Hà Nội: 25°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Bắc Kạn gắn thế mạnh vùng nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Mặc dù có nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, nhờ những nỗ lực, giải pháp quyết liệt nên tỉnh Bắc Kạn đã đạt được kết quả nổi bật trong xây dựng nông thôn mới. Đến nay, tỉnh đã có 01 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, nhiều xã bước vào xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Mục tiêu năm trong năm 2023, Bắc Kạn đặt mục tiêu có thêm 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Các xã còn lại hoàn thành thêm ít nhất 1 tiêu chí so với năm 2022; bình quân đạt 14 tiêu chí/xã. Tỉnh phấn đấu xây dựng 6 xã nông thôn mới nâng cao, gồm: Khang Ninh (Ba Bể), Đồng Thắng (Chợ Đồn), Cường Lợi (Na Rì), Nông Thượng (thành phố Bắc Kạn), Cẩm Giàng (Bạch Thông) và Hà Hiệu (Ba Bể).

Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Bắc Kạn tập trung ưu tiên đầu tư, xây dựng mô hình điểm về du lịch nông thôn tại thôn Phiêng An, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông và thôn Chúa Lải, xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới.

Trên cơ sở những kết quả đạt được, tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng các mô hình tại những địa phương khác có tiềm năng phát triển. Theo đề án, đến năm 2025, 2 thôn Phiêng An, Chúa Lải sẽ xây dựng thành điểm đến du lịch cộng đồng, thu hút du khách thăm quan hoặc trực tiếp tham gia trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp, kết hợp mua sắm các sản phẩm nông sản sạch, đạt tiêu chuẩn OCOP của địa phương. Đồng thời cung cấp các dịch vụ về ẩm thực truyền thống; văn hóa, văn nghệ mang bản sắc của dân tộc Dao tại thôn Phiêng An và dân tộc Tày tại thôn Chúa Lải.

Cảnh sắc thơ mộng tại thôn Phiêng An
Cảnh sắc thơ mộng tại thôn Phiêng An xã Quang Thuận, tỉnh Bắc Kạn.

Vì thế, thôn Phiên An xã Quang Thuận đã bắt tay vào xây dựng và phát triển du lịch với nhiều hoạt động nổi bật như: tham quan những vườn ổi sai trĩu quả, trải nghiệm check in tại những đồi chè xanh mướt, tham quan và chế biến chè truyền thống cùng người dân bản địa…

Ông Nông Văn Bình – Chủ tịch UBND xã Quang Thuận cho biết: Cùng với sự đồng hành của các cấp chính quyền, người dân tại Phiêng An đã mạnh dạn tìm hiểu, áp dụng một số mô hình trồng trọt kết hợp với trải nghiệm sản phẩm nông nghiệp gắn với du lịch để phục vụ du khách. Sự kết hợp hài hòa đã góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và tăng thu nhập cho người dân.

Tương tự, tại thôn Chúa Lải điểm đặc biệt hấp dẫn du khách đó là 12 ngôi nhà sàn cổ kính, với những bản sắc văn hóa đặc trưng của người Tày còn lưu lại. Những dịp lễ, tết người dân luôn mặc trang phục truyền thống, hát các làn điệu dân ca Sli, và làm những món ăn truyền thống. Tại đây khách du lịch sẽ được trải nghiệm tham quan các nghề thủ công, trang phục truyền thống và hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương; cùng người dân chế biến những món ăn, làm các loại bánh (gói bánh chưng, giã bánh dầy, nặn bánh trôi, làm bánh tẻ...); trực tiếp cùng người dân đi cày, cấy và thu hoạch lúa ngô, trồng rau, câu cá dịch vụ tại Hồ Nà Đon, Hồ Tân Minh..., đan lát một số vật dụng trong gia đình...

Theo ông Phạm Duy Hưng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Hiện nay, Bắc Kạn đang triển khai xây dựng Quy hoạch di tích danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt hồ Ba Bể và vùng phụ cận; Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt ATK Chợ Đồn làm cơ sở để thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng du lịch và giá trị các di tích theo hướng bền vững. Triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ du lịch thông minh tỉnh Bắc Kạn; Đề án sản phẩm du lịch đặc trưng và hoàn thiện các mô hình điểm về du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 – 2025 tại thôn Phiêng An, xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông và thôn Chúa Lải, xã Thanh Vận, huyện Chợ Mới.

Lưng dựa vào núi, mặt hướng cánh đồng xanh ngát, những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm là niềm tự hào của đồng bào Tày ở Bản Vèn, xã Kim Hỷ (Na Rì).
Lưng dựa vào núi, mặt hướng cánh đồng xanh ngát, những ngôi nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm là niềm tự hào của đồng bào Tày ở Bản Vèn, xã Kim Hỷ (Na Rì).

Sự kết hợp giữa nông nghiệp với du lịch cũng là cơ hội quảng bá, tạo đầu ra tại chỗ cho sản phẩm nông nghiệp và tạo thêm sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn, thân thiện với môi trường...Vì vậy, sản xuất nông nghiệp sạch kết hợp với du lịch là hướng đi bền vững đang được tỉnh Bắc Kạn lựa chọn để tập trung đầu tư phát triển với mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 bằng cách đẩy mạnh việc hình thành các mô hình, hợp tác xã sản xuất, chế biến nông, lâm nghiệp gắn với các hoạt động du lịch, tăng cường khai thác hình thức du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và du lịch trải nghiệm gắn với sản xuất nông, lâm nghiệp.

Gắn thế mạnh nông nghiệp từng địa phương

Tại xã Côn Minh (huyện Na Nì, tỉnh Bắc Kạn) gắn thế mạnh chủ lực từ cây dong riềng để phát triển kinh tế. Đến nay xã đã đạt 16/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng xã nông thôn mới (NTM).

Sản phẩm miến dong Côn Minh, Na Rì, Bắc Kạn
Những em bé tại xã Côn Minh, Na Rì, Bắc Kạn đều được hướng dẫn làm miến từ bé.

Theo ông Sằm Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Côn Minh cho biết: Trên cơ sở rà soát, đánh giá các tiêu chí, xã xác định nhiệm vụ trọng tâm là phát triển sản xuất. Thời gian qua, UBND xã đã chỉ đạo, hướng dẫn các hợp tác xã trên địa bàn kết nối liên kết tiêu thụ sản phẩm miến dong và các mặt hàng do người dân sản xuất. Thu hút mọi nguồn lực đầu tư để tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đến nay, Côn Minh còn 3 tiêu chí chưa đạt đó là: Quy hoạch, thu nhập và nghèo đa chiều. Trong đó, tiêu chí thu nhập được đánh giá có ý nghĩa quyết định và là đòn bẩy hoàn thành các mục tiêu. Vì thế, Xã Côn Minh đã tích cực xây dựng các mô hình phát triển kinh tế dựa trên tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm truyền thống.

Phát huy thế mạnh của cây dong riềng là cây chủ lực của địa bàn xã. Những năm qua, cấp ủy, chính quyền xã đã chú trọng thực hiện quy hoạch vùng sản xuất cây dong riềng, đẩy mạnh chăm sóc, nâng cao sản lượng cây trồng. Đồng thời hỗ trợ máy móc, phương tiện sản xuất cho các chủ thể người dân.

Bắc Kạn gắn thế mạnh vùng nỗ lực xây dựng nông thôn mới nâng cao
Công đoạn sản xuất miến thái tay tại thôn Nà Làng, xã Côn Minh.

Theo bà Lý Thị Huyền – Chủ cơ sở sản xuất miến dong trên địa bàn thôn Nà Làng xã Côn Minh cho biết: Khởi đầu sơ khai nghề làm miến chủ yếu làm bằng thủ công, đến nay được sự qua tâm của Đảng, Nhà nước, các chính sách hỗ trợ sản xuất, được biệt là máy móc nên công đoạn chuyển từ làm thủ công sang làm bằng máy như: Sát củ, đánh bột, lọc bột, tráng bánh…đã được người dân áp dụng có hiệu quả. Miến có vị ngon hơn, đậm đà. Sản phẩm đã đạt được câp chứng nhận OCOP 3 sao sản phẩm được đưa đến thị trường trong và ngoại tỉnh.

Còn tại xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn với thế mạnh là sản xuất và tiêu thụ rượu men lá, nhiều HTX đã vươn lên xây dựng kinh tế đạt nhiều kết quả nổi bật.

Theo bà Nông Thị Tâm – Giám đốc HTX rượu men lá Thanh Tâm (thôn Nà Pài, xã Bằng Phúc, huyện Chợ Đồn): Thế mạnh của xã là sản xuất rượu men lá truyền thống, từ bao năm nay vì thế tôi đã chú trọng đầu tư vào sản xuất rượu bằng phương pháp truyền thống, nâng cấp chất lượng, bao bì sản phẩm với mục tiêu giới thiệu sản phẩm đến nhiều người tiêu dùng hơn. Đặc biệt sản phẩm đã được UBND tỉnh Bắc Kạn công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao năm 2022. Cơ sở hiện nay đang hỗ trợ cho 10 – 15 lao động địa phương với mức thu nhập từ 5 – 6 triệu đồng/tháng.

Hay, tại xã Nông Thượng, TP Bắc Kạn, với thế mạnh đa dạng có nhiều văn hóa dân tộc, với những thức bánh đặc trưng như bánh gio của đồng bào dân tộc Tày, HTX Bánh Gio Bắc Kạn do bà Lộc Thị Chanh là Giám đốc đã liên kết với nhiều hộ sản xuất và các chị em phụ nữ trên địa bàn sản đẩy mạnh thương hiệu bánh gio truyền thống.

banh gio
“Bánh gio Bắc Kạn” sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3 sao của tỉnh đã hỗ trợ sinh kế cho nhiều người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số có thu nhập.

Bà Lộc Thị Chanh cho biết: Là một người phụ nữ với mong muốn tạo sinh kế cho nhiều người dân cung như tạo việc làm ổn định cho các bạn hội viên phụ nữ từ việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp. Bản thân tôi dưới sự giúp đỡ của các cấp chính quyền để thành lấp HTX bánh gio Bắc Kạn, xây dựng nên thương hiệu đặc sản “bánh gio Bắc Kạn” chất lượng và thân thiện với môi trường.

Đến nay sản phẩm đã có thị trường tiêu thụ rộng rãi, một số đơn hàng còn được xuất khẩu sang Nhật cho các kiều bào Việt Nam sinh sống.

Theo ông Dương Văn Hoàn, Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn: Hiện nay, khó khăn lớn nhất trong chương trình xây dựng nông thôn mới đó là các xã khu vực 3, còn đối với những xã khu vực 1, khu vực 2 cơ bản đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới. Những khó khăn của khu vực 3 thường tập trung vào các tiêu chí số 9 (nhà ở dân cư), số 10 (thu nhập ), số 11(nghèo đa chiều), trong đó tỷ lệ nghèo đa chiều rất cao, có xã trên 50%. Do vậy thực hiện theo Bộ tiêu chí thì tỉnh đang gặp một số khó khăn.

Vì thế, tỉnh Bắc Kạn đã có những định hướng vật nuôi cây trồng, chuyển đổi cơ cấu sản xuất dựa trên những thế mạnh của địa phương. Tỉnh cũng đã có những chương trình khảo sát địa hình, lợi thế của vùng phù hợp với loại nào. Đặc biệt là có những liên kết bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm của người nông dân. Vận động các hợp tác thành lập HTX trên cơ sở đó các hộ khá giả sẽ hướng dẫn cho bà con mới thay đổi được tư duy sản xuất. Đồng thời thực hiện những mô hình liên kết chuỗi: như tinh bột nghệ. Hiện nay các HTX cũng nỗ lực sản xuất những sản phẩm để đưa ra thị trường, một số đã tham gia vào chương trình OCOP có những kết quả khởi sắc, đồng thời tạo việc làm cho những bà con ở những vùng thu nhập thấp.

Những kết quả đạt được

UBND tỉnh đã triển khai Bộ tiêu chí huyện nông thôn giai đoạn 2021-2025 tại Văn bản số 4593/UBND-NNTNMT ngày 15/7/2022 và ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về huyện nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Hướng dẫn số 711/HD-UBND ngày 11/11/2022). Kết quả đánh giá thực hiện Bộ tiêu chí huyện nông thôn mới đến nay đã có 03/07 huyện đạt 03/9 tiêu chí (Bạch Thông, Chợ Mới, Pác Nặm); 01 huyện đạt 02/9 tiêu chí (Chợ Đồn); 03 huyện đạt 0/9 tiêu chí (Ngân Sơn, Na Rì, Ba Bể).

Về số xã đạt chuẩn nông thôn mới: Phấn đấu thực hiện 17 xã, kết quả thực hiện đến hết tháng 6 năm 2023: 0/17 xã (dự kiến đến hết năm 2023 có số xã đạt 5/17 xã, đạt 29,4% KH); số tiêu chí bình quân cả tỉnh đạt 12,11 tiêu chí/xã. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao: Phấn đấu thực hiện 06 xã, kết quả thực hiện đến hết tháng 6 năm 2023: 0/6 xã (dự kiến đến hết năm 2023 có số xã đạt 2/6 xã, đạt 30% KH); số tiêu chí nông thôn mới nâng cao đạt bình quân trên 01 xã: 6,5 tiêu chí/xã.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn cũng chỉ đạo các huyện chỉ đạo các thôn, xã phân giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban phát triển thôn, Ban quản lý xã phụ trách các tiêu chí; tập trung huy động nguồn lực và ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhất là đối với thực hiện các tiêu chí không cần kinh phí hoặc cần ít kinh phí mà người dân có thể tự thực hiện được, như: tổ chức cộng đồng, hệ thống chính trị, văn hóa, môi trường, an toàn thực phẩm...Để huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Bắc Kạn yêu cầu tiếp tục thực hiện các phong trào “Bắc Kạn chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025”; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”.

Theo đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp (Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 20/02/2023) các sở, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu, triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết, Đề án và các Kế hoạch thực hiện Đề án.

( Trang thông tin có sự phối hợp với Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương)

Minh Vân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Ân Hảo Tây là xã đặc biệt khó khăn của huyện trung du miền núi Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ân Hảo Tây vừa được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.

Tin khác

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.
Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

Tỉnh Bến Tre coi trọng phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

Về miền quê nông thôn mới kiểu mẫu Đồng Yên

LNV - Bằng sự đoàn kết, chung sức chung lòng, Nhân dân thôn Đồng Yên ở xã Xuân Lộc huyện Can Lộc, (Hà Tĩnh) đã cùng nhau xây dựng quê hương thành khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu thanh bình, đáng sống.
Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

Tuổi trẻ Phùng Nguyên chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Trong thời gian qua, với tinh thần nhiệt huyết của tuổi trẻ, cán bộ, đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao đã tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, kiểu mẫu bằng nhiều công trình và phần việc cụ thể, thiết thực. Những đóng góp này không chỉ giúp chính quyền và người dân địa phương thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM mà còn góp phần đưa quê hương ngày càng phát triển giàu đẹp.
Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

Bình Định có một đô thị ven sông Dinh lung linh in bóng nước

LNV - Dự án Hệ thống tiêu thoát lũ sông Dinh đã hồi sinh một dòng sông chết, ô nhiễm trong nhiều năm trở nên thông thoáng, xanh mát và mở ra không gian phát triển đô thị mới cho thành phố Quy Nhơn – đô thị ven sông, kết nối các khu dân cư, khu đô thị theo quy hoạch.
Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

Bình Định: Nhơn Hải điểm sáng về nông thôn mới kiểu mẫu văn hóa - du lịch

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2022, xã Nhơn Hải đăng ký xây dựng NTM kiểu mẫu về văn hóa - du lịch năm 2024. Với những tiềm năng và lợi thế sẵn có, UBND tỉnh Bình Định đã có Quyết định phê duyệt Đề án phát triển du lịch cộng đồng xã Nhơn Hải, TP Quy Nhơn.
Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

Bến Tre: Phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Bến Tre là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển du lịch, đặc biệt là loại hình du lịch nông nghiệp nông thôn. Đến năm 2025, tỉnh Bến Tre hướng tới phát triển, chuẩn hóa các điểm đến và sản phẩm du lịch nông thôn; 50% cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nông thôn được công nhận đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư vào chuyển đổi số quốc gia

LNV - Ngày 17/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Đây là bước quan trọng nhằm thúc đẩy chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hành chính và dịch vụ công.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

LNV - Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" vừa được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần làm chủ khoa học công nghệ và ý chí cống hiến của người lao động.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào

LNV - Đoàn kiều bào gồm 50 đại biểu từ hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ, do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Thị Kim Hoa dẫn đầu, đã có một số hoạt động tại Tuyên Quang.
“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ

LNV - Các làng nghề gỗ truyền thống có danh tiếng lâu đời dường như đang bị chính di sản tinh hoa làng nghề cha ông truyền lại giữ chân trong cuộc đua thích nghi với những biến đổi của thị trường. Do đó, cần "mặc áo mới" cho sản phẩm, phải chuyển đổi nguồn gỗ nguyên liệu từ các loại gỗ rừng quý hiếm, sang các loại gỗ rừng trồng…
Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá

LNV - Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều người trẻ chọn rời làng nghề, từ bỏ những công việc thủ công cần mẫn để mưu sinh nơi phố thị, khu công nghiệp… Nhưng anh Trần Văn Việt (ở xã Thọ An, huyện Đan Phượng, Hà Nội ) vẫn lặng lẽ bám nghề, “ôm đá” để sống. Với bàn tay khéo léo, sự sáng tạo và tâm huyết với nghề, anh là Trần Văn Việt đã trở thành nghệ nhân, được mệnh danh là “người thổi hồn vào đá quý” và hiện anh trở thành ông chủ của cơ sở điêu khắc chế tác đá mỹ nghệ Việt Trang, khởi nghiệp thành công ngay tại quê nhà.
Giao diện di động