Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 25°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 19°C Thừa Thiên Huế

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Phát triển làng nghề truyền thống

Tiện gỗ mỹ nghệ là nghề truyền thống ở thôn Bắc Nhạn Tháp, xã Nhơn Hậu, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Làng nghệ tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt các tiêu chí làng nghề truyền thống. Các sản phẩm hiện nay của làng nghề không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh, các tỉnh lân cận mà còn được xuất khẩu sang một số nước và vùng lãnh thổ như: Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản.

Cổng chào Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
Cổng chào Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu hiện có 532 hộ, trong đó có 75 hộ đang hoạt động với hơn 550 lao động thường xuyên, thu nhập bình quân mỗi tháng 5 triệu đồng/người, riêng người có tay nghề giỏi đạt mức thu nhập 7 triệu đồng/tháng. Đến với Làng tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những sản phẩm mỹ nghệ tinh xảo làm từ những bàn tay tài hoa của các nghệ nhân lành nghề, được trực tiếp tham quan các cơ sở sản xuất của làng nghề.

Nói về Đề án phát triển du lịch tại Làng nghề, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thị xã An Nhơn Bùi Văn Cư chia sẻ: Thị xã An Nhơn là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống. Hiện nay hoạt động du lịch tại các làng nghề ở An Nhơn nói chung và Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nói riêng còn tự phát, chưa được tổ chức chặt chẽ và thiếu chuyên nghiệp. Để khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch của làng nghề, cần phải xây dựng Đề án phát triển du lịch tại các làng nghề của thị xã. Trên cơ sở về điều kiện, khả năng thực tế và yêu cầu thực hiện, Đề án này chọn Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu để xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm giai đoạn từ nay đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề
Nhà trưng bày sản phẩm làng nghề

Tiềm năng du lịch làng nghề

Theo Trung tâm Xúc tiến du lịch Bình Định tại làng nghề cho thấy, hàng năm có khoảng từ 900 đến 1.000 khách đến tham quan. Khách du lịch chủ yếu theo chương trình kết hợp tham quan làng nghề và các điểm du lịch khác, ít khách đi theo chương trình du lịch chuyên về làng nghề. Hiện Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu chỉ phục vụ khách trải nghiệm hoặc xem quá trình làm sản phẩm, bán một số hàng lưu niệm. Dịch vụ lưu trú tại hộ gia đình, ăn uống hoặc tham quan các điểm khác trong làng chưa có.

Nghệ nhân của Làng nghề phục vụ khách du lịch tại nhà trưng bày
Nghệ nhân của Làng nghề phục vụ khách du lịch tại nhà trưng bày

Thời gian qua, UBND thị xã An Nhơn phối hợp Sở Du lịch Bình Định và các ngành, địa phương quảng bá các làng nghề nói chung và Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nói riêng thông qua các phương tiện thông tin truyền thông nhưng còn ít. Các cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ tham gia triển lãm để giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ thương mại hoặc các sự kiện do tỉnh và thị xã tổ chức.

Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn Mai Xuân Tiến, cho biết: Định hướng của thị xã An Nhơn là xây dựng Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu thành điểm tham quan làng nghề truyền thống tiêu biểu của thị xã để phục vụ khách du lịch tham quan trải nghiệm. Xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật chế tác, đồ gỗ mỹ nghệ đơn giản cho du khách trải nghiệm và hướng dẫn cho du khách thực hành.

Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu hiện có 532 hộ tham gia
Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu hiện có 532 hộ tham gia

Cụ thể là đến năm 2025 có 2 hộ gia đình đủ điều kiện phục vụ khách du lịch trải nghiệm và thực hành nghề. Làng nghề Tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu thu hút trên 2.000 lượt khách du lịch/năm, tạo thêm việc làm cho 50 lao động tại làng nghề. Đến năm 2030 có thêm 3 hộ gia đình đủ điều kiện phục vụ khách du lịch trải nghiệm, thực hành nghề, nâng tổng số hộ tham gia du lịch cộng đồng lên 5 hộ. Làng nghề Tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu thu hút trên 4.000 lượt khách du lịch/năm, tạo thêm việc làm cho 100 lao động tại làng nghề.

Tập trung các đối tượng khách yêu thích du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa truyền thống vùng miền; khách yêu thích trải nghiệm qua thực hành chế tác sản phẩm, gắn liền với các hoạt động sản xuất của làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống. Phối hợp khai thác thị trường khách du lịch nội địa, tập trung thị trường khách trong tỉnh, thành phố Hà Nội và các tỉnh đồng bằng phía Bắc, các tỉnh, thành khu vực miền Trung, Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh, từng bước tiếp cận thị trường khách du lịch quốc tế.

Sản phẩm của làng nghề đa dạng, tinh xảo về nghệ thuật chế tác
Sản phẩm của làng nghề đa dạng, tinh xảo về nghệ thuật chế tác

Phó Chủ tịch UBND thị xã An Nhơn Mai Xuân Tiến chia sẻ: Để thực hiện có hiệu quả Đề án phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, UBND thị xã An Nhơn đề nghị Sở Du lịch Bình Định phối hợp, hỗ trợ xây dựng tour, tuyến du lịch đến làng nghề gắn kết hoạt động du lịch và khai thác thị trường khách du lịch; hỗ trợ công tác tổ chức đào tạo, phát triển nhân lực phục vụ phát triển du lịch làng nghề; hỗ trợ công tác quảng bá, xúc tiến du lịch và đẩy mạnh hoạt động liên kết, xây dựng thương hiệu, xây dựng và phát triển các dịch vụ du lịch phục vụ du khách. Hỗ trợ việc quảng bá, giới thiệu về điểm du lịch làng nghề, Hiệp hội du lịch Bình Định giới thiệu cho khách được biết về điểm du lịch làng nghề, các công ty lữ hành tổ chức các tuyến du lịch tham quan làng nghề.

Đồng thời, mong muốn UBND tỉnh Bình Định ưu tiên hỗ trợ nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển hạ tầng làng nghề và liên kết các khu điểm du lịch quan trọng khác theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư các dự án phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.

Mỹ Bình

Tin liên quan

Bình Định thành lập thành phố An Nhơn

Bình Định thành lập thành phố An Nhơn

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri đối với Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch

Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch

LNV - Làng nghề chiếu cói Phú Tân, xã An Cư, huyện Tuy An tồn tại trên một trăm năm. Để hòa nhập với xu thế phát triển, HTX sản xuất - dịch vụ - du lịch chiếu cối An Cư ra đời để kết nối làng nghề với du lịch, đem lại hướng phát triển du lịch làng nghề mới cho địa phương.
Bình Định: Ngành Công thương xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

Bình Định: Ngành Công thương xúc tiến thương mại các sản phẩm OCOP

LNV - 9 tháng đầu năm 2024, ngành Công thương Bình Định tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dự trữ hàng hóa, kiểm soát thị trường góp phần bình ổn thị trường, kích cầu tiêu dùng.

Tin mới hơn

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.

Tin khác

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa có Quyết định phê duyệt Đề án thí điểm xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Phú Yên giai đoạn 2024 -2025.
Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường

LNV - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường không chỉ là một hoạt động sản xuất thủ công mà còn mang đậm giá trị văn hóa, phản ánh đời sống, phong tục tập quán và bản sắc riêng biệt của cộng đồng người Mường. Tại xã Kim Thượng và xã Xuân Đài, huyện Tân Sơn, nghề dệt thổ cẩm đã trở thành một di sản quý giá, được truyền từ đời này sang đời khác, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa truyền thống của dân tộc.
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông

Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông

LNV - Ngày 20/11 tỉnh Quảnh Ninh đã công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa”. Đây là sự phối hợp của Sở Du lịch Quảng Ninh, Hiệp hội Du lịch và 340 doanh nghiệp nhằm gia tăng sức cạnh tranh, tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai

Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai

LNV - Di tích lịch sử Lũy cổ Phương Mai được UBND tỉnh Bình Định công nhận là di tích cấp tỉnh ngày 20/7/2010. Lũy cổ này được xây dựng cách đây hơn 200 năm và đang là điểm tham quan du lịch cùng với di tích lịch sử Tượng đài Trần Hưng Đạo tại khu vực 9 (gọi là Hải Minh), phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn.
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn

Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn

LNV - Vĩnh Sơn là xã vùng cao, đặc biệt khó khăn của huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định, mặc dù trong điều kiện khó khăn nhưng anh thanh niên dân tộc Mường Bùi Ngọc Thanh khởi nghiệp thành công bằng mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm độc đáo.
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch

LNV - Ca Organic Farm của anh Võ Vinh Ca ở thôn Kinh Tế, xã Canh Vinh, huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định xây dựng và thực hiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn với quy trình khép kín. Đặc biệt mô hình du lịch canh nông này đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách du lịch và học sinh, sinh viên đến tham quan, trải nghiệm.
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch

Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vân tải xin chủ trương xây dựng Đề án thí điểm Taxi bay hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Định, để phát triển du lịch, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc

LNV - Những người có uy tín không chỉ là “kho tàng sống” của văn hóa dân tộc mà còn là cầu nối quan trọng giúp cộng đồng bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập và phát triển.
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung

Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung

LNV - Thị xã An Nhơn đang xây dựng và hình thành điểm đến tại các Làng nghề mai cảnh Nhơn An, nhằm thu hút du khách và tôn vinh những giá trị văn hóa cây mai cảnh, phát huy giá trị thương hiệu Mai vàng An Nhơn.
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè

LNV – Mô hình du lịch nông nghiệp của HTX Chè Suối Reo tận dụng lợi thế của đồi chè rộng lớn của huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) để thu hút đông đảo du khách gần xa đến tham quan và nghỉ dưỡng. Đây là cơ hội để quảng bá nét đẹp thiên nhiên và sản phẩm nông sản chất lượng của địa phương.
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm

Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm

LNV - Làng Tân An thuộc xã Quảng Thanh, huyện Quảng Trạch, (Quảng Bình) nằm nép mình bên dòng sông Gianh thơ mộng, phong cảnh rất thanh bình, đây chính là tiềm năng và thế mạnh rất lớn để phát triển du lịch làng nghề Quảng Bình.
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít

Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít

LNV - Sáng 28/9, đoàn khảo sát du lịch đường sông tỉnh Vĩnh Long đã có hành trình tham quan làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít.
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế

Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế

LNV - Đây là khẳng định của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang khi nói về việc di dời toàn bộ tàu cá neo đậu tại cảng cá Quy Nhơn về khu vực đầm Đề Gi tại cuộc họp báo tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2024, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội quý IV năm 2024 vào chiều 8/10/2024.
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề

Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề

LNV - Sở Du lịch Bình Định vừa có báo cáo về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Đề án “Thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025”. Việc triển khai Đề án tại 4 làng nghề truyền thống tiêu biểu của tỉnh Bình Định đã tạo ra những kết quả nổi bật đáng ghi nhận.
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống

LNV - Phát triển làng nghề gắn với du lịch là hướng đi nhiều triển vọng, mang lại lợi ích kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân; đồng thời, gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống. Vì vậy, các địa phương trong tỉnh đã hình thành nhiều tour du lịch trải nghiệm tại các làng nghề.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

LNV – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

LNV- Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn

LNV - Sau gần 5 năm triển khai thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay toàn tỉnh Phú Yên có gần 350 sản phẩm OCOP. Chương trình đã thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị.
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu

LNV - Các sản phẩm của Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu nổi tiếng không chỉ bởi sự đa dạng, chất lượng, sự tinh xảo về nghệ thuật chế tác mà còn thể hiện tính đặc trưng của văn hóa làng nghề tiểu thủ công truyền thống của thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động