Hà Nội: 17°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 21°C Thừa Thiên Huế

Đàn lợn rừng ăn dược liệu: Anh cán bộ xã thu tiền tỷ mỗi năm

LNV - Ngoài giờ hành chính, anh Trần Nam Giang, cán bộ xã ở một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh tập trung thời gian vào chăn nuôi lợn rừng, đưa lại doanh thu hơn 1 tỷ đồng mỗi năm.
Ngoài cương vị là Phó Chủ tịch mặt trận xã, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Sơn Trường (Hương Sơn, Hà Tĩnh) anh Trần Nam Giang (SN 1977) được nhiều người biết đến nhờ thành công với mô hình chăn nuôi lợn rừng bằng thảo dược, cây thuốc nam.

Anh Giang kể, người dân xã Sơn Trường xưa nay chủ yếu nuôi hươu, dê, và nuôi lợn thương phẩm để tăng thêm thu nhập ngoài công việc đồng áng. Sáu năm về trước, một lần tình cờ đọc được thông tin trên mạng Internet về việc nuôi lợn rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Nam Giang nghĩ cách phải đổi đời ngoài đồng lương công chức xã.

Anh Giang bắt tay nuôi lợn rừng mong đổi đời


“Nghĩ là làm. Tôi bắt tay vào xây dựng chuồng trại để nuôi lợn rừng. Tôi nhờ bạn bè mua giống lợn ở biên giới Việt Lào, mỗi con giá hơn 10 triệu đồng. Bắt đầu nuôi 4 con lợn nái và 1 con lợn đực, tôi cho chúng phối giống tự nhiên. Từ đó lợn nái sẽ sinh con, và bây giờ mỗi năm bán ra hàng trăm con lợn thịt”, anh Nam Giang kể.

Anh Giang đã lên mạng tìm hiểu các thông tin về các loài cây dược liệu, cây thuốc nam ở rừng có thể giúp lợn kháng bệnh, tiêu hóa, và phát triển tốt.

Với khu vườn 3 hecta, anh Giang trồng tới 700 cây mít, hàng trăm cây chuối, cây chè cỏ, lá sung,... để làm thức ăn cho lợn rừng.

Mỗi ngày anh cho lợn ăn hai lần, có cả tinh bột nhưng chủ yếu là từ lá cây, thức ăn tự nhiên như mít, chuối, chè cỏ, lá sung, củ mài, cây thuốc nam. Những thức ăn này giúp thịt lợn rừng ngon hơn vì chứa nhiều khoáng chất. Đặc biệt, chuối sẽ tốt cho hệ tiêu hóa của lợn. "Hằng ngày sau giờ hành chính ở xã, tôi lại tất bật về chăm lợn rừng, vừa tìm thêm niềm vui, vừa có thêm thu nhập cho gia đình”, anh Nam Giang chia sẻ.

Anh Giang nghiên cứu về các loại cây thuốc nam làm thức ăn cho lợn rừng

Chuối và bí đỏ là thức ăn rất tốt cho hệ tiêu hóa của lợn


Phân tích địa hình, anh Giang nhận thấy khu vực đồi núi thích hợp để lợn rừng phát triển. Với hình thức chăn nuôi bán hoang dã, lợn thả rông nên những con vật này có sức đề kháng tốt, sinh sôi nảy nở.

Ngoài lợn thịt, hiện anh Giang nuôi thêm 20 con lợn nái. Mỗi năm, lợn rừng sinh hai lứa lợn con. Trung bình, mỗi con lợn nái sẽ đẻ khoảng 10 con lợn con/lứa.

Vị Phó Chủ tịch mặt trận xã chia sẻ thêm, nuôi lợn rừng không gây ô nhiễm môi trường bởi phân lợn khô, gia đình dùng chổi quét gom, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát.

“Năm nào tôi cũng bán ra khoảng 200 con lợn thịt. Để đạt độ ngon, lợn phải nuôi được trên một năm mới cho xuất chuồng. Mỗi con nặng khoảng 40kg, mỗi kg lợn hơi bán ra thị trường từ 160.000 đồng đến 180.000 đồng/kg. Như vậy, hằng năm mang lại doanh thu trên 1 tỷ đồng về cho gia đình. Tôi rất hứng thú với công việc này”, anh Nam Giang nói.

Lợn con được phối giống tự nhiên, khoảng 2 tháng sẽ tách mẹ

Chân dung vị cán bộ xã nghĩ cách đổi đời ngoài đồng lương công chức
Anh Nam Giang cho hay thị trường đầu ra tương đối ổn định, khách mua chủ yếu là khách có điều kiện.

“Đây chủ yếu là khách sộp, bởi giá lợn cũng khá đắt. Lợn hơi có giá khoảng 160.000 đồng/kg nhưng nếu làm thịt sạch sẽ được bán ra với gia 350.000 đồng/kg. Đặc mua lợn rừng chủ yếu là doanh nghiệp, cơ quan đoàn thể. Số lượng lợn hiện không đủ để cung cấp ra thị trường nên trong tương lai, tôi sẽ nhân rộng mô hình này”, anh Giang nói.

Cũng theo anh Giang, lợn rừng gia đình anh nuôi chưa từng bị nhiễm dịch và cách chăm sóc chúng không quá khó nhưng mất khá nhiều thời gian.

“Tôi thường nghiên cứu các cách chữa bệnh cho lợn bằng phương pháp tự nhiên từ thức ăn của lợn hằng ngày. Tôi nghiên cứu sách, những cách chữa bệnh đơn giản của Hải Thượng Lãn Ông, từ đó áp dụng vào cách chăm sóc đàn lợn, cho chúng ăn các loại thảo dược, lá cây thuốc nam, thức ăn hữu cơ rau, củ, quả”, anh Nam Giang nói thêm.

Thời gian tới, anh Giang sẽ cho hay sẽ đầu tư, mở rộng quy mô, tiến tới xây dựng cơ sở sản xuất chế biến thịt lợn rừng trở thành thương hiệu của địa phương.

Theo Thiện Lương

Vietnamnet

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.

Tin khác

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

LNV - Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên cho các nhà đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và học sinh, sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

LNV - Từ nguồn đất đai có sẵn của gia đình, anh Huỳnh Anh Tuấn đã mạnh dạn mua hươu giống thuần chủng từ tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng mô hình hướng đến phát triển các sản phẩm làm từ nhung hươu.
Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc

LNV - Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tin tưởng với sự đoàn kết, nhất trí, sự đồng tâm, sự nỗ lực của tất cả các cấp, ngành, các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, chúng ta sẽ đạt được mục tiêu đưa Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc,
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025

LNV - Sáng 5/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 1, thảo luận cho ý kiến về tình hình kinh tế-xã hội tháng 1 và triển khai Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ, xây dựng kịch bản tăng trưởng của các
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên

LNV - Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân năm mới, sáng 5/2, tại thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” - Xuân Ất Tỵ năm 2025. Tổng
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao

LNV - Lực lượng Người có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi được xem là cầu nối quan trọng giữa chính quyền và Nhân dân, góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Đồng thời, họ tích cực tham gia vào các phong trào thi đua phát triể
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ

LNV - Nghề sản xuất nón lá trên địa bàn xã Nhơn Mỹ có từ rất lâu đời gắn với làng nghề truyền thống nón lá Gò Găng của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làm thế nào để bảo tồn, phát triển làng nghề gắn với du lịch là những trăn trở của lãnh đạo xã Nhơn Mỹ h
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động