Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới: Xu hướng tất yếu hướng đến Nông thôn mới thông minh
Cục trưởng –CVP VPĐP Nông thôn mới Trung Ương Nguyễn Minh Tiến chủ trì hội thảo.
Theo Cục trưởng Nguyễn Minh Tiến: Sau 10 năm triển khai xây dựng Nông thôn mới đã đạt nhiều kết quả được đánh giá cao. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc cần tháo gỡ, điển hình như khoảng cách Nông thôn - thành thị vẫn lớn, tính kết nối cho tiêu thụ sản phẩm từ nông thôn còn manh mún... Từ đó, đặt ra bài toán khó cần giải đáp - “chuyển đổi số” trong xây dựng Nông thôn mới là một trong những lời giải.
“Chuyển đổi số” là xu hướng tất yếu, chuyển đối số trong xây dựng Nông thôn mới, hướng tới xây dựng Nông thôn mới thông minh là một phần trong “Chuyển đổi số Quốc gia”... Từ đó, đảm bảo tính kết nối, tạo tiềm năng, dư địa của chuyển đối số trong thời gian tới, ở đó các vấn đề về kết nối người dân - chính quyền, truy suất, kết nối thông tin thị trường, hình thành cơ sở dữ liệu số cho đời sống nông thôn được giải quyết, giúp người dân nông thôn tiếp cận nhanh chóng các thông tin mới. Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thông mới với 3 trụ cột chính: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số... Ngoài ra, đề án chương trình giai đoạn 2021-2025 vừa được Quốc hội đồng thuận, giao Chính phủ hoàn thiện trình Quốc hội với 6 chủ đề chính. Trong đó có chuyển đổi số.
Nội dung dự thảo của đề án thực hiện theo mục tiêu đề ra tại Quyết định số 749/QD-TTg với nguồn lực huy động linh hoạt gồm ngân sách TƯ và các nguồn huy động từ cộng đồng với dự kiến khoảng 3000 tỷ đồng (Tw300 tỷ, địa phương 900 tỷ, còn lại là huy động). Đề án nhằm thúc đẩy quá trình số hóa, ứng dụng CNTT vào đời sống và sản xuất, hướng tới đối tượng thụ hưởng là cộng đồng dân cư và các tổ chức, doanh nghiệp khu vực nông thôn.
Theo đó, đề án tập trung nâng cao nhận thức, năng lực chuyển đổi số cho cán bộ và người dân; hoàn thiện các thể chế, chính sách nhằm thành lập hệ thống CSDL số quốc gia về XD NTM...; Đồng thời, tập trung phát triển hạ tầng số và dữ liệu số về viễn thông, công nghệ thông tin, chuẩn hóa dữ liệu và kết nối đồng bộ dữ liệu,... Từ đó,hướng đến xây dựng xã NTM thông minh...
(Theo báo cáo tại hội thảo –PV)
Ông Phạm Văn Thịnh, Phó Trưởng phòng Phòng Chuyển đổi số, Cục Tin học hoá, Bộ Thông tin và Truyền thông: Công nghiệp CNTT-TT đã có đóng góp đáng kể cho nền kinh tế, tổng doanh thu trong năm 2020 đạt trên 120 tỷ USD, trong đó doanh thu công nghiệp phần cứng đạt trên 107 tỷ USD, doanh thu công nghiệp phần mềm đạt trên 5 tỷ USD, doanh thu công nghiệp nội dung số đạt trên 900 triệu USD. Công nghiệp CNTT có tốc độ tăng trưởng trung bình là 14,7%, cao hơn nhiều lần mức tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử đạt hơn 93 triệu USD.
Bên cạnh đó Bộ TTTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã giới thiệu, cung cấp một số nền tảng dạy và học trực tuyến do các doanh nghiệp như Viettel, VNPT cung cấp. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng đã triển khai chuyển đổi số trong công tác quản lý cơ sở giáo dục, hồ sơ giáo viên, học sinh - sinh viên, xây dựng kho dữ liệu số, học liệu mở, sách giáo khoa điện tử triển khai trong hoạt động dạy và học của học sinh, giáo viên.
Trên cơ sở đó, hội thảo tập trung vào phân tích các khía cạnh,những vướng mắc cần tháo gỡ. Trong đó,một số địa phương như Hà Tĩnh, Bình Dương... đã chủ động thực hiện thành công bước đầu... có phân tích những giá trị số hóa trong quản lý và vận hành triển khai nông thôn mới.
Toàn cảnh hội nghị
Ông Hoàng Bảo Hùng, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay: mô hình xã thông minh được xây dựng trên lõi hạt nhân là quyền điện tử cấp xã với sự phân tích và trích xuất các giá trị bản địa, đặc sắc của xã hội nông thôn: chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số; tạo lập xã hội nông thôn số, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững theo hướng hàm lượng công nghệ số. Giải pháp thục hiện đó là nâng cấp hệ thống hạ tầng CNTT cấp xã: máy tính đường truyền, hệ thống giám sát. Hệ thống cáp quang, phổ cập điện thoại thông minh, hệ thống dịch vụ hành chính.
Hà Tĩnh là ví dụ điển hình về địa phương chủ động triển khai thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong các hoạt động chỉ đạo, điều hành, công tác quản lý nhà nước, cung cấp dịch vụ công và hỗ trợ phát triển sản xuất, khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, người dân ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh đạt được một số kết quả nổi bật. Ví như: Chương trình OCOP, đã đưa vào vận hành hệ thống quản trị Chương trình OCOP Hà Tĩnh; hệ thống chấm điểm, đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP; quản lý các sản phẩm OCOP và kênh thông tin thương mại sản phẩm OCOP Hà Tĩnh được tích hợp trên website https://dlsntm.vn/. Hà Tĩnh xác định phát triển kinh tế số: Tập trung hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số nhằm phát triển kinh tế Nông nghiệp và Chương trình OCOP; phấn đấu đến năm 2025 tỷ trọng kinh tế số trong Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đạt tối thiểu 10%, trong Chương trình OCOP đạt 30%; góp phần đưa Hà Tĩnh nằm trong nhóm 15 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước về công nghệ thông tin; nhóm 25 tỉnh, thành phố dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (PCI).
Đề án chuyển đổi số được xem là mũi nhọn của chương trình NTM và được xem là cách tiếp cận mới của nông thôn nhưng quan trọng vẫn là vai trò điều phối của các cấp trong quá trình xây dựng nông thôn mới: có dự án TW, trong đó cấp xã là người thực hiện. Bên cạnh đó, nên thu hút nguồn lực của các doanh nghiệp trong việc thực hiện chuyển đổi số. Kiến nghị Bộ Nông nghiệp thiết kế được kiến trúc tổng thể đề án chuyển đổi số và nên đưa vai trò của doanh nghiệp vào trong chuyển đổi số. Ông Đào Thế Anh - Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam kiến nghị...
Kết luận Hội nghị, ông Nguyễn Minh Tiến khẳng định: Giai đoạn tới, chuyển đổi số là hướng mới cùng hỗ trợ thay đổi cách tiếp cận và triển khai các hạng mục trong xây dựng Nông thôn mới. Ban chỉ đạo TƯ chỉ đạo VPDP NTM TƯ và viện Chính sách quyết tâm triển khai sớm đề án cùng các đề án thành phần./.
Bài, ảnh: Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Sơn La: Huy động tối đa nguồn lực, đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới
15:11 | 12/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Duy trì hiệu quả chuỗi liên kết nông sản từ củ nghệ
09:24 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới kinh nghiệm từ huyện Ba Bể: Thuận lợi và Thách Thức
09:20 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Thanh Hóa: Tăng cường công tác đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động vùng nông thôn, vùng khó khăn
09:19 | 09/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững
13:56 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn
13:54 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Hiệu quả từ các dự án giảm nghèo bền vững
13:52 | 06/12/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Đồng Tháp: Phát huy vai trò hội viên nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới
13:31 | 03/12/2024 Nông thôn mới
Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới
23:51 | 01/12/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
09:52 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Xuân Lộc (Đồng Nai): Để nông dân có đời sống thịnh vượng hơn
09:20 | 29/11/2024 Nông thôn mới
Yên Bình (Thạch Thất – Hà Nội): xây dựng nông thôn mới nâng cao bền vững, dân vận khéo
08:53 | 28/11/2024 Nông thôn mới
Xã Bình Yên (Thạch Thất): Đẩy mạnh quy hoạch quản lý đất đai, trật tự xây dựng, giải phóng mặt bằng
13:46 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Hương Ngải nâng cao chất lượng nông thôn mới kiểu mẫu
10:58 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Hòa Thạch nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
09:52 | 25/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ
14:17 | 21/11/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê
11:39 | 19/11/2024 Nông thôn mới
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường