủ Tịch đã dạy.
Đồng chí Nguyễn Khang, Ủy viên Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ lên tiếng kèn gọi đồng bào tham gia đánh chiếm Trại bảo An Binh và Phủ Khâm Sai giặc Nhật. Tiếng loa phóng thanh truyền lan khắp nội, ngoại Thành phố Hà Nội, những bài ca cách mạng diệt phát xít, chiến sĩ Việt Nam… trong tiếng vỗ tay ầm vang không ngớt. Khí thế cách mạng bừng bừng sục sôi. Người được vinh dự tiến lên cắm lá cờ đỏ sao vàng lớn trên nóc Phủ Khâm Sai là chiến sĩ tự vệ tuổi 25 Vũ Văn Phúc giỏi võ nghệ, mạnh mẽ.
Phúc đội mũ ca nô (mũ vải, hai đầu nhọn) rất oai vệ cùng một số anh em keo rào và vào sân Phủ Khâm Sai hô to “Anh em Bảo An, cách mạng đã thắng lợi, hãy theo cách mạng, đừng bắn vào đồng bào, mang súng tập trung ở sân”, Thấy lính Bảo An nấp sau các gốc cây ngơ ngác, do dự, Vũ Văn Phúc cùng một số anh em cách mạng chạy lại gần hô to “anh em đừng sợ, hãy mang súng đi theo cách mạng”.
Vũ Văn Phúc với súng lục và bút máy cài trong áo ngực, tay cầm lá cờ đỏ sao vàng to đẹp, do dân làng Quan Hoa An Hòa may gửi ra. Anh gài cán cờ vào thắt lưng, hai tay bám chắc theo ông máng thoát nước leo lên. Thật rất khó nhưng với sức trẻ, lòng yêu nước và quyết tâm cao, anh đã leo tới chân cột thu lôi cao nhất trên nóc phủ Khâm Sai. Sau này, mãi đến năm 1995 Lão thành Vũ Văn Phúc đã kể lại hồi đó “Từ trên cao tôi nhìn thấy tên lính Nhật tay cầm súng đứng gác ở nhà băng Đông Dương. Nó cũng nhìn thấy tôi. Tôi lấy con dao díp cắt từng đoạn dây buộc chặt nhiều đoạn cán cờ vào cột thu lôi chắc chắn. Cờ bay theo gió mát, sướng quá! Tôi nhìn xuống thấy đồng bào và tự vệ đứng đông nghịt ở trong và ngoài Phủ Khâm Sai đang nhìn lên cao thấy cờ Tổ quốc tung bay, hàng nghìn cánh tay vẫy vẫy với tiếng reo hò náo nhiệt, hào hùng khôn xiết”. Cách mạng tháng tám đại thành công ở Hà Nội chỉ trong một ngày như thế.
Bè lũ Phát xít Nhật dữ tợn phải hoảng sợ, xin đầu hàng vô điều kiện, Không một tên phát xít nào dám đứng ra chống lại nhân dân Việt Nam hôm đó ở Hà Nội.
Đêm 23-8-1945 ở Cố đô Huế, Vua Bảo Đại thoái vị. Quân Khởi nghĩa chiếm trụ sở của Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
Ngày 25/8/1945 ở Sài Gòn và các tỉnh trong cả nước, quân cách mạng cũng thắng lợi rực rỡ nhanh chóng. Cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công mỹ mãn, đã mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc ta- Kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Đồng thời cũng mở đầu phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Ngày 2/9/1945 nhân dân Hà Nội lại tập trung ở Quảng trường Ba Đình đề chăm chú lắng nghe từng lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, tuyên bố trước toàn thế giới, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa do nhân dân làm chủ đầu tiên ở Đông Nam Á.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Trạch
Cán bộ tiền khởi nghĩa
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 | 08/07/2025 Tin tức

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 | 08/07/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 | 08/07/2025 Tin tức

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh
08:47 | 08/07/2025 Tin tức

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội
08:41 | 08/07/2025 Tin tức

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế
08:32 | 08/07/2025 Tin tức
Tin khác

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 | 07/07/2025 Tin tức

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới
22:07 | 29/06/2025 Tin tức

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội