Biến thân cấy chuối thành sản phẩm thân thiện với môi trường
Theo thống kê đến năm 2021, toàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 7.000 ha trồng chuối với mục đích chủ yếu để lấy quả và lá, một phần thân chuối được dùng trong việc chăn nuôi. Tuy nhiên, vẫn còn phần lớn thân cây bỏ đi đã tạo ra hàng nghìn tấn chất thải để phân hủy tự nhiên, gây lãng phí.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm sinh viên trường Đại học Hồng Đức (Thanh Hóa) với “đầu tàu” là chàng thanh niên Lê Đình Hiếu (sinh năm 2002) đã nảy ra ý tưởng khá độc đáo với tên gọi: “Cây chuối - từ phế phẩm nông nghiệp đến sản phẩm thân thiện với môi trường”. Dự án này đã đạt giải Ba, Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên, thanh niên do Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức và được Ban giám khảo đánh giá là có tính khả thi cao.
Nhóm sinh viên Thanh Hóa với ý tưởng “Cây chuối - từ phế phẩm nông nghiệp đến sản phẩm thân thiện với môi trường”
Trưởng nhóm Lê Đình Hiếu cho biết: “Cây chuối là loại cây quen thuộc với mỗi người dân Việt Nam, phù hợp sinh trưởng trong điều kiện khí hậu nhiệt đới. Mặt khác, người trồng chuối đang gặp khó khăn khi phải xử lý thân chuối sau thu hoạch, cụ thể cứ thu hoạch 1 tấn quả sẽ tạo ra 10 tấn chất thải từ thân cây chuối. Thân chuối một phần nhỏ sử dụng để làm thức ăn cho gia súc, còn phần lớn trở thành phế phẩm nông nghiệp, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường”.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, Hiếu và nhóm bạn đã nhận ra sợi chuối, sau khi tách từ thân cây, có những đặc tính nổi trội, nhiều ưu điểm, có thể khai thác. Loại sợi này có thể được sử dụng làm nguồn nguyên liệu xanh tạo ra các sản phẩm để thay thế các đồ dùng làm từ nhựa như ống hút, khẩu trang, đồ bảo hộ y tế dùng một lần, làn, giỏ, túi xách, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đồng thời, ngành công nghiệp giấy sẽ có thêm một nguyên liệu dồi dào là sợi chuối mà không phải khai thác gỗ rừng. Đặc biệt, cùng với bông và tơ tằm, sợi chuối là những nguồn sợi tự nhiên tuyệt vời và đang dần trở nên phổ biến hơn, thân thiện với môi trường trong ngành công nghiệp dệt may.
“Quả, lá của cây chuối vẫn thu hoạch như truyền thống, còn thân qua quá trình 6 bước sẽ thu được sợi tơ dùng để đan lát đồ thủ công mỹ nghệ. Cụ thể, sau khi thu gom thân chuối về sẽ tiến hành dùng máy chẻ dọc thân chuối thành từng khúc. Tiếp đến thực hiện bóc từng bẹ, loại bỏ phẩn lõi, bẹ già ở ngoài cùng, mang bẹ qua máy ép tuốt sợi. Sợi được ép sau đó rửa sạch và đem lên giàn phơi. Cuối cùng sợi khô đóng bì vào kho chờ xuất xưởng”. Hiếu chia sẻ.
Không còn phế phẩm nông nghiệp
Điều đặc biệt thể hiện tính ưu việt trong ý tưởng “Cây chuối - từ phế phẩm nông nghiệp tới sản phẩm thân thiện với môi trường” chính là sự tối ưu hoá các thành phần, sản phẩm từ cây chuối.
Trong quá trình ép sợi và sơ chế tơ sợi chuối sẽ thu được dịch chuối bằng phương pháp lên men sinh học sẽ thu được loại phân bón hữu cơ. Loại phân bón này chứa rất nhiều dinh dưỡng, enzyme và khoáng chất dùng để tưới cho hoa và cây trồng (như hoa lan, hoa hồng...), giúp giảm áp lực lên việc sử dụng phân bón hóa học khác. Đây là loại phân bón có thể được cây trồng hấp thụ dễ dàng qua lá và đặc biệt hữu ích đối với những loại cây trồng không có khả năng hấp thụ một số chất dinh dưỡng qua rễ. Ứng dụng bón lá cho phép điều chỉnh tình trạng thiếu chất dinh dưỡng giữa mùa và cung cấp chất dinh dưỡng bổ sung cho đất.
Đối với bã chuối vụn phát sinh trong chế biến sẽ được phơi khô đóng gói bán làm các giá thể cho quá trình trồng nấm, lan, rau mầm... sinh trưởng do có khả năng giữ ẩm rất tốt so với mùn cưa, lưu trữ chất dinh dưỡng và mật độ phân giải cao. Độ giữ nước trung bình giúp cho cây không bị úng. Bẹ ngoài của thân chuối và củ chuối phơi khô cung cấp cho xưởng sản xuất giấy. Theo các nhà nghiên cứu, giấy làm từ bẹ cây chuối có khả năng chống thấm nước và bền gấp 3.000 lần so với giấy làm từ bột gỗ. Củ chuối sẽ được ép lấy nước sau đó trộn bã củ chuối lẫn với bã thân chuối làm giá thể. Như vậy, có thể thấy gần như toàn bộ cây chuối sẽ được thu hoạch và chế biến thành các sản phẩm đem lại giá trị về mặt kinh tế và hạn chế tối đa chất thải ra môi trường.
Theo sinh viên Lê Đình Hiếu: Ý tưởng này được Hiếu các bạn rất tâm huyết, với hy vọng sẽ được các nhà đầu tư có cùng chí hướng góp sức tham gia. Dự án sau khi được nhân rộng sẽ tạo việc làm cho bộ phận nông nhàn ở địa phương, giúp các hộ dân tăng thêm nguồn thu nhập cải thiện cuộc sống. Giúp xã hội có cái nhìn mới và định hướng xã hội sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường. Đồng thời, nguồn nguyên liệu tự nhiên tạo ra các sản phẩm thân thiện dễ phân hủy giảm thiểu đáng kể lượng rác thải nhựa, bảo vệ môi trường.
Bài, ảnh: Thu Thủy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"
10:02 Tin tức

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 Môi trường

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 Kinh tế

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 Văn hóa - Xã hội

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 Văn hóa - Xã hội