Chuyển đổi hiệu quả đất trồng lúa: Không cho đất “nghỉ”
Nằm ở phía Bắc Thủ đô, huyện Sóc Sơn có địa hình đa dạng với diện tích lớn đất đồi gò. Điều kiện nguồn nước tại một số khu vực khó khăn khiến hiệu quả canh tác lúa truyền thống không cao. Những năm gần đây, một số diện tích đất xen kẹt, tiếp giáp các dự án bị nông dân bỏ không gây lãng phí lớn. Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, huyện Sóc Sơn đã tập trung đẩy mạnh công tác dồn điền đổi thửa. Đặc biệt, từ năm 2017 đến nay, địa phương tích cực vận động bà con chuyển đổi đất trồng lúa tại những khu vực khó sản xuất, sang canh tác các loại cây ăn quả, thảo dược, rau màu và nuôi trồng thủy sản.
Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn Hoàng Chí Dũng cho biết, thống kê từ năm 2017 đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi thành công hơn 528ha đất lúa sang trồng cây hàng năm, cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản. Điều đáng nói, giá trị kinh tế nông nghiệp sau chuyển đổi cao gấp 5 – 6 lần so với canh tác lúa truyền thống.
Nuôi trồng thủy sản tại huyện Ứng Hòa. Ảnh: Trọng Tùng
Không chỉ riêng tại huyện Sóc Sơn, trong giai đoạn 2017 – 2020, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội cũng chủ động, tích cực thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Sau dồn ghép ruộng đất, các địa phương tập trung chuyển đổi đất lúa canh tác kém hiệu quả sang các loại cây trồng, thủy sản cho giá trị kinh tế cao hơn. Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, tổng diện tích đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa giai đoạn 2017 – 2020 trên địa bàn TP đạt hơn 7.762ha. Trong đó, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm là hơn 2.331ha, sang trồng cây lâu năm đạt 2.964ha, nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa vào khoảng 2.467ha.
Giá trị kinh tế vượt trội
Nhận thức việc nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp là giải pháp quan trọng thực hiện mục tiêu xuyên suốt của chương trình xây dựng nông thôn mới, những năm qua, TP đã tập trung chỉ đạo các địa phương chuyển đổi hiệu quả cơ cấu cây trồng trên đất lúa. Chủ trương đúng đắn đã góp phần hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung cây ăn quả, rau màu, nuôi trồng thủy sản, giúp tăng năng suất, chất lượng nông sản, tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp. Chủ trương này còn đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện nay.
Những vùng chuyên canh tập trung đang hình thành ngày một nhiều hơn tại các địa phương. Cùng với đó là phương thức liên kết sản xuất ngày một phổ biến, góp phần tạo đầu ra bền vững cho nông sản. Trung bình các mô hình chuyển đổi mang lại giá trị từ 330 triệu đồng đến 1,2 tỷ đồng/ha. Nhờ đó, giá trị sản xuất nông nghiệp của Hà Nội đã đạt hơn 265 triệu đồng/ha.
Chuyển đổi đất canh tác lúa truyền thống sang trồng hoa tại huyện Mê Linh mang lại giá trị kinh tế cao.
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả thời gian qua đã khắc phục được khó khăn về nước tưới đối với một số vùng cao, khu vực đất xen kẹt giữa các dự án đã được thu hồi và hạn chế thiệt hại do ngập úng gây ra trong mùa mưa bão đối với những diện tích trũng thấp. Từ đó, giảm diện tích đất bỏ hoang không sản xuất; giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Đồng thời, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.
Hoàn thiện cơ chế chính sách
Mặc dù đã đạt được những hiệu quả bước đầu tích cực, tuy nhiên, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên đất lúa tại Hà Nội hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn. Phần lớn diện tích đất nông nghiệp của từng hộ dân còn manh mún, nhỏ lẻ, chưa tập trung phát triển thành vùng chuyên canh hàng hóa để đầu tư cơ giới hóa, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất… Hạ tầng kỹ thuật trong vùng chuyển đổi tại một số địa phương còn thiếu đồng bộ, nhất là giao thông, thủy lợi và hệ thống điện. Quy định hiện nay về việc không được xây dựng tường rào bảo vệ trên đất trồng lúa cũng khiến bà con chưa yên tâm đầu tư trồng cây lâu năm. Đặc biệt, tại một số địa phương ven đô, một bộ phận người nông dân vẫn có tâm lý giữ đất chờ dự án, ít quan tâm đến sản xuất nhưng cũng không cho thuê để chuyển đổi cơ cấu cây trồng…
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, thúc đẩy việc hình thành các vùng nông nghiệp chuyên canh tập trung giá trị kinh tế cao, TP Hà Nội dự kiến chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa giai đoạn 2021 – 2025, định hướng 2030, với tổng quy mô diện tích khoảng 17.962ha. Đây cũng được xem là lời giải cho những diện tích đất nông nghiệp bị bỏ không do điều kiện canh tác khó khăn.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Thường trực phụ trách, điều hành hoạt động của UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu cho rằng, để thực hiện được mục tiêu trên, ngoài sự quan tâm, vào cuộc của TP, việc hoàn thiện một số cơ chế, chính sách hiện hành là rất quan trọng. Theo đó, TP kiến nghị Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT tiếp tục rà soát, ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng kế hoạch và quản lý sau chuyển đổi, nhất là quy định về quy mô chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa theo từng loại hình để thống nhất tổ chức thực hiện.
TP cũng kiến nghị Bộ TN&MT có văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xây dựng bản đồ diện tích đất trồng lúa, vùng đất chuyên trồng lúa nước có năng suất, chất lượng cao. Đồng thời, Bộ NN&PTNT tổng hợp, đề xuất Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh để khuyến khích công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trước mắt, cần quan tâm nghiên cứu, sớm có cơ chế, chính sách về xây dựng hạ tầng vùng chuyển đổi sản xuất tập trung; hỗ trợ đầu tư cho các đối tượng tham gia chuyển đổi. Cùng với đó, khuyến khích các tổ chức, DN tham gia liên kết sản xuất - tiêu thụ và tăng cường xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu sản phẩm…
Theo KTĐT
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thái Nguyên: 7 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới
09:04 | 07/05/2025 Nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới
10:04 | 06/05/2025 Nông thôn mới

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 | 30/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia
10:19 | 29/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới
14:27 | 28/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới
14:32 | 24/04/2025 Nông thôn mới
Tin khác

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới
08:52 | 22/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân
09:24 | 21/04/2025 Nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:24 | 21/04/2025 Nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 | 18/04/2025 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 | 18/04/2025 Nông thôn mới

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông
13:32 | 16/04/2025 Nông thôn mới

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã
13:29 | 16/04/2025 Nông thôn mới

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa
14:36 | 15/04/2025 Nông thôn mới

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước
14:28 | 10/04/2025 Nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới
11:23 | 10/04/2025 Nông thôn mới

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:04 | 09/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao
21:16 | 08/04/2025 Nông thôn mới

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương
21:13 | 08/04/2025 Tin tức

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn
19:52 | 02/04/2025 Nông thôn mới

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên
11:34 | 02/04/2025 Nông thôn mới

Sơn La nâng cao thu nhập của người dân từ trồng mận tam hoa
11:07 Khuyến nông

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 Làng nghề, nghệ nhân

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 Kinh tế

Chính sách bảo vệ môi trường trong nông nghiệp: Hướng tới mô hình xanh, an toàn, bền vững
10:46 Khuyến nông

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 Sức khỏe - Đời sống