Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Cổ Chất có nghề ươm tơ nổi tiếng

LNV - Nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ và dệt lụa của làng Cổ Chất thuộc xã Phương Định, huyện Trực Ninh (tỉnh Nam Định) được hình thành và phát triển từ triều đại nhà Trần, cách nay hơn 800 năm. Làng Cổ chất cách thành phố Nam Định chừng 20 cây số, nằm bên con sông Ninh Cơ hiền hòa, thơ mộng.
“Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về Nam Định với anh thì về
Nam Định có bến Đò Chè
Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ!”


Nghệ nhân Nguyễn Thị Yến đặc biệt quan tâm tới khâu phân loại kén tằm để có được sản phẩm tơ đạt chất lượng cao nhất.​


Hóa ra cái địa danh “có nghề ươm tơ” nổi tiếng trong câu ca dao rất đỗi thân thương mà tôi từng được bà nội ngân nga ầu ơ bên cánh võng đay mỗi trưa hè hây hẩy những ngọn gió nồm nam mồ côi hiếm hoi để đưa cháu mình vào giấc ngủ thuở ấu thơ đó lại chính là làng Cổ Chất của Kim Thanh.


Nghề tằm tang lâu đời ở Cổ Chất


Mở trang ngọc phả của ngôi làng cổ ấy mới hay, nghề trồng dâu nuôi tằm, kéo tơ và dệt lụa của Cổ Chất được hình thành và phát triển từ triều đại nhà Trần, cách nay hơn 800 năm.

Có được cái cơ duyên nằm bên cạnh con sông Ninh Cơ quanh năm lưu thủy hành vân chở nặng phù sa, thành ra, người dân làng Cổ Chất được thừa hưởng một vùng đất bãi phì nhiêu phồn thực mênh mông. Đó chính là cơ hội ưu việt số một để Cổ Chất phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm kéo tơ, dệt lụa truyền thống.


Nghệ nhân ươm tơ


Kể về giá trị của nguồn lợi tự nhiên nói trên, ông Vũ Đức Hoàn người con của Kim Thanh hào hứng thổ lộ. Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu (lá dâu) dồi dào cho nên, nghề ươm tơ của Cổ Chất nổi tiếng từ đời nảo đời nao cho tới nay, thật ra cũng chẳng ai còn nhớ được nữa.

Đành rằng, dẫu có lúc nọ lúc kia; Vì những biến cố của lịch sử, song chưa khi nào những lò luộc kén kéo tơ của làng lại nguội lạnh ánh lửa hồng hay vắng những tiếng thoi đưa lách cách rộn ràng, với đủ mọi cung bậc tiết tấu, nhịp điệu.

Bãi dâu, lứa tằm, sợi tơ, khung dệt… đã gắn bó người dân nơi đây từ đời này sang đời khác, trở thành nét đẹp văn hoá của vùng quê. Gặp lúc say chuyện, bất chợt ông Hoàn lặng đi một lúc thật lâu để rồi sau đó rưng rưng ánh mắt, tự hào khoe: Ở làng Cổ Chất không thiếu gì những gia đình có tới hơn chục thế hệ nối nhau theo nghiệp nuôi tằm kéo tơ rồi. Ông Hoàn kể, thuở “vang bóng một thời” nhất của nghề tằm tang Cổ Chất lại chính ngày thực dân Pháp chiếm đóng nước ta.


Tơ Cổ Chất vẫn luôn được xem là sản vật quý của Nam Định


Vào đầu thế kỷ XX, giới tư bản Pháp buộc phải “mở hầu bao” rót tiền đầu tư xây dựng một nhà máy ươm tơ ngay tại đầu làng Cổ Chất với mục đích khai thác kỹ năng lao động lành nghề của dân thôn. Đồng thời, khai thác triệt để tiềm năng vùng nguyên liệu dâu tằm dồi dào phân bố dọc bờ sông Ninh Cơ. Nhà máy ươm tơ ra đời, thương nhân tứ xứ nô nức tìm về làng Cổ Chất thu sản phẩm. Sau đó khách thương hồ đem tơ lụa của người Cổ Chất bán ở bến Đò Chè, một khu thương cảng sầm uất vào loại bậc nhất của Nam Định thời thuộc Pháp.


Là nơi cung cấp tơ sợi hàng đầu cho thị trường nhưng nghề tơ đang dần mai một theo thời gian


Năm 1942, Chính phủ phong kiến Nam triều mở phiên đấu xảo (hội chợ) ở Hà Nội. Địa chỉ của khu đấu xảo chính là Cung Văn hóa Hữu nghị bây giờ, nhằm thu hút tinh hoa làng nghề của mọi vùng - miền về Kinh thành Thăng Long. Bận ấy, ông Phạm Ruân người làng Cổ Chất “đem chuông (tơ) đi đấm nước người” và đoạt được giải cao của Phủ Thủ hiến Bắc Kỳ.

Bà Nguyễn Thị Yến, một nghệ nhân ươm tơ ở Cổ Chất bộc bạch, qua bao phen chìm nổi nhưng nay ở làng vẫn có hàng trăm hộ gia đình giữ nghiệp ông bà ông vải để lại. Thôi thì nhà nào “nghèo nhất” cũng đều duy trì ít nhất từ hai bếp ươm tơ trở lên. Bà Yến rất tự tin khi tâm sự, tơ Cổ Chất được làm thủ công hay bằng máy cũng đều rất đẹp và có chất lượng tốt vào loại… “của hiếm”.

Người Cổ Chất thuần khiết thanh tao thơm thảo, thế nên sợi tơ của họ làm ra luôn thanh mảnh, mềm mại nhưng rất bền và có màu sắc tươi sáng đặc trưng. Thời số hóa, nhưng những người cao tuổi ở Cổ Chất vẫn giữ nếp làm tơ theo phương pháp thủ công, như thói quen tâm linh giữ lấy bí kíp vừa là thể hiện sự kính trọng vô bờ bến với nghiệp tổ. Riêng những người trẻ của Cổ Chất, họ hoàn toàn tự tin mạnh dạn đầu tư máy móc; xây nhà xưởng để nâng cao năng suất lao động.

Muốn có được những sợi tơ vàng, tơ trắng đẹp “hết ý”, theo nghệ nhân Phạm Văn Hợp, kỹ thuật ươm tơ thủ công truyền thống đòi hỏi sự khéo léo và tính kiên nhẫn. Từ việc lựa chọn và phân loại kén tằm, cho đến việc đảo kén lấy mối tơ, tay thoăn thoắt mắt không rời để kéo tơ đều sợi. Phải thế mới tạo nên những nén tơ căng chắc và óng mượt. Những cuộn tơ sống sau khi phơi khô, được đem đi se sợi. Tơ thành phẩm thường chia làm ba loại. Thứ tơ tốt nhất gọi là sợi mốt. Loại tơ hai: Sợi mành. Sau rốt cuối cùng: Sợi đũi!

Bà Yến tâm tình, người Cổ Chất ươm cả tơ vàng lẫn tơ trắng, nhưng tùy theo mùa. Vụ ươm tơ đầu tiên bắt đầu từ tháng 2 - 3 đến tháng 9 âm lịch. Đôi khi bà con còn làm thêm vụ tằm ép cuối năm, nếu như có kén.

Thế nên, vào cữ cuối tháng 4, nếu khách về thăm Cổ Chất sẽ chỉ thấy những bó tơ trắng phơi trên những thanh sào tre cuối chợ, chứ có “đốt đuốc soi giữa ban ngày”, chả thể tìm đâu ra thứ tơ vàng óng quen thuộc vào tiết ấy.

Bà Yến tỏ ra rất tự hào khi quả quyết rằng, chất lượng tơ Cổ Chất nổi tiếng trứ danh xưa nay cho nên, thương lái tìm về tận làng thu mua. Nhưng tơ Cổ Chất xuất khẩu sang một số nước trong khu vực là chủ yếu.

Đang trong lúc phấn chấn, bất giác bà Yến trở nên ngậm ngùi khi tâm sự, vì rất nhiều lý do mà những năm gần đây khu vực bãi bồi ven sông Ninh Cơ bị thu hẹp lại. Thêm nữa, một trong những địa chỉ truyền thống chuyên cung cấp kén tằm cho Cổ Chất là thôn Hợp Hòa cùng xã người ta không còn mặn mà với nghề nuôi tằm nai (tằm dệt) nữa mà chuyển hẳn sang “thâm canh” loài tằm ré để lấy nhộng bán.

Nguồn kén bị thiếu hụt, người làng Cổ Chất buộc phải đôn đáo tìm kiếm “đầu vào” ở khắp các vùng miền lân cận cho đến tận vùng nguyên liệu của Gia Lâm - Hà Nội. Kén nhập về, sau khoảng 20 - 25, đủ tuổi trưởng thành, đem luộc lên kéo ra những sợi tơ vàng, tơ trắng

Theo các nghệ nhân lâu năm của làng Cổ Chất bộc bạch thì nghề tằm tang này vô cùng vất vả nhưng cũng vui. Bà con làng nghề vui vì nhờ bao đời nay gắn bó với nghiệp nong tằm né kén guồng tơ mà đời sống vật chất - tinh thần của người dân Cổ Chất ngày càng phát triển bền vững. Vui nữa bởi, cảm thấy rất tự hào vì với nghề tằm tơ truyền thống mà người dân Cổ Chất đã góp cho đất nước một “thương hiệu” sản phẩm tơ lụa trứ danh.

Chính những sợi tơ vàng, tơ trắng “của nhà làm ra” mà qua biết bao kiếp tằm, kiếp người, bà con Cổ Chất đã góp phần tạo nên nét duyên riêng đặc biệt cho những thế hệ người con gái Việt Nam qua những tà áo dài đầy chất thi ca và âm nhạc trữ tình, lãng mạn.

Bài, ảnh: Bình Nguyên

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động