Cà Mau: Người tạo sinh kế cho phụ nữ nông thôn
Chị Dương Thị Bé Tư - người biến ý tưởng thành hiện thực, tạo sinh kế mới cho phụ nữ nông thôn Cà Mau.
Chị Bé Tư cho biết, trước đây chị và nhiều phụ nữ địa phương làm gia công mặt hàng đan đát cây lục bình cho một đầu mối ở Kiên Giang, nhưng nguồn nguyên liệu không có sẵn tại địa phương, phải đi mua ở các tỉnh khác nên giá thành cao, không có lãi nhiều. Rồi chị suy nghĩ, quê mình có cây năn tượng bao la, mọc hoang rất nhiều trong vuông tôm, nếu thay thế được cây lục bình thì sẽ lãi to. Và thế là chị bắt tay thử nghiệm làm một số mặt hàng đan đát mỹ nghệ từ năn tượng, như: nón, cặp, bình hoa, rổ đựng trái cây... Nhận thấy sản phẩm rất bền chắc và mang tính thẩm mỹ cao hơn cả sản phẩm từ lục bình, chị chào hàng thử vài nơi và rất được ưa chuộng, sản phẩm làm ra tới đâu bán hết đến đó.
Cây năn tượng (tên khoa học là Scirpus Littoralis Schrad) được người dân trồng rất nhiều trong vuông tôm, đây là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất mặt hàng đan đát thủ công mỹ nghệ.
Cây năn tượng rất quen thuộc đối với người Cà Mau. Bà con thường trồng nó nhiều trong vuông nuôi tôm để làm cho mát đầm và có chỗ cho tôm trú ngụ.
Cảnh thu hoạch năn tượng trong vuông nuôi tôm. Bước đầu người dân cho các thành viên Tổ đan đát Tân Hương Bình của chị Bé Tư thu hoạch miễn phí, nên đã giảm được chi phí đầu vào.
Còn theo khoa học, cây năn tượng thuộc họ lác, có tên là Scirpus Littoralis Schrad, là loại cây hoang mọc tự nhiên trong các đầm lầy ven biển, có thân tròn bằng đầu đũa ăn, chiều cao khoảng 1,6 m. Cây có chức năng lọc mặn, cải tạo ao tôm, điều hòa nhiệt độ trong nước, gây tảo, tạo thức ăn tự nhiên cho tôm nếu được trồng với mật độ thích hợp. Nhưng khi mật độ dày quá, nó sẽ chiếm nhiều diện tích mặt nước, gây hại cho con tôm, nên người dân phải chặt bỏ bớt. Đây chính là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ của chị Bé Tư mà từ trước đến nay ở địa phương chưa ai nghĩ tới.
Cây năn tượng sau khi thu hoạch được phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để ổn định màu sắc và tăng độ dẻo - dai, tạo nên sự hoàn hảo cho mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Ngày 10/3/2021, chị Bé Tư thành lập Tổ đan đát thủ công mỹ nghệ Tân Hương Bình, quy tụ 25 chị em phụ nữ địa phương làm thành viên và đích thân hướng dẫn từ cách thu hoạch năn tượng, phơi khô cho đến cách đan sản phẩm. Sau khi lành nghề, các thành viên trong tổ tiếp tục truyền nghề cho phụ nữ ở các địa phương lân cận.
Chị Bé Tư (người đứng) hướng dẫn kỹ thuật đan sản phẩm cho chị em phụ nữ trong tổ. Sau khi lành nghề, các thành viên trong tổ tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật cho chị em phụ nữ ở các địa phương lân cận.
Hiện nay, Tổ đan đát Tân Hương Bình của chị Bé Tư tạo được khoảng 10 mặt hàng, trong đó mặt hàng rổ đựng trái cây đã được xuất sang Mỹ thông qua một công ty đầu mối ở Sóc Trăng. Và dự kiến trong năm 2023 chị sẽ nâng lên thành Hợp tác xã để được hưởng ưu đãi và dễ trong khâu tiêu thụ sản phẩm hơn.
Tổ đan đát thủ công mỹ nghệ Tân Hương Bình đã tạo được gần 10 mặt hàng, trong đó rổ đựng trái cây là hot nhất và là sản phẩm chủ lực để xuất sang Mỹ.
Mỗi thành viên lành nghề có thể làm được từ 30-50 sản phẩm/tuần, thu nhập từ 3-5 triệu đồng.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ chủ lực của Tổ đan đát Tân Hương Bình từ cây năn tượng được thị trường ưa chuộng.
Từ một người làm công, nhưng với sự sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chị Dương Thị Bé Tư đã vươn lên làm chủ và tạo sinh kế mới cho phụ nữ nông thôn, chị xứng đáng là phụ nữ “2 giỏi”, tấm gương tiêu biểu trong phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, một thủ lĩnh của phụ nữ địa phương trong công tác giảm nghèo, một đảng viên gần dân, gắn bó với dân./.
Bài, ảnh: Nguyễn Bình Lam Khuê
Tin liên quan
Tin mới hơn

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái
11:07 | 15/09/2023 Khởi nghiệp

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen
11:21 | 13/09/2023 Khởi nghiệp

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống
10:33 | 12/09/2023 Khởi nghiệp

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú
09:15 | 25/08/2023 Khởi nghiệp

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa
12:13 | 22/08/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp
08:52 | 18/08/2023 Khởi nghiệp
Tin khác

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối
08:52 | 16/08/2023 Khởi nghiệp

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm
09:43 | 14/08/2023 Khởi nghiệp

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop
15:58 | 04/08/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương
14:35 | 24/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương
10:18 | 05/07/2023 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp trên vùng đất khó
09:10 | 29/06/2023 Khởi nghiệp

Thái Nguyên: Khởi nghiệp từ du lịch cộng đồng
14:01 | 21/06/2023 Khởi nghiệp

Phát triển kinh tế nhờ kết hợp du lịch gắn với nông nghiệp
11:00 | 13/06/2023 Khởi nghiệp

Sắp thành lập Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo quốc gia
09:34 | 08/06/2023 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà
13:40 | 31/05/2023 Khởi nghiệp

Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 | 30/05/2023 Khởi nghiệp

Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc): Nhà máy sữa Vĩnh Tường góp phần phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng nông thôn mới.
11:35 | 16/03/2023 Khởi nghiệp

Nghệ An: Chàng trai khởi nghiệp trồng dâu tây Đà Lạt
15:33 | 28/02/2023 Khởi nghiệp

Làm chủ công nghệ sản xuất gà giống
10:37 | 22/02/2023 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Đồng hành cùng thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
15:42 | 13/02/2023 Khởi nghiệp



Chú trọng HTX làm OCOP để tạo sức bật xây dựng nông thôn mới
20:30 OCOP

Phục dựng các mẫu đèn Trung thu cổ đã bị thất truyền
20:29 Tin tức

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 Môi trường

Quy định xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống
20:29 Làng nghề, nghệ nhân

Đắk Lắk: Kết nối giao thương, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản
20:28 Khuyến công










