Chùa Giác Nguyên – Long An: Chung tay lan tỏa vì cộng đồng
Đầu năm 2020, dịch bệnh Covid-19 xuất hiện đã gây nhiều ảnh hưởng trong đời sống sinh hoạt của người dân. Trước tình cảnh đó, với tấm lòng từ bi đại đức Thích Huệ Phát - trụ trì chùa Giác Nguyên phát tâm hỗ trợ rau củ đến mọi người tại địa bàn huyện Cần Giuộc. Trong đợt dịch thứ tư vào năm 2021, chùa còn cung cấp thực phẩm thêm cho một số bếp ăn từ thiện của Đại Nghĩa, Xuân Lan,…
Tiếp đó, tình hình dịch bệnh dần căng thẳng, TP. HCM và các tỉnh lân cận thực hiện nhiều đợt giãn cách kéo dài. Điều này khiến cuộc sống mưu sinh của người dân lao động càng trở nên khó khăn bởi lo toan về gánh nặng “cơm áo gạo tiền”. Phát huy tinh thần tương thân tương ái, chùa Giác Nguyên tiến hành hỗ trợ hàng tấn rau củ quả cho người dân ở Long An, Tây Ninh,... Tại TP. HCM, Thầy Huệ Phát kết hợp cùng ông Trần Chấn Thiên (Giám đốc Công ty TNHH Mắm Bà Thạo, quận 1) thực hiện các chuyến xe thực phẩm “0 đồng” giúp đỡ bà con. Mỗi ngày, từng chiếc xe chở những phần củ quả tươi sạch đi từ huyện Cần Giuộc, vượt gần trăm cây số đến TP. HCM trao tặng người dân gặp khó khăn ở nhiều phường, xã thuộc quận 1, quận Tân Bình, quận Gò Vấp, huyện Hóc Môn,… Có thời điểm, lượng củ quả hỗ trợ trong ngày lên đến hơn 40 tấn. Ngoài ra, chùa Giác Nguyên còn cung cấp những phần thực phẩm này đến lực lượng tuyến đầu, giúp giảm bớt áp lực cho địa phương vững tâm chống dịch.
Thầy Huệ Phát kết hợp cùng Tạp chí Làng nghề Việt Nam tặng quà cho bà con F0 và khó khăn tại phường 11, quận Tân Bình.
Được biết, kinh phí cho đợt từ thiện này một phần trích từ quỹ trùng tu chùa và sự ủng hộ từ nhiều nhà hảo tâm. Thầy Huệ Phát cho biết, chỉ cần gặp người dân khó khăn, trong khả năng của mình, chùa và các nhà hảo tâm cũng đều sẵn lòng chia sẻ. Bởi với Thầy giúp đỡ người trong lúc khó khăn là gieo thêm duyên lành.
Có thể thấy, giữa muôn vàn khó khăn, bên cạnh sự hỗ trợ từ cấp chính quyền thì những phần thực phẩm của chùa Giác Nguyên là món quà vô cùng ý nghĩa, giúp người dân cải thiện chất lượng bữa ăn hàng ngày, tạo động lực vượt qua đại dịch. Hình ảnh các chuyến xe “0 đồng” chở đầy củ quả chạy bon bon trên đường dường như cũng chở bớt đi gánh nặng của nông dân miền Tây, góp phần tiêu thụ lượng nông sản đang ùn ứ vì dịch bệnh.
Thầy Huệ Phát đại diện chùa Giác Nguyên và các nhà hảo tâm trao quà cho bà con khó khăn
Giúp đỡ nhiều mảnh đời bất hạnh
Vừa là nơi tu hành hồi hướng nhân sinh, chùa Giác Nguyên còn là mái ấm yêu thương của các mảnh đời bất hạnh. Từ 2012, chùa đã gắn kết thiện duyên cùng những đứa trẻ kém may mắn, cụ thể là cưu mang hơn 20 trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau, bé nhỏ nhất chỉ 2 tuổi rưỡi, em lớn nhất nay đã học đại học. Mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau, song tại đây các em được sư thầy và phật tử địa phương quan tâm, chăm sóc bằng tất cả tấm lòng từ bi, nhân ái. Dù điều kiện sinh hoạt, học tập ở chùa còn khá khó khăn nhưng nhìn thấy các em trưởng thành từng ngày, mọi người đều cảm thấy rất vui khi công sức cũng như tình yêu của mình kết quả ngọt.
Không chỉ thế, chùa Giác Nguyên còn tích cực tham gia thiện nguyện giúp đỡ cộng đồng như: Phát quà cho người nghèo, trao học bổng học sinh nghèo vượt khó, cứu trợ lũ lụt miền Trung,... Cùng với sự đồng hành của các nhà hảo tâm, mỗi năm chùa Giác Nguyên trao tặng từ 6 - 10 căn nhà đến hộ gia đình khó khăn, giúp họ có một mái ấm vững chãi. Đến năm 2020, dù chịu ảnh hưởng bởi tình hình dịch bệnh Covid-19, song 6 nhà tình thương - tình nghĩa vẫn được xây dựng để gửi tặng các mảnh đời bất hạnh tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.
Các sư thầy chùa Giác Nguyên cùng các em nhỏ sống tại chùa
Thầy Thích Huệ Phát tâm sự, mang tấm lòng hoan hỷ, thông qua việc giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, thầy mong muốn thể hiện tình thương yêu giữa người với người trong cõi vô thường. Đồng thời, thầy hi vọng lan tỏa tinh thần từ bi của đạo Phật, đem lại niềm vui an lạc cho mọi người lúc khổ đau, hoạn nạn. Trong quá trình làm thiện nguyện, ngoài sự từ tâm của tập thể chùa Giác Nguyên còn có sự đồng lòng, sẻ chia của các phật tử, các nhà hảo tâm. Mỗi người sinh ra trên đời không phải ai cũng may mắn, vậy nên việc làm thiện nguyện như một sứ mệnh thiêng liêng gắn kết nhiều số phận con người khác nhau cùng chung tay trao tình yêu thương.
Nằm giữa vùng đồng bằng yên bình ở thị trấn Cần Giuộc, chùa Giác Nguyên vừa là địa điểm tôn giáo uy nghiêm vừa là nơi lan tỏa điều tích cực, ý nghĩa cho xã hội. Có thể nói, việc làm của chùa Giác Nguyên và các phật tử chứa đựng giá trị nhân văn sâu sắc, hướng đến mục tiêu “tốt đạo, đẹp đời” và thể hiện tinh thần cộng đồng tôn giáo văn minh, tiến bộ.
Bài, ảnh: Trà Giang
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đưa hơn 3.000 sản phẩm OCOP vào hệ thống phân phối hiện đại
12:21 OCOP

Bảo tồn và phát triển làng nghề Hà Nam trong xu thế mới
12:19 Làng nghề, nghệ nhân

Về thăm làng nghề bánh phồng Sơn Đốc hơn trăm năm tuổi
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

Tăng hiệu quả, giảm phát thải từ mô hình sản xuất lúa SRI
12:07 Khuyến nông

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 Văn hóa - Xã hội