Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

''Dệt tương lai làng nghề'' từ tơ sen

LNV - Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức, Hà Nội nổi danh với nghề trồng dâu, nuôi tằm, se tơ, dệt lụa. Phát huy thế mạnh truyền thống làng nghề, bằng sự đam mê, sáng tạo, Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận đã, đang gây dựng nên thương hiệu độc đáo qua những sản phẩm lụa tinh xảo, có giá trị cao được làm từ tơ sen.


Sản phẩm từ tơ sen của Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Mỹ, Nhật Bản...

Cơ duyên với tơ sen

Sinh ra và lớn lên tại xã Phùng Xá, Nghệ nhân Ưu tú (NNƯT) Phan Thị Thuận sớm gắn bó với nghề chăn tằm, ươm tơ, dệt vải. Tình yêu nghề trong bà được hun đúc nhờ bề dày truyền thống làm nghề của gia đình. Bà chia sẻ: “Từ nhỏ, được cùng bố mẹ quay suốt, dệt ra những mét hàng đẹp, nuôi được con kén đẹp, tôi rất thích. Năm 1956 cả nhà vào hợp tác xã, vui lắm. Khi xí nghiệp ươm tơ không có tiền mua kén nữa, hợp tác xã tính phá cây dâu để trồng cây lương thực. Tôi tự nhủ, nghề dâu tằm quý như thế nên tiếc lắm, mình phải cố giữ nghề của cha ông để lại. Có những ngày tôi phải đi nhặt nhạnh từng lá dâu bờ rào về để nuôi tằm”.

Sự thay đổi xu hướng tiêu dùng của thị trường giúp sản phẩm tơ lụa công nghiệp áp đảo hàng thủ công. Không nao núng trước cơn lốc khắc nghiệt, nghệ nhân Phan Thị Thuận đã cố gắng giữ nghề dệt sợi truyền thống và phát triển nghề lên tầm cao mới với những sản phẩm riêng có, tạo ra những tấm lụa từ sợi của cây sen, loài hoa được coi là quốc hoa của Việt Nam.

Cơ duyên cùng tơ sen đến với bà Phan Thị Thuận vào năm 2017, khi đoàn công tác do bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, làm Trưởng đoàn, về thăm xã Phùng Xá. Bà Thuận chia sẻ: “Sau chuyến thăm đó, Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh gợi ý thử nghiệm tơ sen. Tôi ý thức được đây là một đề tài cấp quốc gia. Quá trình thử nghiệm, ước mơ cháy bỏng trong tôi là làm bằng được dù có khó khăn gian khổ đến đâu. Chúng ta không thể nhận tiền dự án của Nhà nước xong rồi bỏ, gây lãng phí tiền của nhân dân”.

Sau lần đó, NNƯT Phan Thị Thuận đã đầu tư công sức tìm tòi, nghiên cứu. Bà tự bỏ tiền mua một mảnh ruộng để trồng sen thử nghiệm. Việc lấy tơ sen khó hơn rất nhiều so với lấy sợi tơ tằm. Cuống sen nào cũng làm được tơ, nhưng cuống non thì tơ sẽ dẻo và đẹp hơn. Bà chia sẻ: “Sợi tơ sen rất mảnh nên dễ đứt, người thợ phải thật khéo léo, có kỹ thuật riêng mới rút được tơ. Một người thợ chăm chỉ, thạo việc, một ngày chỉ rút được khoảng 200 cuống lá sen”.

Tạo ra được tơ sen, nhưng khi đưa vào khung dệt thì bị đứt liên tục bởi sợi không có độ dai, dẻo như tơ tằm. Tấm lụa tơ sen đầu tiên được dệt không như mong đợi, bởi khi có quá nhiều mối nối thì sẽ tốn công, tốn sợi mà miếng lụa không có được sự mượt mà, mềm mại như ý. NNƯT Phan Thị Thuận tiếp tục cải tiến khung dệt. Sau nhiều công sức tìm tòi, một khung dệt mới dành cho tơ sen, nhẹ hơn, vận hành êm hơn đã ra đời.

