Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Bến Tre phát triển giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

LNV - Giai đoạn 2020 - 2025, mỗi năm tỉnh phấn đấu đưa 2 ngàn người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Việc thực hiện mục tiêu này trên địa bàn tỉnh đang bị ngưng trệ do dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề ra nhiều giải pháp để thúc đẩy công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động (LĐ).
Thị trường lao động tiềm năng

Những năm qua tỉnh Bến Tre đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài, đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc làm của người lao động, đời sống người dân và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của ngành. Với tinh thần quyết tâm, sự nỗ lực và “Đồng thuận - Sáng tạo” trong toàn ngành, sự quan tâm hướng dẫn, hỗ trợ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và lãnh chỉ đạo Tỉnh ủy, HĐND, Ủy ban nhân dân tỉnh, do đó đã đạt được một số kết quả chủ yếu trên lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, góp phần phục hồi kinh tế - xã hội năm 2021 và những năm tiếp theo.

Tuy nhiên, năm 2020 và 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Hầu hết các thị trường LĐ ngoài nước tạm dừng tiếp nhận NLĐ sang làm việc. Do đó, số lượng NLĐ tham gia đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ đã giảm đáng kể.

Năm 2020 và 2021, tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới. Hầu hết các thị trường LĐ ngoài nước tạm dừng tiếp nhận NLĐ sang làm việc.


Theo ông Phạm Thanh Hùng – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, năm 2021, Bến Tre đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 20.310 lượt người (trong đó nữ 8.206 lượt người); tổ chức 41 phiên giao dịch việc làm tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Bến Tre vào thứ sáu hàng tuần, với mô hình cà-phê việc làm, 04 phiên tại các huyện và phiên trực tuyến kết nối 4 tỉnh. Toàn tỉnh đã giải quyết việc làm 20.020 lao động (trong đó nữ 7.590 người), đạt 100,1% KH năm (KH là 20.000 lao động), tăng 8,91% so với cùng kỳ (năm 2020 là 18.382 lao động).

Toàn tỉnh 1.273 lao động đăng ký đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; có 1.083 lao động trúng tuyển đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (nữ là 351 người). Trong đó, Nhật Bản 1.035 người, Hàn Quốc 44 người và Đài Loan 02 người. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên chỉ đưa được 255 người xuất cảnh, đạt 17% KH (KH là 1.500 lao động), giảm 47,5% so cùng kỳ.

Thông tin từ Sở LĐ-TB&XH, số lượng NLĐ đăng ký và trúng tuyển trên 1 ngàn người, cho thấy công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ trên địa bàn tỉnh có nhiều tiềm năng. Qua thu thập thông tin từ số LĐ đã xuất cảnh trong thời gian qua, Sở LĐ-TB&XH nhận định: Mức thu nhập bình quân của NLĐ làm việc tại Nhật Bản và Hàn Quốc khoảng 25 - 30 triệu đồng/người/tháng. Sau khi đã trừ các khoản chi phí cho sinh hoạt thì NLĐ có thể tích lũy được từ khoảng 70 - 80% thu nhập để gửi về gia đình.

Theo ghi nhận của phóng viên, làm việc ở nước ngoài trở về Việt Nam đều tìm việc làm ngay để có thêm thu nhập. Một số trường hợp NLĐ sau khi hoàn thành hợp đồng LĐ về nước trở thành chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh như: bán thức ăn gia súc, sửa đồ điện, sửa chữa và mua bán điện thoại di động, cửa hàng cơ khí, cơ sở sản xuất thạch dừa. Đặc biệt, có 2 LĐ được thuê làm giám đốc điều hành tại doanh nghiệp của Nhật Bản về lĩnh vực công nghiệp, chế biến nhựa và gia công khuôn dập kim loại tại tỉnh Long An và TP. Hồ Chí Minh.

Để đẩy mạnh công tác đưa NLĐ của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ, theo tinh thần Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 6-12-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Đi học nghề, về làm chủ, LĐ đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bắt đầu khởi nghiệp”, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, việc ký kết ghi nhớ hợp tác giữa tỉnh với các doanh nghiệp uy tín là rất cần thiết.

Ông Phạm Thanh Hùng – GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bến Tre, năm 2021, Bến Tre đã tổ chức tuyên truyền, tư vấn, giới thiệu việc làm cho 20.310 lượt người.


Tại hội nghị triển khai thực hiện bản ghi nhớ hợp tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu kết nối kỹ thuật, thương mại, đầu tư với phía đối tác Nhật Bản thông qua chương trình phái cử thanh niên tỉnh sang Nhật Bản trải nghiệm, học tập, làm việc và trở về phát triển quê hương, giai đoạn 2021 - 2030. Sở LĐ-TB&XH, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tỉnh đoàn và Công ty TNHH ESUHAI, giai đoạn 2020 - 2030 (ký kết tháng 6-2020), mục tiêu là đào tạo và phát triển 1 ngàn LĐ quản lý cấp trung, 3 ngàn LĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật lành nghề. Phấn đấu đạt 5% trong số 4 ngàn thanh niên Bến Tre từ Nhật Bản trở về để khởi nghiệp hoặc kết nối các dự án đầu tư, thương mại của Nhật Bản.

Theo đó, các đại biểu tỉnh, huyện, cùng lãnh đạo một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp như: Phân hiệu Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh tại tỉnh, Trường Cao đẳng Bến Tre, Trường Cao đẳng Đồng Khởi, Trường Trung cấp Công nghệ Bến Tre được cung cấp thông tin chi tiết về: hoạt động tuyên truyền, tuyển chọn ứng viên để tham gia chương trình ký kết của bản ghi nhớ hợp tác; hoạt động đào tạo nguồn nhân lực trong phạm vi chương trình hợp tác; hoạt động kết nối hợp tác giữa tỉnh với các tỉnh, thành phố của Nhật Bản.

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phạm Thanh Hùng cho rằng: “Các ngành, các cấp, các hội đoàn thể, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và Công ty TNHH ESUHAI cần tập trung thực hiện quyết liệt công tác đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng LĐ, nhất là các nội dung trong Bản ghi nhớ hợp tác để hoạt động đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài ngày càng lan tỏa mạnh mẽ trong nhân dân”.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bến Tre các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã tuyển sinh và đào tạo ước đạt 7.690 người, đạt 69,9% kế hoạch năm, giảm 0,97% so cùng kỳ.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được đầu tư tương đối hoàn chỉnh với 24 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 14 cơ sở công lập và 10 cơ sở ngoài công lập, quy mô đào tạo bình quân khoảng 11.000 người/năm; thực hiện đầu tư trang thiết bị cho các nghề trọng điểm, cấp độ quốc gia, cấp độ khu vực ASEAN và cấp độ quốc tế. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tuyển sinh bằng nhiều hình thức, ứng dụng công nghệ thông tin qua website, phần mềm tuyển sinh trên thiết bị di động, Facebook, Youtube, Google... bên cạnh đó, tổ chức giảng dạy trực tuyến trong tình hình bệnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Bến Tre phấn đấu giải quyết việc làm 20.000 lao động, trong đó đưa 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động.


Theo ông Phạm Thanh Hùng, năm 2022, thực hiện chủ đề “Đồng thuận - Sáng tạo - Phát triển” theo Nghị quyết Tỉnh ủy; thực hiện tốt công tác giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững; “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần người có công với cách mạng; giải quyết việc làm, phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; trợ giúp có hiệu quả cho người nghèo, người yếu thế, dễ tổn thương hoặc những người gặp rủi ro trong cuộc sống; đẩy mạnh xã hội hóa nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để chăm lo an sinh xã hội.

Phấn đấu giải quyết việc làm 20.000 lao động, trong đó đưa 2.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động; Tỷ lệ lao động qua đào tạo cuối năm 2022 đạt 64%, trong đó tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 33,5%; Tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm còn 3,32%; Tỷ lệ giảm nghèo 1,5% theo Nghị quyết Tỉnh ủy; Đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách người có công với cách mạng được thực hiện đầy đủ, kip thời các chế độ, chính sách theo quy định; Phấn đấu thực hiện 100% đối tượng bảo trợ xã hội đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được trợ giúp đạt trên 95%.

Tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại Trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre và các huyện trong tỉnh nhằm kết nối thông tin về lao động, việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp.


Để đạt được những chỉ tiêu đặt ra, ông Phạm Thanh Hùng cho biết, Bến Tre tập trung một số giải pháp trọng tâm như: Tư vấn, giới thiệu việc làm, thông tin thị trường lao động và các giải pháp giải quyết việc làm cho người lao động, trong đó đẩy mạnh đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; thực hiện tốt chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, ATVSLĐ, cải thiện quan hệ lao động:

Phối hợp với các địa phương rà soát, nắm bắt nhu cầu của người lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trở về địa phương của các tỉnh, thành phố để có kế hoạch đào tạo và chuyển đối nghề nghiệp, tạo việc làm mới phù hợp với người lao động khi không thể quay trở lại làm công việc củ như trước đây. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để thông tin tuyên truyền về các thị trường lao động ngoài nước, nhất là thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc để người lao động lựa chọn tham gia đi làm việc ở nước ngoài.

Tập trung tư vấn, giới thiệu việc làm, tuyên truyền đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng lao động bằng những hình thức phù hợp, đảm bảo phòng, chống dịch bệnh Covid 19; tổ chức tốt các phiên giao dịch việc làm định kỳ hàng tháng tại Trung tâm dịch vụ việc làm Bến Tre và các huyện trong tỉnh nhằm kết nối thông tin về lao động, việc làm giữa người lao động và các doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, chương trình, đề án giải quyết việc làm gắn với thị trường lao động.

Kiểm tra, giám sát công tác cho vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm quy định về chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện tốt công tác quản lý, cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài, công tác huấn luyện và kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện tốt công tác truyền thông, tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông; đào tạo các ngành trọng điểm, ngành phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh, nhất là ngành phục vụ phát triển kinh tế biển; ứng dụng chuyển đổi số và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp; xây dựng Kế hoạch triển khai đề án đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn; đào tạo gắn với giải quyết việc làm và đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiếp tục liên kết giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, đưa sinh viên đến thực tập, thực hành tại doanh nghiệp, đào tạo nghề theo đặt hàng của doanh nghiệp, tăng cường liên kết để nâng cao chất lượng đào tạo nghề; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp.

Bài, ảnh: Pha Lê

Tin liên quan

Tin mới hơn

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

Giới thiệu hệ thống giáo dục quốc tế QSI tại Bình Định

LNV - Chiều 4/3, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra buổi giới thiệu về hệ thống giáo dục quốc tế Quality International Schools (QSI). Đây là chương trình giáo dục của Mỹ theo chuẩn quốc tế, đang được triển khai tại 31 quốc gia trên thế giới.
Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Bình Định vinh danh Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú

Ngày 27/2, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, Sở Y tế tỉnh Bình Định long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025) với chủ đề “Y tế Việt Nam - 70 năm làm theo lời Bác” và vinh danh các Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú trên địa bàn tỉnh.
Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động

LNV - Năm 2025, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định phấn đấu tạo việc làm cho 32.500 lao động, trong đó xuất khẩu lao động đạt khoảng 800 người. Tỷ lệ tham gia BHXH so với lực lượng lao động trong độ tuổi đạt 25,52%.
Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp - “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

LNV - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

LNV - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

Đào tạo nghề nông nghiệp – “Chìa khoá” giảm nghèo bền vững ở Tuyên Quang”

OVN - Đào tạo nghề giải quyết việc làm là giải pháp căn bản để tạo sinh kế bền vững cho lao động nông thôn. Đây cũng là “chìa khóa” để các địa phương thực hiện mục tiêu nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Thời gian qua, tỉnh Tuyên Quang đã chú trọng công tác đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường, đồng thời gắn đào tạo nghề với việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ giảm nghèo bền vững qua đó góp phần nâng cao đời sống, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo.

Tin khác

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

Nghề trồng nấm giải quyết thu nhập ở An Giang

OVN - Những năm gần đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở tỉnh An Giang, các mô hình sản xuất hữu cơ, tuần hoàn được đẩy mạnh, trong đó có mô hình trồng nấm vừa tận dụng nguồn rơm sau thu hoạch không phải đốt gây ô nhiễm môi trường khói bụi, vừa phù hợp với nông hộ có ít đất sản xuất mang lại thu nhập cao cho người nông dân, giải quyết việc làm cho người nghèo.
Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

Yên Bái: Chú trọng đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số và làng nghề

OVN - Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động tại các làng nghề, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) được xem là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo. Những năm qua, hoạt động này luôn được các ngành, địa phương trong tỉnh Yên Bái chú trọng, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao đời sống người dân, hộ nghèo giảm mạnh.
Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

Đào tạo nghề là động lực phát triển các làng nghề truyền thống

OVN – Với lợi thế có đến 10 làng nghề truyền thống, những năm qua Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã có nhiều giải pháp để khai thác tiềm năng lợi thế của địa phương. Trong đó, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được chú trọng nhằm tạo việc làm bền vững, góp phần giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới...
Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

Thanh Hoá: Tăng cường đào tạo nghề cho lao động làng nghề vùng nông thôn, vùng đặc biệt khó khăn

