Cuộc chiến phòng chống COVID-19: Tháo gỡ khó khăn cho các tỉnh Miền Nam trong việc kết nối cung cầu sản phẩm
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam chủ trì diễn đàn.
Nguồn cung dồi dào: Vướng mắc tiêu thụ
Hiện nay, nguồn cung nông sản tại các tỉnh phía Nam đang dồi dào. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều vướng mắc trong tiêu thụ cần được các cơ quan chức năng và các địa phương tháo gỡ khi có nhiều nơi thương lái rất khó khăn khi đi lại thu mua nông sản do hoạt động kiểm soát tại các chốt kiểm dịch.
Theo Ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cho biết: Từ nay đến cuối năm 2021, dự kiến sản lượng gạo tại các tỉnh phía Nam còn khoảng 8,7 triệu tấn. Với lượng gạo này đủ tiêu dùng trong nước và đảm bảo xuất khẩu khoảng 3 triệu tấn. Sản lượng rau dự kiến là 5,7 triệu tấn, trung bình mỗi tháng các địa phương miền Nam cấp ra thị trường khoảng 560-600 nghìn tấn rau, đủ đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nỗ lực tháo gỡ khó khăn cho lưu thông, tiêu thụ nông sản do COVID-19.
Chăn nuôi ở các địa phương này cũng ổn định, nguồn cung sản phẩm lớn. Riêng tỉnh Đồng Nai (địa phương nuôi heo lớn nhất cả nước) mỗi ngày xuất ra thị trường gần 10.000 con, trong khi tiêu thụ nội tỉnh chỉ hơn 1.300 con (15%), còn lại xuất bán ra thị trường các tỉnh và TP Hồ Chí Minh (85%). Lượng gà thịt của tỉnh Đồng Nai cũng xuất ra bán ra thị trường mỗi ngày khoảng 100.000 con, trong khi tiêu thụ nội tỉnh chỉ 5% số lượng trên.
Tổng sản lượng thủy sản cả năm của 19 tỉnh, thành phố miền Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đạt khoảng 5,09 triệu tấn, không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại thị trường nội địa mà còn bảo đảm cho xuất khẩu.
Tuy nhiên: Phần lớn nông sản nôi tỉnh tiêu thụ tại các chợ truyền thống, hiện nay chống dịch gặp rất nhiều khó khăn. Long An đề nghị có văn bản thống nhất giữa tỉnh với tỉnh để có hướng dẫn vận chuyển an toàn dịch; tạo các tỉnh có điểm giao nhận hàng hóa giữa ranh giới tỉnh này tỉnh khác... Theo UBND tỉnh Long An cho biết.
Cần tạo điều kiện cho các đơn vị đứng vững yên tâm sản xuất trong thời điểm dịch bệnh
Theo ông Huỳnh Tất Đạt – Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Đông Tháp: Đồng Tháp đã áp dụng nhiều biện pháp chống dịch bệnh, nhưng riêng phần thủy sản không thể thu hoạch hộ được, nên Sở có phối hợp với các công ty xây dựng các lịch trình cụ thể, thống nhất thời gian thu hoạch theo đúng trật tự. Đồng Tháp đã triển khai chương trình tiêm vắc xin cho các lực lượng tham gia giết mổ. Một số mặt hàng mà Đồng Tháp có thể cung ứng cho các tỉnh: cá tra, cá Ba Sa, cá lóc. Đồng Tháp có kiến nghị đề nghị UBND các tỉnh thống nhất phương tiện vận chuyển đồng bộ, đưa hoạt động chăm sóc vào hoạt động thiết yếu sản xuất nông nghiệp. Đồng Tháp rà soát một số nội dung hỗ trợ cho bà con con giống để hỗ trợ sản xuất sau dịch bệnh.
Thứ trưởng cho rằng: Sở Nông nghiệp cần trao đổi thống nhất với các Sở như: Sở Giao thông, Sở Y tế để có quan điểm chung tháo gỡ trong tỉnh.
Tại tỉnh Bạc Liêu: Hiện nay tỉnh gặp khó khăn trong quá trình vận chuyển con giống và đang phối hợp với địa phương để tháo gỡ. Vụ lúa hè thu, dự kiến đầu tháng 8 thu hoạch, Sở đã làm việc với các huyện thị để có lịch trình cụ thể trong thời điểm thu hoạch tháo gỡ cho bà con. Sở Nông nghiệp đề nghị các doanh nghiệp lập danh sách các đơn vị vận chuyển hàng hóa để tiến hành tiêm vắc xin cho những đối tượng này.
Tại Kiên Giang: Tình hình sản xuất thủy sản gia cầm của tỉnh, hiện nay cơ bản đã 60% kế hoạch của năm, đối với gia cầm cơ bản đàn gia cầm của tỉnh đáp ứng theo yêu cầu, kế hoạch tiến độ. Hiện nay các trang trại vào đợt thu hoạch. Kiên Giang đã chủ động liên lạc với các trang trại để tháo gỡ khó khăn. Liên kết tiêu thụ, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã tập trung thực hiện chuỗi liên kết, các trang liên kết, trong những ngày giãn cách cơ bản tỉnh đã giải quyết tiêu thụ nông sản cho bà con và tập trung chủ yếu giao hàng trong tỉnh. Giải quyết ổn liên kết tiêu thụ.
Thứ trưởng đề nghị Sở Nông nghiệp Kiên Giang nên tổ chức họp trực tuyến thường xuyên với các doanh nghiệp thực hiện phương án 3 tại chỗ tại tỉnh để làm sao tháo gỡ khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đứng vững sản xuất trong bối cảnh dịch covid 19.
Tại diễn đàn kết nối, Thứ trưởng tán thành với ý kiến của tỉnh Tiền Giang và đề nghị tỉnh quan tâm tham mưu cho UBND tỉnh đảm bảo điều kiện an toàn dịch bệnh, đề xuất cho các đơn vị sản xuất thức ăn chăn nuôi nếu đang hoạt động tốt đảm bảo được các biện pháp an toàn dịch bệnh nên hoạt động.
Hiện Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại các tỉnh, thành phố phía Nam (gọi tắt Tổ công tác 970) của Bộ NN&PTNT đã kết nối được khoảng 388 đầu mối cung ứng nông, thủy sản, rau quả và trái cây, vật tư nông nghiệp... Các thông tin đều được cập nhật
Tổ Công tác 970 đề nghị Sở NN&PTNT 19 tỉnh, thành đang thực hiện giãn cách xã hội thành lập Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản; phản ánh, giúp tỉnh gỡ khó trong lưu thông hàng hóa, vật tư nông nghiệp, thu mua, thu hoạch nông sản, thủy sản, thông báo ngay các vấn đề phát sinh đến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của tỉnh để giải quyết kịp thời, triệt để. Qua đó, Tổ Công tác đề nghị các doanh nghiệp chia sẻ, khắc phục khó khăn ngắn hạn để thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 trong thời hạn quy định nhằm nhanh chóng khống chế dịch bệnh, hướng tới mục tiêu ổn định dài hạn.
Kết luận cuộc họp: Thứ trưởng Trần Thanh Nam ghi nhận ý kiến đề xuất của các đơn vị, hiệp hội và yêu cầu các sở, ngành tổng hợp ý kiến gửi thông tin lên Sở Y tế đối với những đối tượng càn tiêm vắc xin 19 trước; (i) đề nghị Ban chỉ đạo covid của tỉnh quan tâm đến các cơ sở giết mổ, chế biến trong việc tiêu thụ sản phẩm. (ii) Trao quyền chủ động cho Sở Nông nghiệp giải quyết những vướng mắc, khó khăn tại địa bàn. Đặc biệt vấn đề sản xuất lúa hè thu của ĐB Sông Cửu Long đảm bảo nguồn lực cho sản xuất.
Cần có những chính sách hỗ trợ kích cầu cho doanh nghiệp: như giá điện...và mong rằng Sở Nông nghiệp các tỉnh cần chú ý. (iii) Hiện nay thực trạng của các công nhân lao động không có điều kiện trở về quê, sống tạm bợ tại các nhà trọ rất khó khăn, họ không tiếp cận với nguồn lương thực thực phẩm vì thế chúng ta cần đảm bảo được nguồn lương thực thực phẩm cho các đối tượng công nhân lao động.
Tin/bài: Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 | 11/12/2024 Kinh tế
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế
09:23 | 09/12/2024 Kinh tế
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
15:00 | 30/11/2024 Kinh tế
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững
13:00 | 30/11/2024 Kinh tế
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Triển lãm 300 hình ảnh, hiện vật về “Đảng ta thật là vĩ đại” và “Hội Xuân Ất Tỵ 2025”
09:59 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làng nghề Bún – Bánh An Thái tất bật vào Tết
09:58 Làng nghề, nghệ nhân
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 Nông thôn mới
Ninh Thuận: Công nhận thêm 84 sản phẩm OCOP
09:57 OCOP
Phú Yên: Chương trình OCOP làm đòn bẩy phát triển kinh tế nông thôn
09:56 OCOP