Bí quyết nuôi những con cá khổng lồ của nông dân 9X cất bằng đại học, bỏ lương cao
Trò chuyện với phóng viên, Nghĩa cho biết, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Thủy sản (Trường đại học Nông nghiệp, nay là Học viện Nông nghiệp), Nghĩa xin vào làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu lớn ở thủ đô Hà Nội.
Bỏ việc nhẹ lương cao chốn thành thị, chàng trai trẻ Đoàn Trọng Nghĩa về quê, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương (Thái Bình) nuôi cá.
Sau một thời gian dài miệt mài phấn đấu, chăm chỉ, sáng tạo trong làm việc, Nghĩa được phía công ty trả cho một mức lương hậu hĩnh, hơn 20 triệu đồng/tháng.
Học hành bài bản, công việc lương cao và ổn định là niềm vui không chỉ của riêng của Nghĩa mà còn là niềm tự hào của gia đình, làng xóm. Mọi người ai cũng mừng cho anh, ra trường xin được công việc ổn định lương cao, ai cũng tin chắc anh còn thăng tiến hơn nữa trong công ty.
Nhưng chuyện mà chẳng ai ngờ tới, sau hơn 2 năm gắn bó với việc nhẹ lương cao, Nghĩa không nói không rằng, đùng đùng xin nghỉ việc. Nhiều người cứ tưởng Nghĩa kiếm được cái mối nào đó ngon hơn nên mới nhảy việc. Có người kêu anh bị khùng, dở người nên trở chứng.
Nhưng khi biết Nghĩa bỏ về nuôi cá, người thân phản đối, anh em ngỡ ngàng, ai cũng tiếc cho anh lương tháng hơn 20 triệu đồng lại bỏ về làm nông dân. Nhiều người lắc đầu tiếc hùi hụi thay cho Nghĩa, bao nhiêu công sức học hành, thi cử để có một công việc ổn định lương cao giờ lại bỏ, về làm nông dân khác nào tự làm khổ cho mình.
Nhờ nuôi các loài cá mà khi thu hoạch con nào cũng có kích cỡ khủng, dáng khổng lồ nên gia đình Nghĩa, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương (Thái Bình) bỏ túi hơn nửa tỷ mỗi năm nhờ bán cá.
"Mọi người ai lúc đầu ai cũng khuyên ngăn, sau nói không được bảo tôi dở hơi, việc nhẹ lương cao không thích lại thích về cắt cỏ nuôi cá, quanh năm chân lấm tay bùn, dầm ao nghịch nước mà công việc lại vất vả", Nghĩa cười nói.
Dù bị nhiều người phản đối, bàn tán xì xầm, cho là bị "chập mạch, ẩm ương", những Nghĩa vẫn kiên quyết theo đuổi đam mê, đi theo con đường mình đã chọn. Với số tiền mà mình tích góp được, đầu năm 2017, Nghĩa thuê hơn 2 ha đồng chiêm trũng kém hiệu quả của xã Bình Minh để xây dựng mô hình nuôi cá công nghiệp, theo quy trình khép kín, năng suất cao. .
Không chọn nuôi các loại cá đặc sản như bao nhiêu người khác, Nghĩa lại quyết định thả nuôi các loại cá truyền thống như: cá trắm, chép, rô phi.... Theo Nghĩa đây là những loại cá không bao giờ sợ bị ế, đầu ra lại ổn định, giá cả hầu như cả năm không xê dịch.
"Những loại cá mà tôi nuôi là mặt hàng phổ thông, gần như xuất hiện ở nhiều bữa cơm gia đình, nhà hàng, quán ăn nên vô cùng dễ bán, giá cả lại ổn định. Mặt khác, đây là những loại cá dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, năng suất cao nên tôi bắt đầu khởi nghiệp với những loại cá này", Nghĩa tâm sự.
Do nắm được kiến thức về thủy sản, Nghĩa, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương (Thái Bình) tự mày mò làm ra công thức chế biến từng loại thức ăn cho cá, ở các giai đoạn khác nhau.
Với diện tích 2ha đất ruộng, Nghĩa cải tạo thành 4 ao, trong đó 3 ao để chuyên nuôi cá thịt thương phẩm và một ao để sản xuất cá giống tại chỗ, phục vụ nhu cầu nuôi của mình. Do là dân trong ngành, lại am hiểu về con cá nên ngay trong vụ nuôi đầu tiên Nghĩa đã thắng lớn, bỏ túi hàng trăm triệu đồng.
Mỗi năm cơ sở nuôi cá của Nghĩa bán ra thị trường trên 80 tấn cá thương phẩm truyền thống các loại.
Sau gần 3 năm gắn bó với nghề nuôi cá, đến nay cơ sở nuôi cá thịt thương phẩm của Nghĩa đều đặn bán ra thị trường 50 tấn cá trắm, hơn 30 tấn cá chép và rô phi. "Mỗi năm tôi xuất bán được 2 lứa cá, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm cũng lãi được 600 triệu đồng", Nghĩa tiết lộ.
Nghĩa tâm sự, để được thu nhập cao như thế là do anh tự mua máy móc rồi phối trộn ép viên làm thức ăn cho cá, nhờ vậy mà anh tiết kiệm được đáng kể chi phí thức ăn. Mặt khác, nguồn nguyên liệu đầu vào kiểm soát được về chất lượng, không sử dụng kháng sinh, chất tăng trọng.
Nói về loại cám mà mình tự làm ra, Nghĩa cho biết, thành phần chính để làm ra loại cám này là gồm 9 nguyên liệu khác nhau như: ngô, đậu tương, cám gạo. tỏi, bột tôm, bột cá....Đây là những nguyên liệu sẵn có ở địa phương hoàn toàn bằng tự nhiên và được phối trộn theo tỷ lệ nhất định để cho ra một loại cám cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cá.
Theo Nghĩa, anh đã nuôi cá bằng loại thức ăn này đã được gần 3 năm nay và hiệu quả của loại cám này mang lại là rất tốt. Năng suất không thua kém, thậm chí còn hơn nuôi cá bằng các loại cám công nghiệp khác, nhưng đổi lại cá lại có thịt chắc và thơm ngon hơn, vì vậy lúc nào cũng bán được với giá cao hơn.
"Cá mà cho ăn bằng loại cám này thì chất lượng khỏi phải bàn, thậm chí chất lượng không khác gì cá ở sông hồ tự nhiên. Chính vì thế mà cá nhà tôi nuôi có tiếng ở cái đất này, có bao nhiêu thương lái cũng đến tận nhà thu mua hết", Nghĩa khẳng định.
Từ những quyết định mà mọi người cho là "khùng", sau một thời gian kiên trì và phấn đấu, đến nay Nghĩa đã chứng minh cho mọi người thấy con đường mình chọn quay lại làm nông dân là đúng. Nhưng có lẽ điều làm cho anh vui nhất đó là được làm những gì mà mình đam mê và được làm giàu trên mảnh đất mình sinh ra...
Theo Dân Việt
Tin liên quan
Tin mới hơn

Thanh Hoá: Nhân rộng mô hình thanh niên phát triển kinh tế
15:19 | 10/06/2025 Khởi nghiệp

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nông dân Châu Đức khởi nghiệp làm giàu
10:09 | 03/06/2025 Khởi nghiệp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp
09:26 | 15/05/2025 Khởi nghiệp

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp
Tin khác

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP