Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

55 năm thực hiện Di chúc Hồ Chí Minh: Không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân

LNV - “Phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân” là mục đích cả đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó, không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân...

“Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”

Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là người đầu tiên phát hiện ra sức mạnh vĩ đại của Nhân dân, nhưng là người đã đánh giá và phát huy một cách hiệu quả nhất vai trò của Nhân dân trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người quan niệm “dân” - là bao gồm tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc, giàu nghèo, gái trai…, nghĩa là những "đồng bào", những "con Rồng cháu Tiên", trong đó cốt lõi là công nhân, nông dân và trí thức (công-nông-trí). Với Người, Nhân dân, khi được tập hợp, đoàn kết thành một khối vững chắc, chính là cội nguồn sức mạnh của dân tộc. Và thực tế đã chứng minh, trong suốt mấy chục năm trường kỳ kháng chiến chống giặc ngoại xâm, Nhân dân ta, vừa là lực lượng chiến đấu chính, vừa là hậu phương vững chắc, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã làm nên những chiến tích vẻ vang, được cả thế giới ca ngợi.

Do đó, quan điểm nhất quán, xuyên suốt các thời kỳ cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: tất cả mọi quyền lực đều thuộc về Nhân dân; Nhân dân lao động là người làm chủ, còn Đảng, Chính phủ cũng như cán bộ, đảng viên, công chức là công bộc, đầy tớ của Nhân dân. Người thường nhắc nhở Đảng, Chính phủ: việc gì có lợi cho dân, dù nhỏ cũng cố gắng làm; việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng phải hết sức tránh; phải làm cho dân có ăn, có mặc, được học hành; Đảng không có mục đích nào khác là vì lợi ích của Nhân dân; nếu dân rét, dân đói, dân ốm, dân dốt là Đảng và Chính phủ có lỗi... Vì vậy, cán bộ Đảng và chính quyền từ trên xuống dưới, đều phải hết sức quan tâm, chăm lo đến đời sống của Nhân dân, phải đặt quyền lợi của Nhân dân lên trên hết.

Ai cũng có mơ ước cho riêng mình. Nhưng với Chủ tịch Hồ Chí Minh, mơ ước lớn nhất của Người - “ham muốn tột bậc” của Người chính là “làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. (2)

Ngay từ năm 1945, khi nước nhà vừa giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên một quan điểm bất hủ: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì” (3), “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” (4). Vì thế, ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Người cùng Chính phủ đã xác định rõ những nhiệm vụ cấp bách cần tập trung giải quyết, trong đó việc chống nạn đói, nạn dốt và xóa các tệ nạn xã hội; bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò; thực hiện quyền tự do, dân chủ... là những bước đi quan trọng để từng bước chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân.

Khi miền Bắc bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, trở thành hậu phương của tiền tuyến lớn miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định, chăm lo đời sống, hạnh phúc của Nhân dân là một trong những mục tiêu quan trọng của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Nhà nước ta hướng tới: “Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: Chủ nghĩa xã hội không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, trước hết là Nhân dân lao động” (5). Người diễn giải mục đích tổng quát này thành các tiêu chí cụ thể: Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho Nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc, già không lao động được thì nghỉ… Xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt.

Trong bài nói chuyện tại Lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Ðảng (ngày 5/1/1960), Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Hễ còn một người Việt Nam bị bóc lột, bị nghèo nàn, thì Đảng vẫn đau thương, cho đó là vì mình chưa làm tròn nhiệm vụ. Cho nên Đảng vừa phải lo tính công việc lớn như đổi mới nền kinh tế và văn hóa lạc hậu của nước ta thành nền văn hóa tiên tiến, đồng thời luôn luôn quan tâm đến những công việc nhỏ như tương, cà mắm, muối cần thiết cho đời sống hàng ngày của Nhân dân”. (6)

