Cha mẹ tuyệt đối không làm 5 điều với con
Khen ngợi đúng lúc đúng chỗ có thể giúp trẻ nâng cao sự tự tin và hình thành những tính cách tốt. Tuy nhiên, khen ngợi trẻ cũng có nhiều nguyên tắc nhất định. Nếu lạm dụng khen ngợi không những không khuyến khích mà còn khiến trẻ trở nên kiêu căng, ngạo mạn.
Khen ngợi quá nhiều sẽ gây ra nhiều ràng buộc và gánh nặng cho trẻ. Khi không đáp ứng được kỳ vọng của cha mẹ, trẻ dễ thất vọng và mặc cảm. Chẳng hạn như cha mẹ luôn khen ngợi con mình "quá thông minh" thì khi điểm số không đạt yêu cầu, trẻ có thể tự dằn vặt và trách móc bản thân. Lúc này, lòng tự trọng và sự tự tin của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề.
Do vậy, cha mẹ nên khen ngợi con về điều cụ thể, chẳng hạn như: "Hôm nay, con đã làm bài về nhà rất tốt", "Con rất đáng khen khi đã đọc xong cuốn sách này trong 1 tuần"…
2. Thường xuyên ra lệnh
Hầu hết các bậc phụ huynh đều cho rằng mình làm cha mẹ, mình có quyền bắt ép con thực hiện mệnh lệnh. Những mệnh lệnh cũng chỉ là điều khiến con trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, cha mẹ không biết rằng, điều này khiến trẻ mất dần khả năng tiếp thu, không có chính kiến bản thân. Dần dần, trẻ trở nên mất tự tin, mặc cảm, thiếu quyết đoán và mất hứng thú trong việc học tập. Thậm chí, trẻ còn trở nên ngỗ ngược, cãi lời cha mẹ.
"Làm bài tập đi!", "Tắt ti vi đi", "Ngừng ngay chơi game lại",… đó là một số câu lời ra lệnh mà cha mẹ hay nói với con. Ra lệnh thường xuyên có thể khiến trẻ bị "điếc tai", nghĩa là tảng lờ đi lời nhắc nhở. Khi trẻ thờ ơ trước những mệnh lệnh thì cha mẹ cần xem xét lại bởi lúc này, cha mẹ không còn đáng tin cậy trong mắt trẻ nữa.
Đừng ra lệnh cho con bởi điều đó sẽ khiến trẻ trở nên mặc cảm, mất tự tin. (Ảnh minh họa)
3. Đặt ra quá nhiều câu hỏi
Đa số các bậc cha mẹ vì muốn biết nhiều hơn về con nên thường đặt ra vô số các câu hỏi dồn dập như: "Hôm nay cô giáo có gọi con lên bảng không?", "Bài kiểm tra Toán của con thế nào?", "Con chơi với ai ở lớp"… Quá nhiều câu hỏi sẽ khiến trẻ cảm thấy áp lực, mệt mỏi, thậm chí sinh ra sự cáu gắt, bực bội.
Cách hữu hiệu nhất để bước vào thế giới trẻ thơ là tham gia các trò chơi cùng con hoặc trò chuyện với con mỗi tối. Cách này giúp cha mẹ thấu hiểu con cái hơn, trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của bản thân.
4. Luôn luôn từ chối
Đặc điểm của những bậc cha mẹ khiến con cái rời xa là thường phủ nhận, không tán thành và từ chối mọi yêu cầu của con. Chẳng hạn như họ nói rằng: "Con không làm được việc này đâu", "Cha/mẹ nghĩ con không giỏi môn học này", "Sao con lại không ăn uống nghiêm túc vậy?"… Những lời nói này vô tình khiến trẻ mất tự tin, thiếu quyết đoán, thiếu chủ động trong suy nghĩ vì luôn sợ mình làm không tốt.
5. Đặt tiền bạc hay mức lương lên trên hạnh phúc
Chúng ta không thể phủ nhận bằng cấp, chuyên môn giúp ích cho công việc. Nhưng việc học lên cũng có thể là sự lãng phí thời gian nếu trẻ không nhận thấy lợi ích của bằng cấp hay lý do duy nhất đến trường là nhận được bằng cấp, chứng nhận hoặc tạo dựng quan hệ để có công việc lương cao.
Một số người đam mê, chăm chỉ phấn đấu và biến đam mê thành sự nghiệp nuôi sống bản thân ngay cả khi không có bằng cấp trong lĩnh vực đó. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội dù nó có thể chưa mang lại lợi ích tiền bạc trong một vài năm, thậm chí cả khi hàng tháng, họ phải trả khoản nợ lớn.
Cha mẹ nên để con theo đuổi đam mê, sở thích cá nhân. Đừng vì tiền bạc hay mức lương mà bắt con chọn những thứ con không muốn.
Bài, ảnh: Ứng Hà Chi
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế