Chàng kỹ sư bỏ nghề về quê nuôi dược liệu quý
Sau khi tốt nghiệp ngành điện tử điện lạnh của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM năm 2009. Anh làm kỹ thuật viên cho một công ty điện tử lớn tại Bắc Ninh với mức lương tương đối ổn định. Những tưởng đây sẽ là công việc mà chàng trai này theo đuổi. Thế nhưng, trong một lần đi uống nước cùng bạn bè, thấy cửa hàng trưng bày loại nước uống đông trùng hạ thảo của Hàn Quốc với giá thành bán ra khá đắt đỏ. Vốn là người thích tò mò, anh Lê Trương Trường tìm hiểu trên mạng thì mới hay đây là loại dược liệu quý hiếm. Từ đó, anh nảy sinh ý định sẽ theo đuổi và học bằng được cách tạo ra thứ dược liệu quý hiếm này.
Chàng trai trẻ Lê Trương Trường.
Nghĩ là làm, năm 2018, anh quyết định từ bỏ công việc kỹ thuật viên rồi khăn gói lên tỉnh Lai Châu để học nghề nuôi đông trùng hạ thảo. Lúc mới học nghề, không hiểu sao khi thấy đông trùng hạ thảo anh lại đam mê đến thế. Khi tìm hiểu biết đến tại Lai Châu có một cơ sở rất lớn nuôi đông trùng hạ thảo, quyết học nghề cho bằng được. Sau 3 tháng học nghề, đến cuối năm 2018, anh kết thúc khóa đào tạo thành công rồi về quê khởi nghiệp.
Khởi nghiệp bằng 2 bàn tay trắng, chút vốn liếng tích cóp thì bỏ ra đi học nghề rồi, đến khi về quê chẳng còn đồng nào. Để có tiền mở xưởng, mua máy móc anh phải vay bố mẹ rồi bạn bè, ngân hàng. Tuy nhiên, do chưa có kinh nghiệm nên trong năm đầu tiên anh thất bại, số mô nuôi cấy không đạt năng suất khiến thua lỗ.
Do khí hậu và chưa có kinh nghiệm xử lý môi trường sống cho đông trùng hạ thảo nên lứa nuôi nào cũng thất bại. Sau một năm ròng như thế, có những lúc anh như muốn bỏ cuộc, nhưng vì đam mê và bỏ rất nhiều chi phí rồi nên không dễ từ bỏ như thế được. Anh quyết tâm phải tìm ra giải pháp để khắc phục.
Bằng ý chí và sự kiên trì học hỏi, đầu năm 2019, mô hình nuôi đông trùng hạ thảo của anh Lê Trương Trường đã bắt đầu thành công và bắt đầu có lãi. Anh Lê Trương Trường, nuôi đông trùng hạ thảo tuy đem lại lợi nhuận cao nhưng đòi hỏi kỹ thuật nuôi vô cùng phức tạp và độ chính xác tuyệt đối.
Việc đầu tiên đó là làm giá thể, nguyên liệu sử dụng để làm giá thể gồm giá đỗ, gạo lức, sữa, nước cốt dừa… tất cả phải được bảo đảm chất lượng tốt. Các giá thể sau khi làm xong sẽ được cho vào các lọ nhỏ, sau đó đưa vào hấp vô trùng.
Giá thể sau khi để nguội sẽ đem đi cấy mô giống và đưa vào ủ trong phòng tối từ 5 đến 7 ngày. Tiếp đến là đem đi nuôi trồng trong phòng kín với nhiệt độ 17 – 18 độ C và độ ẩm 70 – 80%.
Một lứa nuôi đông trùng hạ thảo có thời gian khoảng 3 tháng. Hiện tại, mỗi lứa anh đang duy trì số lượng khoảng 4.000 lọ, với tỷ lệ thành công đạt 70-90%. Đông trùng hạ thảo sau khi thu hoạch, sẽ được đem đi sấy khô. Cứ 7 kg tươi sẽ cho ra 1 kg khô. Thông thường mỗi năm tại cơ sở của gia đình anh xuất ra thị trường khoảng 15 đến 17 kg đông trùng hạ thảo khô. Với giá bán 40 triệu đồng/kg.
Ngoài việc thành công với mô hình nuôi đông trùng hạ thảo, cơ sở của anh cũng tạo công ăn việc làm cho một số lao động tại địa phương. Hiện cơ sở của anh đang tạo việc làm cho 1 lao động thường xuyên và 3- 4 lao động thời vụ với mức lương từ 5- 6 triệu đồng/tháng.
Mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo này khá mới mẻ ở địa phương, sau hai năm xây dựng thì đến nay mô hình nuôi đông trùng hạ thảo của anh Lê Trương Trường đã đạt hiệu quả kinh tế cao.
Bài, ảnh: Gia Hân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp

Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp

Thủ tướng Chính Phủ Phạm Minh Chính tham dự khánh thành công trình đập dâng Phú Phong
09:23 Tin tức

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia
09:22 Nông thôn mới

Trường mầm non Nga Yên Xây dựng trường học hạnh phúc - Lấy trẻ làm trung tâm
09:21 Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Bình Định triển khai các công việc với tinh thần “3 có và 2 không”
14:33 Tin tức

TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN 2 NGA SƠN TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM
14:32 Tin tức