Với 4.800 cuống sen và sau hơn 1 tháng làm việc miệt mài, chiếc khăn tơ sen dài 1,7m, rộng 0,25m đã hoàn thiện. Tấm khăn mềm mại, xốp, mang hương thơm tự nhiên, thanh khiết của loài hoa sen mang đến niềm vui cho rất nhiều người. Bà Phan Thị Thuận trở thành người đầu tiên khai mở kỹ thuật dệt vải từ sợi tơ sen tại làng nghề. Từ lụa tơ sen có thể dệt khăn, quần áo, làm đồ lưu niệm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề.


Se tơ sen thành sợi.

Ước vọng làng nghề cất cánh vươn xa

Niềm vui với kỹ thuật dệt lụa tơ sen như tiếp thêm sức mạnh cho NNƯT Phan Thị Thuận. Bà tâm sự: “Dù tuổi cao rồi nhưng tôi thấy mình còn sung sức, muốn truyền nghề cho thật nhiều người hơn nữa”. Đến nay, rất nhiều lớp thợ xa gần đã được bà truyền nghề bằng sự tận tâm. Trong ngôi nhà luôn lách cách tiếng thoi. Hằng ngày, người ta vẫn thấy bà chỉ bảo cho thợ kỹ thuật tỉ mỉ của nghệ thuật “tơ sen”. Quá trình rút tơ đòi hỏi người thợ phải khéo léo dùng dao khứa xung quanh cuống sen rồi dùng tay vặn và kéo tơ, se cho sợi tơ tròn. Những người thợ - học trò luôn nói về bà với sự trân trọng. Với họ, bà là người thầy thật sự đặc biệt.

Tâm huyết với nghề, trải qua nhiều thăng trầm, đến nay NNƯT Phan Thị Thuận được xem là một trong số ít nghệ nhân còn bám trụ với nghề dệt lụa ở làng Phùng Xá. Sản phẩm do NNƯT Phan Thị Thuận sản xuất đã tạo được dấu ấn thương hiệu trong nước và quốc tế. Đặc biệt, các sản phẩm lụa tơ sen đã được xuất khẩu đi nhiều nơi trên thế giới.

Thật may mắn khi Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh là người tâm huyết, luôn đồng hành, gắn bó với NNƯT Phan Thị Thuận. Bà đã đề xuất với UBND huyện Mỹ Đức và chính quyền xã hợp lực hỗ trợ nghệ nhân Phan Thị Thuận, tìm nguồn hỗ trợ vốn, đất đai để duy trì phát triển sản xuất, hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Hiện nay, xã Phùng Xá đã tạo điều kiện cho bà Thuận mượn một số phòng để đào tạo nghề và trưng bày sản phẩm.

Sản phẩm lụa tơ sen có chất lượng cao, được thị trường đón nhận nhưng để phát triển hơn nữa, NNƯT Phan Thị Thuận vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn như: Sen chỉ có mùa nên việc lấy tơ vẫn theo thời vụ. Các công đoạn sản xuất chủ yếu làm thủ công nên việc dệt lụa tơ sen tốn nhiều thời gian. Bà mong muốn Thành phố Hà Nội, huyện Mỹ Đức cùng các ngành chức năng có định hướng cụ thể cho việc xây dựng thương hiệu tơ sen của huyện Mỹ Đức, hỗ trợ quảng bá sản phẩm để nghề dệt lụa tơ sen cất cánh, phát triển hơn nữa. Gần đây, bà Thuận ấp ủ những kế hoạch mới cho làng nghề. Bà chia sẻ đầy tâm huyết: “Tôi muốn kết hợp vòng tròn khép kín giữa nuôi tằm, trồng sen, nuôi cá, dệt lụa để bảo vệ môi trường. Có thêm các dự án thì sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người”.

