Hà Nội: 33°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 36°C Thừa Thiên Huế

An Giang: Tăng thu nhập từ trồng cây hoa sứ

LNV - Nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người yêu cây cảnh về cây hoa sứ, anh Nguyễn Đức Thắng (xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) đã tìm tòi, nghiên cứu kỹ thuật để phát triển loại cây trồng này. Chính nhờ mô hình đã giúp gia đình anh Thắng có nguồn thu nhập ổn định hơn 10 năm qua.
Đến tham quan vườn hoa sứ của gia đình anh Nguyễn Đức Thắng, chúng tôi bị cuốn hút bởi những chậu hoa có kiểu dáng lạ, độc đáo với những cánh hoa đầy màu sắc. Chỉ về phía những chậu sứ được bày trí ngăn nắp trước sân, anh Thắng cho biết, việc phát triển mô hình được hình thành cách đây khoảng 10 năm. Đến thời điểm hiện tại, gia đình anh Thắng đang sở hữu khoảng 1.500 chậu sứ các loại.


Mô hình trồng cây sứ giúp gia đình anh Thắng ổn định cuộc sống


Nói về cơ duyên đến với loại cây cảnh này, anh Thắng cho biết, bản thân biết đến loại cây cảnh này trong một dịp rất tình cờ. Trước đây, gia đình anh chủ yếu canh tác lúa, xong công việc đồng áng, anh thường đi làm thuê để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình.

Trong một dịp tình cờ được tham quan vườn trồng cây hoa sứ của một người bạn ở xã Long Kiến (huyện Chợ Mới), nhận thấy đây là mô hình có tiềm năng phát triển, nên anh quyết định chọn loại cây cảnh này phát triển kinh tế, tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Để nâng cao kỹ thuật canh tác, anh Thắng xuống “vựa hoa” TP. Sa Đéc (tỉnh Đồng Tháp) để tham quan và học hỏi kinh nghiệm từ những nhà vườn nơi đây, đồng thời chọn mua cây giống về trồng.

Thời gian đầu, anh Thắng mua một ít cây giống về trồng. Sau thời gian chăm sóc, cây phát triển, ra hoa, tạo trái, anh tiếp tục sử dụng hạt để nhân giống cho vườn cây của gia đình. Theo anh Thắng, sứ là loại cây dễ trồng và không đòi hỏi nhiều kỹ thuật và công chăm sóc. Cây sứ không kén đất và chịu được khí hậu khô hạn nên có thể trồng ở nhiều vùng đất khác nhau.


Tuy nhiên, loại cây cảnh này dễ chết nếu bị ngập úng nên cách 1-2 ngày anh Thắng mới tưới nước 1 lần. Trên cây sứ thường xuất hiện một số đối tượng gây hại, như: sâu ăn lá, rệp, nhện đỏ, bệnh vàng lá, đốm lá, thối thân... Việc quản lý, điều trị các loại sâu bệnh này khá đơn giản, chi phí sử dụng thuốc hóa học thấp.

“Cây sứ được trồng bằng cách gieo hạt. Sau 1 tháng, cây phát triển bằng 1 ngón tay thì bắt đầu chuyển sang chậu cho cây. Khoảng 6 tháng thay chậu 1 lần để tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Thời điểm này, tiến hành cắt tỉa để thân và rễ có hình dáng đẹp hơn. Bình quân mỗi cây trồng khoảng 1,5 năm là có thể bán ra thị trường” - anh Thắng thông tin thêm.

Hiện nay, anh Thắng trồng song song 2 loại cây là sứ thường, loại hoa có 1 lớp cánh (cánh đơn) và sứ Thái Lan, loại hoa có 2 lớp cánh (cánh kép). Trong đó, giống cây Thái Lan với nhiều ưu điểm, như: hoa nhiều, màu sắc sặc sỡ, cánh hoa có nhiều lớp... nên được thị trường ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu, anh Thắng tiến hành ghép và lai tạo các loại khác nhau. Theo anh Thắng, việc ghép cây khá đơn giản, chỉ cần dùng phôi là gốc của cây thông thường ghép với cành sứ Thái Lan là có thể cho ra các chậu sứ đa dạng về hình dáng, màu hoa cũng như cánh hoa.

Cây sứ có hình dáng độc đáo, bắt mắt, đặc biệt cây ra hoa rất sai và cho hoa quanh năm nên được người yêu cây cảnh ưa chuộng. Nhờ vậy mà vườn sứ của gia đình anh Nguyễn Đức Thắng được nhiều khách hàng tìm đến tham quan và mua về trưng. Anh Thắng cho biết, hiện nay, bình quân mỗi ngày anh bán từ 5-6 chậu hoa sứ, chủ yếu bán cho khách vãng lai. Giá cây có hoa cánh kép được anh bán từ 50.000-60.000 đồng/chậu, còn hoa cánh đơn được bán với giá 25.000 đồng. Bình quân mỗi tháng, anh Thắng thu lợi nhuận khoảng 7-8 triệu đồng.

Nhờ việc canh tác hoa sứ đã tạo điều kiện để anh phát triển kinh tế gia đình ngày càng thuận lợi. Từ 10 công đất thuê trước đó, anh Thắng tiếp tục thuê thêm 10 công đất để canh tác, nâng diện tích đất canh tác lúa của gia đình lên 2ha. Cũng nhờ đó, anh Thắng có điều kiện xây dựng nhà cửa khang trang, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cải thiện.

Ngoài trồng sứ, anh Nguyễn Đức Thắng còn trồng thêm các loại hoa, như: cúc, thọ để bán phục vụ thị trường Tết Nguyên đán. Mỗi năm, anh canh tác khoảng 2.000 chậu thọ và khoảng 500 chậu cúc, sau khi trừ tất cả các khoản chi phí, gia đình anh thu về lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng, đáp ứng nhu cầu chi tiêu sinh hoạt trong gia đình.

Bài, ảnh: Đức Toàn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

Thanh niên bỏ phố về quê, làm giàu từ mô hình nuôi chim bồ câu Pháp

LNV - Từ bỏ công việc ổn định tại thành phố, anh Mai Xuân Lâm quyết định trở về quê hương khởi nghiệp với mô hình nuôi chim bồ câu Pháp. Sau nhiều nỗ lực và học hỏi, anh đã xây dựng thành công mô hình chăn nuôi cho thu nhập ổn định, trở thành tấm gương thanh niên làm kinh tế giỏi tại địa phương.
Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025

LNV - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025.
Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả

LNV - Sinh năm 1987, anh Bùi Văn Tú, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Thành An (Thạch Thành) không chỉ là một cán bộ đoàn năng nổ, nhiệt huyết với các phong trào đoàn thanh thiếu nhi ở địa phương, mà còn là một trong những người tiên phong, mạnh dạn đầu tư vốn phát triển mô hình nuôi dúi.
Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

LNV - “Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và là điểm đến tin cậy của những doanh nghiệp công nghệ tầm vóc khu vực và quốc tế!” là thông điệp mà Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Phạm Anh Tuấn gửi đến cộng đồng startup, doanh nghiệp và nhà đầu tư tại Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6.
Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia

LNV - Sự kiện Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định và Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia là hai chương trình đặc biệt quan trọng nằm trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Định (31/3/1975 – 31/3/2025).
Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông

LNV - Nhận thấy nghề làm men lá truyền thống của người Mông đang dần bị mai một, cô gái trẻ bỏ việc ở Hà Nội để về quê Hà Giang khởi nghiệp và đã tạo ra một thương hiệu nổi tiếng.

Tin khác

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”

LNV - Thực hiện Quyết định số 897, ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030, UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ

LNV - Sau 10 năm khởi nghiệp với mô hình nuôi chim trĩ, ong dú, anh Tô Vũ Thành Tín (Ân Tín, huyện Hoài Ân, Bình Định) đã thành công ngoài mong đợi, lãi ròng gần 1 tỷ đồng/năm. Mới đây, anh được vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch

LNV - Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Phạm Văn Toàn ở thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thuỷ) đã đầu tư phát triển mô hình liên kết trồng và tiêu thụ rau, củ, quả. Hợp tác xã (HTX) của anh mỗi năm cung cấp ra thị trường hàng chục tấn rau sạch qua 5 chợ đầu mối lớn ở miền Bắc.
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau

LNV - Những chiếc mo cau tưởng chừng bỏ đi đã được chị Trần Thị Ngọc An (30 tuổi, ngụ xã Định Hòa, H.Lai Vung, Đồng Tháp) chọn làm mô hình khởi nghiệp, sản xuất ra 15 dòng sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ

LNV – Nắm bắt xu hướng người tiêu dùng quan tâm đến thực phẩm sạch, anh Phạm Mạnh Cường (xã Liên Phương, TP Hưng Yên) đã thử nghiệm trồng rau theo hướng hữu cơ trên diện tích gần 1ha. Sau một thời gian gieo trồng và chăm sóc, cây trồng sinh trưởng tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn phương thức truyền thống.
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ

LNV - Gia Lâm luôn xác định lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm vụ thường xuyên quan tâm đầu tư. Hàng năm huyện đã đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng khuyến khích sản xuất và hỗ trợ nông dân về giống và kỹ thuật, vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, xây dựng mô hình thử nghiệm giống cây trồng mới, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao... Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm Trương Văn Học cho biết.
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần

LNV - Từ lâu, rượu cần đã trở thành một nét văn hóa độc đáo gắn liền với đời sống của người Ba Na tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, bên cạnh nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng. Để gìn giữ văn hóa và nghề thủ công truyền thống này, Tổ hợp tác Voi Rừng do chị Đinh Thị Đách làm trưởng nhóm đã quy tụ các chị em phụ nữ Ba Na cùng tham gia sản xuất, nhằm đưa hương vị rượu cần đặc trưng của dân tộc vươn xa hơn.
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024

LNV - Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024, với chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh” tại tỉnh Quảng Ngãi.
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam

LNV - Trần Quang Vũ một cái tên rất quen thuộc đối với các nghệ sĩ Guitar quốc tế. Trần Quang Vũ là một trong những người tiên phong âm thầm làm nên nét đẹp của Guitar một loại nhạc cụ phổ biến tại Việt Nam . Cùng lắng nghe câu chuyện của anh.
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh

LNV - Trong 2 ngày 11 và 12/9 tại TP Quy Nhơn, Hội LHPN tỉnh Bình Định tổ chức Ngày hội Phụ nữ khởi nghiệp năm 2024 với chủ đề “Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh”.
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen

LNV - Trước đây, ốc bươu đen hầu như có ở các ao vườn, người dân Nam bộ chỉ cần mất ít thời gian là có thể có ngay đĩa ốc hấp sả thơm lừng với vị ngọt, thơm và độ giòn, dai của thịt ốc. Đó cũng là một trong những món được chế biến từ ốc bươu đen. Ngày nay, ốc bươu đen trong tự nhiên không còn nhiều như trước, để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một số người chọn mô hình nuôi ốc bươu đen để khởi nghiệp…
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ

LNV - Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ở xã Hưng Long, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đang phát huy hiệu quả khi mang lại sản phẩm sạch, vừa góp phần giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho các thành viên.
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phước Hậu: Phát triển sản xuất rau công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu

Phước Hậu: Phát triển sản xuất rau công nghệ cao thích ứng biến đổi khí hậu

LNV - Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phước Hậu lần thứ XV (nhiệm kỳ 2020-2025) về chương trình đột phá ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) trong sản xuất rau, Hội Nông dân xã Phước Hậu, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An tích cực phối hợp các ngành tuyên truyền, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật như xây dựng nhà màng, hệ thống tưới tự động, sử dụng phân hữu cơ, thuốc sinh học, sản xuất rau VietGAP...
Đền Gia Định: Lễ kỷ niệm 135 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đền Gia Định: Lễ kỷ niệm 135 năm sinh nhật Chủ tịch Hồ Chí Minh

LNV - Sáng ngày 17/5, tại Đền Gia Định (ấp Ba Sòng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP. HCM), CLB Truyền thống kháng chiến Khối Quân Dân Chính Đảng Gia Định
An Giang: Xã Mỹ Hoà Hưng đạt nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất

An Giang: Xã Mỹ Hoà Hưng đạt nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất

LNV - Nằm yên bình bên dòng sông Hậu hiền hòa, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên) khoác lên mình tấm áo mới rạng rỡ. Không chỉ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, Mỹ Hòa Hưng đã vươn mình trở thành một điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu trong lĩnh vực tổ chức sản xuất, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao đời sống kinh tế - xã hội.
Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

Giữ lửa nghề xưa giữa lòng quê Quảng Ngãi

LNV - Giữa miền quê thanh bình ở xã Hành Nhân (Nghĩa Hành), lò nấu đường truyền thống “Ông Năm” luôn đỏ lửa mỗi tuần. Hương mật mía lan tỏa khắp nơi, gợi nhớ ký ức ngọt ngào của một thời gian khó, về một nghề truyền thống từng gắn bó với biết bao thế hệ.
Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

Làng nghề truyền thống ở Quảng Hòa

LNV - Sâu trong những ngôi làng bình dị của huyện Quảng Hòa (Cao Bằng), những làng nghề truyền thống vẫn lặng lẽ giữ lửa qua bao thế hệ. Từ nghề làm ngói âm dương, làm giấy bản đến rèn dao, mỗi sản phẩm không chỉ là kết tinh của bàn tay khéo léo mà còn là minh chứng sống động cho bản sắc văn hóa địa phương. Giữa nhịp sống hiện đại, những làng nghề ấy đang từng bước hồi sinh, góp phần gìn giữ hồn quê và tạo sinh kế bền vững cho người dân.
Giao diện di động