Trước lúc đi xa, trong Bản Di chúc lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành riêng một đoạn để dặn dò Đảng ta về việc nâng cao đời sống của Nhân dân. Người viết: “NHÂN DÂN LAO ĐỘNG ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ, bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều nǎm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. (7)

Trong lần sửa Di chúc vào tháng 5/1968, khi đề cập đến công việc phải làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân thắng lợi, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, xây dựng và phát triển đất nước sau kết thúc chiến tranh luôn là một nhiệm vụ “rất to lớn, nặng nề và phức tạp, mà cũng rất vẻ vang”. Đó là “một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”. Ðể giành lấy thắng lợi trong cuộc “chiến đấu” ấy, Đảng và Chính phủ không chỉ cần tiến hành “khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế”; “phát triển công tác vệ sinh, y tế”; “sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của Nhân dân”; “củng cố quốc phòng”... mà còn phải động viên toàn dân, tổ chức, giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân và tạo điều kiện cho Nhân dân tự xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc của mình.

Người còn dặn Đảng ta phải quan tâm đến tất thảy các tầng lớp Nhân dân, nhất là những nhóm người yếu thế, như: thương binh - “phải tìm mọi cách cho họ có nơi ăn chốn ở yên ổn, đồng thời mở những lớp dạy nghề thích hợp với mỗi người để họ có thể dần dần tự lực cánh sinh” (8); phụ nữ - “phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày càng thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc, kể cả việc lãnh đạo” (9); và cả những nạn nhân của xã hội cũ (như trộm cắp, cờ bạc, buôn lậu…) - “phải vừa giáo dục vừa phải dùng pháp luật để cải tạo họ, giúp họ trở nên những lao động lương thiện”... (10)

Đây là những lời dặn thể hiện tình nhân ái bao la, chủ nghĩa nhân văn sâu sắc của vị lãnh tụ dân tộc, người anh hùng cách mạng suốt phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của Nhân dân.

Bác Hồ trò chuyện với bà con xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (1954) Ảnh: Tư liệu

Không ngừng chăm lo, nâng cao đời sống của Nhân dân theo lời dặn của Bác

Ngày 9/9/1969, Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất, đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, có đoạn: “Vĩnh biệt Người, chúng ta thề: Đem hết sức mình tiếp tục phấn đấu thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Người đã vạch ra cho giai cấp công nhân và Nhân dân ta, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho đồng bào”.

Thực hiện lời thề đó, trong suốt 55 năm qua, kể cả khi đất nước còn đang chiến tranh cho đến khi đã hòa bình, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo cuộc sống của Nhân dân, luôn lấy người dân làm trung tâm, là mục tiêu, động lực, nguồn lực để phát triển bền vững đất nước.

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chăm lo đời sống Nhân dân đã được Đảng và Nhà nước ta vận dụng, cụ thể hóa trong Hiến pháp, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm, 5 năm và kế hoạch hằng năm; thể hiện trong từng chế độ, chính sách phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa, xã hội của đất nước. Đặc biệt, các chủ trương, chính sách về phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà nước luôn hướng tới mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân.

Đến nay, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực. Từ một quốc gia bị chia cắt hai miền, chìm ngập trong khói lửa chiến tranh, ra khỏi cuộc chiến tranh với đầy thương tích... Việt Nam đã trở thành một quốc gia hòa bình, thống nhất, Nhân dân được sống trong độc lập, tự do, hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới.

Quy mô GDP không ngừng được mở rộng, năm 2023 đạt 430 tỷ USD, trở thành nền kinh tế lớn thứ năm trong ASEAN. GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.300 USD, tăng 54 lần so với năm 1975 (80 USD); Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước có thu nhập thấp từ năm 2008. Từ một nước bị thiếu lương thực, đến nay Việt Nam không những đã bảo đảm an ninh lương thực mà còn trở thành một nước xuất khẩu gạo và nhiều nông sản khác đứng hàng đầu thế giới.

Đi đôi với tăng trưởng kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, nhờ đó đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân không ngừng được cải thiện, mức sống và chất lượng sống ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo trung bình mỗi năm giảm đều khoảng 1,5% - từ 58% (theo chuẩn cũ) năm 1993 xuống chỉ còn 2,93% (theo chuẩn nghèo đa chiều) năm 2023.

Hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả.

Tính đến hết tháng 6/2024, cả nước có 6.274/8.162 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt tỷ lệ 76,86%); trong đó, có 2.115 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Hầu hết các xã nông thôn đều có đường ô tô đến trung tâm, có điện lưới quốc gia, trường tiểu học và trung học cơ sở, trạm y tế và đặc biệt là phủ sóng 4G đến cả những xã vùng sâu, vùng xa.

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống người lao động, nhất là các nhóm yếu thế, đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng từ 62 tuổi năm 1990 lên 73,7 tuổi năm 2023. Năm 2023, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đạt mức 0,726, thuộc nhóm các nước có trình độ phát triển con người ở mức cao của thế giới. Liên hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc hiện thực hóa Mục tiêu Thiên niên kỷ.

Tiếp tục thực hiện lời dặn của Người, mới đây, trong bài viết “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nhấn mạnh: “Kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”; mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu; bảo đảm mọi người dân đều được thụ hưởng những thành quả của đổi mới, phát triển, được sống hạnh phúc trong môi trường an ninh, an toàn, không ai bị bỏ lại phía sau”. (11)

Nhìn lại 55 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta không khỏi tự hào, phấn khởi, vui mừng với những điều đã làm được theo lời căn dặn của Bác. Qua đó càng thấy rõ, tư tưởng về chăm lo đời sống Nhân dân của Người còn giữ nguyên giá trị, soi đường cho cách mạng Việt Nam vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

PV

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực

LNV – Trong thời gian qua, Trung tâm khuyến nông tỉnh Thanh Hóa đã triển khai xây dựng được 20 mô hình trình diễn trên địa bàn 47 xã. Tập trung xây dựng các mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực của tỉnh theo hướng hữu cơ, VietGAP; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã

LNV - Sáng 30 tháng 6/2025 tại thành phố Hải Phòng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về dự lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện thành lập tổ chức đảng chỉ định cấp ủy hội đồng nhân dân ủy ban nhân dân ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố xã, phường, đặc khu .
Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu tổ chức lễ công bố Quyết định của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa hai nghề thủ công truyền thống là nghề làm bánh tráng An Ngãi và nghề làm bánh hỏi An Nhứt vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử

LNV - Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử cải cách bộ máy nhà nước Việt Nam như một dấu mốc mang tính đột phá và kiến tạo, cũng như lịch sử xây dựng và phát triển đất nước nói chung.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến

LNV - Chiều 30/6, Tỉnh ủy Bình Định tổ chức Hội nghị công bố và trao quyết định nghỉ hưu đối với cán bộ thuộc diện Ban Bí thư và Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý.
TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới

LNV - Sáng ngày 30/6, Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập TP. HCM, Đảng bộ TP. HCM, chỉ định nhân sự lãnh đạo TP. HCM sau sáp nhập tỉnh diễn ra tại Học viện Cán bộ TP. HCM (số 324 đường Chu Văn An, phường 12, quận Bình Thạnh).

Tin khác

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng

LNV - Sáng 30/6, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Định, trong không khí trang trọng, xúc động và đầy niềm tin, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân hai tỉnh Gia Lai và Bình Định cùng nhau chứng kiến thời khắc lịch sử tại Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, xã, phường.
TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia

LNV – Nhằm tôn vinh giá trị di sản và quảng bá Bảo vật Quốc gia, ngày 29/6, Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM đã tổ chức Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử thành phố. Đồng thời, kết hợp khai mạc trưng bày chuyên đề “Bảo vật Quốc gia - Những kiệt tác di sản tại TP. HCM”.
Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội

LNV - Sáng 30-6, 34 tỉnh, thành phố trên cả nước đồng loạt tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội, Quyết định của Trung ương, Quyết định của địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính, thành lập các tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố, các xã, phường, đặc khu.
Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới

Thanh Hóa: Thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới

LNV – Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã ban hành Quyết định số 2069/QĐ-UBND về việc thành lập 26 trung tâm dịch vụ nông nghiệp mới trên cơ sở tổ chức lại các trung tâm dịch vụ nông nghiệp cấp huyện, thị xã, thành phố hiện có. Các trung tâm được chuyển về trực thuộc Sở Nông nghiệp và Môi trường quản lý.
Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9

Quốc hội họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9

LNV - Quốc hội sẽ họp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 9 vào ngày mai (27/6). Đây là kỳ họp có nhiều nội dung quan trọng, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII - Hội nghị lịch sử, bàn về những quyết sách lịch sử trong giai đoạn Cách mạng mới của nước ta, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới

Thanh Hóa: Công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Sáng 27/6, tỉnh Thanh Hoá tổ chức lễ công bố huyện Ngọc Lặc đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024.
Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại

Vương quốc Anh kêu gọi hợp tác với Việt Nam trong Chiến lược Công nghiệp Hiện đại

LNV - Mới đây, vào ngày 26/6, Vương quốc Anh chính thức công bố Chiến lược Công nghiệp Hiện đại (UK’s Modern Industrial Strategy) mới; kêu gọi hợp tác toàn cầu đặc biệt với những đối tác đáng tin cậy như Việt Nam cùng xây dựng một tương lai bền vững, thịnh vượng hơn.
Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt

Vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền hai cấp tỉnh Gia Lai mới thông suốt

LNV - Chiều 25/6, tỉnh Bình Định phối hợp cùng tỉnh Gia Lai tổ chức vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm đảm bảo việc chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/2025 theo mô hình tinh gọn, hiện đại và liên thông toàn diện của tỉnh Gia Lai mới.
Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025

Hướng dẫn sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025

LNV - Cục Thuế đã có hướng dẫn một số nội dung cơ bản để về việc sử dụng số định danh cá nhân thay cho mã số thuế từ ngày 1-7-2025.
Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

LNV - Ngày 30-5-2025, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1038/QĐ-TTg công nhận tỉnh Tiền Giang hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

Phái đoàn Thương mại Năng lượng Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác cho ngành điện gió ngoài khơi tại Anh

LNV - Từ ngày 16 - 23/6/2025, Phái đoàn Năng lượng Việt Nam với 12 đại biểu đã thực hiện chuyến thăm và làm việc tại Vương quốc Anh, nhằm học hỏi kinh nghiệm quốc tế, mở rộng cơ hội hợp tác, kết nối với các đối tác tiềm năng trong ngành điện gió ngoài khơi.
Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín

Lễ khởi công xây dựng đình làng Đốc Tín

LNV - Sáng 19/6/2025 Đảng ủy’ HĐND, UBND xã Vạn Tín, Công ty Cổ phần xây dựng số 9; Ông Nguyễn Văn Hải Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; Ông Lê Văn Trang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức; ông Nguyễn Văn Vỹ - Giám đốc Trung tâm VHTT huyện Mỹ Đức đã dự lễ khởi công xây dựng Đình làng Đốc Tín, xã Vạn Tín, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội.
Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024

Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới 2024

LNV - Ngày 22/6/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1226/QĐ-TTg, chính thức công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới cấp thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là kết quả của quá trình hơn một thập kỷ triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, với quyết tâm chính trị cao, sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của người dân Thủ đô.
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững

Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững

LNV - Không chỉ là chính sách hỗ trợ đơn thuần, hoạt động khuyến công tại tỉnh Bắc Kạn đang đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp nông thôn. Đây được xem là “đòn bẩy” giúp công nghiệp nông thôn của một tỉnh miền núi từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế khu vực.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Giao diện di động