OVN - Những năm qua, công tác khai đào tạo nghề nông nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động làng nghề, lao động nông thôn luôn được các cấp, các ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá quan tâm thực hiện. Đặc biệt là khu vực miền núi, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được coi trọng để khôi phục các làng nghề truyền thống, giải quyết việc làm góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh nơi đây.
Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Lạng Sơn: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề là giải pháp căn cơ nhằm tạo việc làm, nâng thu nhập, giảm nghèo cho lao động khu vực nông thôn. Do vậy, thời gian qua, các cấp, ngành chức năng của tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng thực hiện công tác này, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

Tuy Phước: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn giúp giảm nghèo bền vững

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới của huyện Tuy Phước được triển khai lồng ghép với các tiêu chí giảm nghèo bền vững, dạy nghề và tạo việc làm, góp phần thúc đẩy thực hiện có hiệu quả công tác giảm nghèo đa chiều, bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

Quảng Ngãi đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn

LNV - Trong năm 2024, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức đào tạo nghề nông nghiệp cho 100 lao động nông thôn, với mục tiêu sau khi tham gia học nghề có từ 80% trở lên số người học nghề có việc làm, thu nhập cao hơn so với trước khi chưa tham gia học nghề.
2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

2 phương án BHXH 1 lần trong dự thảo Luật BHXH đã tối ưu

LNV - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định cơ quan soạn thảo đã nghiên cứu nhiều phương án nhận BHXH 1 lần, nhưng không có phương án nào khác ngoài 2 phương án nêu trong dự luật.
Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

Ngày 12-5, diễn ra Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động

LNV - Sáng 3-5, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã thông tin về việc tổ chức Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2024.
Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

Nhiều lao động chưa khai thác tối đa quyền được hỗ trợ đào tạo nghề khi mất việc làm

LNV -Vừa qua, tại 71 Nguyễn Chí Thanh (Hà Nội), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội đã tổ chức Hội nghị triển khai công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

Phú Thọ: Giải quyết việc làm cho lao động là người dân tộc thiểu số

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững,từ năm 2021 đến nay, toàn tỉnh Phú Thọ đã giải quyết việc làm tăng thêm cho hơn 54.000 người, trong đó, lao động là người dân tộc thiểu số là 9.684 người, chiếm 17,8%.
Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nghệ An: Nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn

LNV - Đào tạo nghề được xác định là một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gia tăng năng suất lao động, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó, thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương cơ sở 4

LNV - Tiếp tục hành trình xây dựng môi trường học tập vui chơi lành mạnh, giúp trẻ nhỏ rèn luyện sức khỏe tốt, Trung tâm dạy nhảy Bluesky Kids khai trương thêm lớp năng khiếu mới tại quận Gò Vấp, TP. HCM.
Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

Thành phố Hạ Long không còn hộ nghèo

LNV - Bằng nhiều giải pháp và hành động, cùng sự chung tay của toàn xã hội, đến nay TP Hạ Long không có hộ nghèo. Người dân khó khăn đã vươn lên mức sống trung bình.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

Phú Thọ: Phát triển làng nghề tạo động lực cho kinh tế nông thôn

LNV - Hiện nay, tỉnh Phú Thọ có hơn 70 làng nghề ổn định hoạt động, chủ yếu theo quy mô gia đình, với gần 7.000 hộ, 25 doanh nghiệp và 11 hợp tác xã, tạo việc làm cho gần 17.000 lao động. Tổng doanh thu từ các làng nghề ước đạt trên 1.000 tỷ đồng/năm. Các làng nghề đang tích cực sản xuất, hứa hẹn tạo ra sản phẩm chất lượng, góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy kinh tế nông thôn.
Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

Phú Yên triển khai xây dựng nông thôn mới năm 2025

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới, phấn đấu không còn xã dưới 15 tiêu chí, các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục phấn đấu nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu đi liền với đô
Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

Các làng nghề truyền thống nhộn nhịp thu gom nguyên liệu sản xuất

LNV - Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

734 tác phẩm dự thi Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42

LNV - Tối 19/3, tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 - năm 2025. Liên hoan lần này có 734 tác phẩm dự thi của 100 đơn vị hoạt động truyền hình trên cả nước.
Yên Bái: Huyện Trấn Yên có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao

Yên Bái: Huyện Trấn Yên có 19 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu và nông thôn mới nâng cao

LNV - Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, huyện Trấn Yên đã huy động, lồng ghép có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, cùng với sự nỗ lực, đồng thuận và phát huy vai trò chủ thể của nhân dân trong việc thực hiện xây dựng NTM
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động