Đi lên từ đam mê nghề truyền thống
Chúng tôi gặp ông Trực vào ngày làng Mỹ Xuyên tổ chức lễ khởi công xây dựng Nhà truyền thống làng nghề điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên. Trong vai trò là Trưởng ban điều hành làng Mỹ Xuyên, ông Trực tất bật đón khách, làm lễ, nhưng vẫn dành thời gian tiếp chúng tôi, chia sẻ về quá trình lập nghiệp, xây dựng làng nghề trên chính quê hương mình.
Ông Trực bộc bạch: “Tôi mồ côi từ nhỏ, được bà con trong làng cưu mang qua ngày. Cuộc sống khó khăn và thiếu may mắn nên bản thân tôi phải nỗ lực, cố gắng, cần cù, chịu khó, quyết tâm học được cái nghề để mưu sinh cho cuộc sống”.
Đối với ông Trực, việc bắt đầu từ hai bàn tay trắng, phải tự thân vận động, tự lập là điều không mấy dễ dàng. Không giống như bao người thợ khác, họ được tiếp nối nghề cha ông để lại. Khó khăn là vậy nhưng bằng sự nỗ lực, năm 14 tuổi, ông Trực đã trở thành tay thợ giỏi nhất làng Mỹ Xuyên.
Ông Trực giới thiệu các sản phẩm đặc sắc của doanh nghiệp.
Ông Trực nhớ lại: “Vào năm 1986, HTX Điêu khắc Mỹ Xuyên đóng cửa vì làm ăn thua lỗ, không tìm kiếm được thị trường tiêu thụ sản phẩm nên nhiều thợ mộc giỏi của làng không sống nổi với nghề, đành phải phiêu bạt khắp nơi để kiếm kế sinh nhai. Riêng bản thân tôi vẫn quyết tâm ở lại làng bám trụ với nghề. Chính vì vậy, tôi vừa làm vừa tích lũy kinh nghiệm, cùng nhiều nghệ nhân khác và các bậc cao niên trong làng mong muốn giúp làng nghề vượt qua giai đoạn khó khăn này”.
Năm 2002, chính sách khôi phục làng nghề truyền thống điêu khắc Mỹ Xuyên tạo động lực thúc đẩy làng nghề phát triển để ông Trực và nhiều nghệ nhân trong làng nghề Mỹ Xuyên có thể tiếp tục theo nghề.
Năm 2004, làng nghề Mỹ Xuyên được thành lập. Đây cũng là thời điểm sản phẩm điêu khắc của ông Trực và các thợ làm nghề trong làng Mỹ Xuyên được đón nhận. Tuy nhiên, ông Trực lại gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng bán sản phẩm vì sản xuất quy mô nhỏ, chưa có sự đầu tư.
Đến tỷ phú
Ông Lê Văn Trực là một trong số 172 tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến được UBND huyện Phong Điền tuyên dương và tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong các phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2015-2020.
Năm 2006, ông Trực quyết định thành lập Doanh nghiệp tư nhân Thường Trực chuyên sản xuất nhà rường, mộc mỹ nghệ. Với số vốn ban đầu 200 triệu đồng cộng với nguồn vốn vay và các nguồn vốn hỗ trợ khác, ông thuê mặt bằng với diện tích 600 m2 để mở xưởng sản xuất. Doanh nghiệp của ông Trực bước đầu mở ra đã chiêu sinh và đào tạo được khoảng 20 người.
Nhờ mạnh dạn đầu tư, đến nay, doanh nghiệp tư nhân của ông Trực có quy mô lớn nhất làng với doanh thu lên tới 4 tỷ đồng/năm. Đơn đặt hàng các sản phẩm điêu khắc, mộc mỹ nghệ như nhà rường, bàn, ghế, tủ, giường… của doanh nghiệp ông Trực đã đi khắp nước từ Bắc chí Nam. Thương hiệu sản phẩm mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên, từ đó cũng được đông đảo người trong nước biết đến.
Ông Trực cho biết, hiện tại, doanh nghiệp của ông có khoảng10-15 thợ lao động chính, 10-15 người lao động theo mùa vụ, khoảng 6-7 vệ tinh (1 vệ tinh có 2 hoặc 3 người lao động). Mức lương cho mỗi lao động từ 10-12 triệu đồng/tháng, đáp ứng được cơ hội việc làm và thu nhập cho công nhân.
Theo ông Trực, việc xây dựng Nhà truyền thống làng nghề điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên sẽ góp phần quảng bá sản phẩm, phát triển văn hóa, du lịch làng nghề.
Ông Trực khẳng định: Thời gian tới sẽ mở rộng thị trường cùng các nghệ nhân khác đưa thương hiệu làng nghề điêu khắc, mộc mỹ nghệ Mỹ Xuyên đi xa; đồng thời tập trung đầu tư vốn để mở rộng sản xuất; quyết tâm gìn giữ tay nghề để truyền lại cho con cháu, góp phần xây dựng quê hương...
Bài và ảnh: Thu Huyền - Bình Dương
Tin liên quan
Tin mới hơn
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân