Bàn về du lịch nông nghiệp nông thôn
Bàn chủ trì Hội nghị
Quang cảnh Hội nghị
Thực trạng hiện nay
Thời gian qua, nhiều địa phương đã quan tâm đến phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong các trang trại, HTX điều đó đem lại nguồn lợi lớn cho người nông dân, doanh nghiệp và đóng góp nhất định cho kinh tế địa phương. Tuy nhiên việc phát triển mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn còn nhiều nút thắt.
Tại Hội thảo, ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nên ra những vấn đề cần được quan tâm tại Hội nghị: Kinh tế du lịch nông nghiệp nông thôn đã có những nét nổi bật và hiện nay đang tập trung chủ yếu 3 hướng: (i) Trang trại, du lịch làng nghề; (ii) Du lịch homestay ở các tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Sông Cửu Long đang phát triển rất tốt; (iii) Mô hình sản xuất các dịch vụ trong đó có cung cấp sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP gắn với du lịch. Tuy nhiên, du lịch nông nghiệp nông thôn còn những tồn tại khắc phục như: Các mô hình còn mang tính tự phát, chưa có quy hoạch, nhân viên chưa được đào tạo bài bản, mặc dù nhiều nơi đã phát triển nhưng tổng thể chưa có…Vì thế, Thứ trưởng mong muốn các Sở, Ban,Ngành cần giải quyết những nút thắt liên qua như: Sự liên kết của các cơ quan quản lý nhà nước trong phát triển mô hình du lịch cộng đồng nông thôn, liên kết các đơn vị; Cơ chế, chính sách để phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp nông thôn, mục tiêu nâng cao chất lượng chuỗi du lịch nông nghiệp nông thôn, tính liên kết của các mô hình…
Ông Trần Thanh Nam Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT tại Hội nghị
Việc phát triển du lịch nông nghiệp gắn với nông thôn được nhiều tỉnh, thành quan tâm, tại tỉnh Hà Giang thực hiện nhiều chương trình khai thác loại hình du lịch địa chất, cộng đồng, sinh thái, hang động, tâm linh, du lịch gắn với nông nghiệp và dược liệu... Trong đó phát triển du lịch nông nghiệp được xác định là một trong những hướng đi mới của tỉnh.
Các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề chủ yếu khai thác dưới dạng mô hình du lịch cộng đồng phục vụ khách du lịch. Điển hình như tour thăm quan mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang Hoàng Su Phì, ngắm mùa hoa Tam Giác Mạch, hoa Đào, Mận, Lê hay tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, nét sinh hoạt của các gia đinh người dân tộc Hmong, Dao, Lô Lô, Pà Thẻn ...
Ông Lê Đức Thịnh – Cục trưởng cục Kinh tế hợp tác phát biểu tại Hội nghị
Ông Nguyễn Minh Tiến – Cục Trưởng – Chánh văn phòng điều phối NTM TW
Tại Hà Nội, tình phát triển kinh tế trang trại gắn với hoạt động du lịch nông nghiệp nông thôn cũng được quan tâm: Hà Nội có 07 trang trại tiêu biểu hoạt động theo hướng du lịch, trải nghiệm, sinh thái nông nghiệp. Đối với các trang trại có hoạt động du lịch nông nghiệp thường sẽ có quy mô diện tích lớn từ 3 ha đến 10 ha, trong đó diện tích đất sử dụng trong lĩnh vực du lịch từ 1 ha đến 6 ha. Với hình thức thuê đất nông nghiệp, chủ yếu thời gian thuê từ 5 năm trở xuống.
Hay tỉnh Lào Cai đã phát triển một số bản du lịch cộng đồng như Bản Dền, Cát Cát, Na Rin, trên cơ sở phát huy lợi thế về cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường cư trú sạch sẽ, vệ sinh, đẹp; Phát huy các giá trị văn hóa phong phú, độc đáo như kiển trúc nhà cửa, sắc thái tộc người, ẩm thực, lễ hội…
Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch tại Hội nghị
Ông Lê Minh Hoan - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT kết luận tại Hội nghị
Tỉnh Quảng Ninh có làng quê Yên Đức, Đông Triều đã được đưa vào Chương trình OCOP từ 2012 (xây dựng 02 thôn Đồn Sơn và Yên Khánh) nhằm quảng bá nét đẹp làng quê đến du khách, đồng thời mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân địa phương, thúc đẩy sự phát triển của nông thôn theo hướng bền vững.
Tính đến hết năm 2019, cả nước có 34.348 trang trại nông nghiệp; Vùng Đồng bằng sông Hồng có số lượng trang trại nhiều nhất cả nước với 8.015 trang trại (chiếm 26,62%); Tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ có 5.792 trang trại (chiếm 19,24%); Vùng Trung du Miền núi phía Bắc có 4.430 trang trại (chiếm 14,71%); Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 4.631 trang trại (chiếm 15,38%); Vùng Bắc trung bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có 3.936 trang trại (chiếm 13,07%);
Ông Lê Đức Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế- Hợp tác cho biết, số thành viên trong các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp là 3,78 triệu người, giảm so với năm 2011 là 5,59 triệu người. Số lượng thành viên giảm chủ yếu do các HTX nông nghiệp kiểu cũ có quy mô toàn xã, hoạt động không hiệu quả được các địa phương giải thể hoặc tổ chức củng cố lại hoạt động. Đồng thời xu hướng thành lập mới các HTX chuyên cây, chuyên con với số lượng vài chục thành viên/HTX ngày càng nhiều, nhất là ở các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Minh Tiến, Cục Trưởng- Chánh Văn phòng điều phối nông thôn mới (NTM) Trung ương cũng đã cho biết: Bên cạnh những nội dung của chương trình xây dựng NTM, Ban chỉ đạo đã triển khai 7 đề tài phục vụ du lịch nông nghiệp nông thôn, với những đề tài khai thác giá trị nhân văn của du lịch nông nghiệp. Trong chương trình xây dựng NTM, Bộ đã ban hành những tiêu chí, cơ chế chính sách để triển khai chương trình, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng.
Ở khu vực nông thôn, trong những năm qua, hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn đã được đầu tư khai thác tại nhiều địa phương, hình thành hệ thống sản phẩm du lịch phong phú, đặc thù trải dài từ Bắc tới Nam. Nhiều sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa sinh thái nông nghiệp vùng, miền độc đáo, chất lượng, đã được khai thác một cách bài bản, có định hướng, đáp ứng nhu cầu tham quan, trải nghiệm của du khách theo các nhóm mục tiêu khác nhau. Các loại hình du lịch, như: Trang trại đồng quê, miệt vườn, trải nghiệm làm nông, sinh thái… đã phát triển, chiếm tỉ lệ ngày càng cao bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống. Sự liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành và các đơn vị cung ứng sản phẩm du lịch nông nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra nhiều tour du lịch độc đáo, hấp dẫn, bước đầu được du khách đón nhận. Những hoạt động nông nghiệp như trồng lúa, bắt cá, ở nhà dân, đi cày, đi bừa, cưỡi xe bò, xe trâu rất hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. Bên cạnh hoạt động nông nghiệp thuần túy, điển hình là: dịch vụ homestay được khai thác phổ biến tại nhiều vùng nông thôn, miền núi (Quảng Nam, Lào Cai, Hòa Bình, Hà Giang, Đồng Tháp, An Giang…). Một số mô hình homestay được đầu tư, vận hành và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, bài bản hướng tới tiêu chuẩn 5 sao (hệ thống homestay được tư vấn và quản lý bởi các công ty du lịch). Nhiều sản phẩm của ngành nông nghiệp đã tham gia vào chuỗi cung ứng dịch vụ du lịch, được tiêu thụ tại chỗ, đem lại nguồn thu lớn và thuận lợi hơn cho nông dân so với tiêu thụ ngoài thị trường…
Với những kết quả đạt được, nhìn chung, phần lớn hoạt động du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn tại Việt Nam thời gian qua vẫn còn manh mún, đơn điệu, chưa có chiều sâu, chưa chuyên nghiệp và chưa bền vững, cụ thể: (i) Về sản phẩm du lịch, các sản phẩm du lịch nông nghiệp có tính độc đáo, chuyên nghiệp cao của Việt Nam chưa nhiều. Một số khu vực có điều kiện tự nhiên đồng nhất; (ii) Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất phụ trợ tại nhiều điểm du lịch nông nghiệp và nông thôn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, hoặc đã được đầu tư nhưng không đảm bảo chất lượng; (ii) Tính liên kết giữa doanh nghiệp lữ hành và các điểm đến cung cấp hoạt động du lịch còn yếu. (iii) Nguồn nhân lực cho phát triển du lịch nông nghiệp còn hạn chế, đặc biệt là lao động được đào tạo, có kỹ năng phục vụ và khả năng sáng tạo cao; Khả năng quản lý, điều hành cơ sở du lịch nông nghiệp, làng nghề còn hạn chế. (iv) Hoạt động xúc tiến quảng bá cho du lịch nông nghiệp và nông thôn chưa được đầu tư đúng mức, chưa chuyên nghiệp và chưa bài bản…
“Nông nghiệp là sinh mạng, nông thôn là tương lai”
Một số định hướng, giải pháp được luận bàn tại Hội nghị như: Du lịch nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới cần phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn, cần rà soát, quy hoạch, định hướng, xây dựng kế hoạch và đầu tư phát triển sản phẩm du lịch theo hướng liên kết vùng, trong đó cần chú trọng quy hoạch phát triển du lịch nông nghiệp phải gắn với chính sách phát triển nông thôn mới.
Khai thác các giá trị đặc thù về cảnh quan, môi trường, văn hoá, lịch sử của nông thôn tại các vùng, miền trong cả nước để tạo thành các sản phẩm du lịch đặc sắc, phát triển du lịch chiều sâu theo hướng sinh thái, gần gũi với thiên nhiên, bảo vệ sức khoẻ. Chú trọng bảo tồn không gian văn hóa, di tích lịch sử, sinh thái (đồi chè, vườn dược liệu, khu vực canh tác truyền thống, làng nghề truyền thống, phục dựng cảnh quan, không gian chợ quê...) Cần xem xét, cải thiện các cơ chế, chính sách nhằm phát triển du lịch ở nông thôn, đặc biệt là các chính sách liên quan đến các thủ tục quản lý người nước ngoài, quản lý lưu trú, quản lý doanh thu và thu nhập, giao thông và kinh doanh, thu gom và xử lý chất thải nông thôn,… Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch nông nghiệp thông qua việc việc tập huấn, bồi dưỡng cho bà con về kỹ năng, thái độ phục vụ khách theo hướng chuyên nghiệp, lành nghề, thân thiện…
Đại diện Bộ Tài nguyên Môi trường cũng đưa ra một số đề xuất như: (i) Các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo số 5845/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 19/10/2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Tập trung kiểm tra, rà soát, thống kê các khu vực đang tồn tại các mô hình du lịch kết hợp trang trại nghỉ dưỡng (farmstay); Làm rõ từng hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nhất là vi phạm pháp luật đất đai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép trên đất nông nghiệp; Công khai trên các phương tiện thông tin của địa phương các khu vực, các dự án có sai phạm để người dân và doanh nghiệp biết, tránh đầu tư, mua, bán dẫn đến thiệt hại về kinh tế và vi phạm pháp luật; Cần có sự phối hợp giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các bộ, ngành: Bộ NN&PTNT, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng...tổ chức nghiên cứu thực tế mô hình kinh doanh du lịch trải nghiệm nông nghiệp, nông thôn (farmstay) ở các địa phương và hoàn thiện chính sách pháp luật có liên quan, tạo hành lang pháp lý cho loại hình kinh tế này phát triển đúng quy định của pháp luật.
Theo Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Việc phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn còn chưa tương xứng với tiềm năng của nó, thời gian tới chúng ta cần có những định hướng, cần có sự ưu tiên phát triển đồng bộ, phù hợp với điều kiện từng vùng miền, khai thác được các yếu tố nổi trội khác biệt, phát huy được giá trị truyền thông địa phương. Bên cạnh thu hút khách, chúng ta cần có sự nghiên cứu để gia tăng các giá trị sản phẩm du lịch. Trước mắt chúng ta cần ưu tiên cho nguồn lực phát triển du lịch nông nghiệp nông thôn: Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tính kết nối các điểm đến, hay hạ tầng lưu trú; Ưu tiên hỗ trợ phát triển nguồn lực và ưu tiên hỗ trợ vấn đề xúc tiến việc phát triển các sản phẩm du lịch. Cần có sự tăng cường phối hợp liên ngành không chỉ ngành nông nghiệp nông thôn và ngành văn hóa, thể thao du lịch mà cần sự quan tâm hỗ trợ của các ngành như: xây dựng… Qua đó, nâng cao vai trò quyết liệt chủ động của các địa phương và sự tham gia chất lượng của các doanh nghiệp để việc phát huy được giá trị, văn hóa, thế mạnh của các vùng miền có sự hài hòa, bền vững.
Kết luận tại hội nghị, ông Lê Minh Hoan - Thứ trưởng Bộ NN &PTNT nhấn mạnh: “Nông nghiệp là sinh mạng, nông thôn là tương lai” - Khẩu hiệu của Hàn Quốc đã giúp đưa người dân đô thị về với nông thôn trải nghiệm có thể phù hợp với Việt Nam. Nông thôn là nơi thể hiện giá trị văn hóa tinh thần còn lưu giữ lại của một vùng đất, của một dân tôc…. Việc làm du lịch nông nghiệp, nông thôn là tạo ra bức tranh đặc trưng nhằm giới thiệu, quảng bá những giá trị văn hóa cốt lõi. Du lịch nông nghiệp, nông thôn là trải nghiệm, là học tập,… Phát triển du lịch không phải đơn thuần làm kinh tế mà còn là trách nhiệm của mỗi người dân với quê hương, xứ sở…
Bài/ảnh: Nguyễn Nam – Thanh Hậu
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 | 05/02/2025 Nông thôn mới
Bình Định phấn đấu hoàn thành các mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2025
12:00 | 03/02/2025 Nông thôn mới
Thanh Oai về đích huyện nông thôn mới nâng cao
09:12 | 31/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Phúc Thọ (Hà Nội): Hướng đến “nông nghiệp thuận thiên”
08:27 | 26/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Tăng cường công tác tuyên truyền trong xây dựng Nông thôn mới
09:19 | 25/01/2025 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Tin khác
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Phong Vân về đích NTM kiểu mẫu trước thềm xuân mới Ất Tỵ 2025
09:55 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Gia Lâm đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
09:43 | 17/01/2025 Nông thôn mới
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc tham dự chúc mừng huyện Phù Mỹ đạt chuẩn nông thôn mới
10:16 | 16/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 | 15/01/2025 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 | 15/01/2025 Nông thôn mới
Bắc Giang: Xây dựng nông thôn mới sâu rộng, kiểu mẫu
14:55 | 14/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vạn Thắng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu
14:22 | 13/01/2025 Nông thôn mới
Cao Bằng: Trao thiết bị hỗ trợ làng nghề dệt thổ cẩm cho xóm Luống Nọi (Hà Quảng)
09:58 | 10/01/2025 Nông thôn mới
Quảng Nam: Dấu ấn Phụ nữ Duy Xuyên trong hành trình xây dựng nông thôn mới
09:17 | 09/01/2025 Nông thôn mới
Sóc Sơn tiến gần mục tiêu “Huyện nông thôn mới nâng cao”
14:41 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Mỹ phát triển kinh tế làng nghề gắn xây dựng Nông thôn mới nâng cao
08:52 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng cơ sở đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
08:51 | 07/01/2025 Nông thôn mới
Trường THCS Đồng Thái: Địa chỉ đỏ của ngành Giáo dục đào tạo huyện Ba Vì
16:36 | 03/01/2025 Nông thôn mới
Huyện Lộc Bình: Lực lượng vũ trang tích cực góp sức xây dựng nông thôn mới
14:12 | 02/01/2025 Nông thôn mới
Làng nghề sản xuất dây keo Mỹ Hội Đông - Đổi mới để phát triển
20:30 | 26/12/2024 Nông thôn mới
Bình Định trở thành tỉnh giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc
09:44 Tin tức
Bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ từ những ngày đầu Xuân mới, quyết tâm hoàn thành mục tiêu cả năm 2025
09:42 Tin tức
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ phát động Tết trồng cây tại Hưng Yên
09:40 Văn hóa - Xã hội
Quảng Ngãi: Những “điểm tựa” nơi vùng cao
09:36 Nông thôn mới
Bình Định: Khôi phục và phát triển Làng nghề nón lá Nhơn Mỹ
09:35 Làng nghề, nghệ nhân