Khi nói về nghề dệt lụa tơ sen trên địa bàn, ông Lê Hải Hồng, Trưởng phòng Kinh tế huyện Mỹ Đức cho biết, nghề dệt tơ sen phát triển sẽ tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động nông nhàn. Huyện Mỹ Đức đang nghiên cứu để hỗ trợ phát triển nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm, giúp nâng cao giá trị sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

NNƯT Phan Thị Thuận đã dành cả cuộc đời gắn bó với sợi tơ, đường chỉ, giờ đây bà vẫn mong muốn truyền ngọn lửa say nghề đến các thế hệ mai sau. Bà luôn tâm niệm, muốn giữ nghề thì phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra sự độc đáo để sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường. Hiện nay, Công ty TNHH Dâu tằm tơ Mỹ Đức do NNƯT Phan Thị Thuận làm Giám đốc đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu ra thế giới. Các công nhân của Công ty đặc biệt đam mê với nghề và có việc làm, thu nhập ổn định. Nói một cách khác, NNƯT Phan Thị Thuận và những người dân Phùng Xá đang dệt nên tương lai tươi đẹp của làng nghề từ tinh túy quốc hoa.

Theo Vy Anh

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống

LNV - Tại làng Gàu, xã Cửu Cao, Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, bánh chưng bánh giầy không chỉ là một sản phẩm, mà còn là niềm tự hào của làng nghề.
Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?

LNV - Hàng hiệu hay hàng nhái? Khi cái tên “Gucci” xuất hiện ở một cụm công nghiệp làng nghề, câu hỏi đầu tiên không phải là giá trị, mà là độ tin cậy. Hàng thật hay hàng giả - đôi khi không nằm ở chất liệu hay mẫu mã, mà nằm ở cái tên ai có quyền sử dụng. Và ở đó, pháp luật là thước đo duy nhất.
Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền

LNV - Bánh cuốn Mão Điền (TX Thuận Thành) từ lâu đã trở thành món ăn truyền thống, độc đáo của người dân xứ Kinh Bắc. Để duy trì và phát triển nghề làm bánh cuốn, xã Mão Điền đang phối hợp với các ngành chức năng có chính sách hỗ trợ người làm bánh, từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định

LNV - Tại hai làng nghề truyền thống Hà Văn Trên (huyện Vân Canh) và Hà Ri (huyện Vĩnh Thạnh), đồng bào Ba Na vẫn miệt mài bên khung dệt, gìn giữ tinh hoa văn hóa thổ cẩm. Với sự hỗ trợ từ Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia, nghề dệt nơi đây đang hồi sinh mạnh mẽ, trở thành điểm tựa kinh tế và văn hóa gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Tin khác

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản

LNV - Chiều 14-5, Tổ địa bàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC&CNCH) Đan Phượng (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an thành phố Hà Nội) phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ tại xã Liên Trung, huyện Đan Phượng.
Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định

LNV - Giữa vùng đất giàu truyền thống văn hóa như thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, nghệ nhân Lệ Thắm đã trở thành cái tên quen thuộc với người yêu nghệ thuật dân ca Bài chòi và được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể - nghệ thuật trình diễn dân gian.
Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
Đưa làng nghề lên phố

Đưa làng nghề lên phố

LNV - Giữa lòng phố cổ Hà Nội nhộn nhịp, có một không gian rất riêng tại 22 Hàng Buồm, nơi thời gian như chậm lại để nhường chỗ cho những thanh âm mộc mạc, bình yên từ làng quê Việt. Đó là không gian của “làng nghề lên phố” - một hoạt động văn hóa du lịch được các nghệ nhân Hà Nội khơi nguồn và gìn giữ như một điểm đến văn hóa độc đáo dành cho du khách yêu thích bản sắc truyền thống.
Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn

LNV - Giữa vùng quê yên bình Đồng Văn (huyện Thanh Chương, Nghệ An), người dân nơi đây vẫn nhắc đến ông Trần Văn Tuy với lòng biết ơn sâu sắc – người cựu chiến binh đã âm thầm gieo mầm và góp phần dựng xây làng nghề nón nổi tiếng một thời.
Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số

LNV - Để truyền dạy và làm nghề của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang gặp không ít khó khăn, xong nơi đây vẫn lưu giữ được các nghề truyền thống, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng.
Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề

LNV - Nhằm bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, Hà Nội sẽ huy động tối đa nguồn lực xã hội và sự hỗ trợ của nhà nước để thúc đẩy chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủ công.
Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm

LNV - Trải qua hơn 100 năm thăng trầm, nghề guốc mộc ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương không chỉ tạo sinh kế cho người dân, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, mà còn là điểm du lịch làng nghề thú vị dành cho du khách.
Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống

LNV - Trong những năm gần đây, tỉnh Điện Biên tích cực triển khai các giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị các nghề truyền thống. Qua đó, quảng bá hình ảnh và nét đẹp văn hóa các dân tộc qua các sản phẩm độc đáo, mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, góp phần nâng cao đời sống người dân.
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Theo dấu tằm tơ

Theo dấu tằm tơ

LNV - Lụa Việt gắn liền với thời kỳ Nam tiến mở mang bờ cõi của chúa Nguyễn. Thế kỷ 17, đô thị Hội An bên sông Thu Bồn, xưa là đất quận Nhật Nam, nổi tiếng bởi “đàn ông trồng dâu, đàn bà dệt lụa”.
Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa

LNV - Khởi nguồn là món ăn dân dã, theo dòng thời gian, bánh gai xứ Dừa, thuộc xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) trở thành món ăn đặc sản, được đưa đến mọi miền đất nước. Nhờ đó, nghề làm bánh gai đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình ở xứ Dừa.
Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử

LNV - Trong bối cảnh chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ trên toàn cầu, nhiều làng nghề truyền thống của Việt Nam đang tìm thấy cơ hội hồi sinh nhờ ứng dụng thương mại điện tử. Điển hình trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) và các làng nghề tại huyện Phú Xuyên.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp

LNV - Nghề dệt thổ cẩm làng Hà Ri, Thạnh Quang và Tà Lét ở xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định là nét văn hóa lâu đời của đồng bào Ba Na, trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống vật chất và tinh thần người dân nơi đây.
Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Thái Bình từ lâu đã được biết đến là vùng đất của những làng nghề truyền thống, nơi lưu giữ tinh hoa văn hóa qua nhiều thế hệ. Trong định hướng phát triển kinh tế nông thôn bền vững, tỉnh chú trọng khôi phục và phát triển các làng nghề. Đây không chỉ là giải pháp tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn là cách giữ gìn bản sắc quê hương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương

LNV - Làng Xuân Nẻo, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) là một trong những địa phương còn giữ được nghề thêu tay truyền thống có tuổi đời hơn 100 năm. Từng là sinh kế chính của hàng trăm hộ dân, nghề thêu Xuân Nẻo không chỉ góp phần phát triển kinh tế mà còn mang giá trị văn hóa đặc trưng của vùng quê đồng bằng Bắc Bộ.
“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam

LNV - Làng Đọi Tam thuộc xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) nổi tiếng với nghề làm trống độc đáo. Nơi đây đã gìn giữ và phát triển nghề làm trống qua bao thế hệ. Làng nằm ở phía Tây Bắc chân núi, phía giữa vẫn còn ngôi đình cổ thờ thành hoàng là hai ông tổ nghề. Với lịch sử phát triển hơn 1.000 năm, làng nghề ngày hôm nay vẫn được duy trì và phát triển với những người con quê hương Đọi Tam là những nghệ nhân, thợ giỏi.
Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc

LNV - Huyện Chợ Gạo là một trong những địa phương có tình hình kinh tế - xã hội phát triển ổn định ở tỉnh Tiền Giang. Sau thời gian nỗ lực xây dựng, từng bước hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới (NTM), huyện Chợ Gạo vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhậ
Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP

LNV - Xác định chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là động lực phát triển kinh tế nông thôn, huyện Thái Thụy (Thái Bình) tập trung hỗ trợ, hướng dẫn các hộ sản xuất và doanh nghiệp xây dựng, hoàn thiện, phát triển sản phẩm OCOP.
Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn

LNV - Trong chiến lược phát triển không gian đô thị và kinh tế xanh của thành phố Quy Nhơn, núi Vũng Chua với địa hình đồi núi liền kề biển và hệ sinh thái rừng thông đặc trưng đang được tỉnh Bình Định định hướng trở thành một vùng lõi quan trọng, kết nối
Giao diện di động