Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 36°C Thừa Thiên Huế

Thừa Thiên Huế: Khởi nghiệp tại mảnh đất quê nhà

LNV - Từ những phong trào thi đua “thanh niên lập thân, lập nghiệp” đã xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên điển hình vượt qua khó khăn, vươn lên làm giàu trên chính đất quê hương mình. Mô hình kinh tế của thanh niên trẻ Hoàng Công Tấn ở thôn Cao Xá, xã Phong Hiền (Phong Điền) là một trong số đó.
Khởi nghiệp với mô hình nuôi cá lăng, cá chạch ao
Mô hình nuôi bò của anh Tấn

Hoàng Công Tấn sinh năm 1986, trong một gia đình nông dân nghèo nên phải bỏ học giữa chừng để cùng gia đình lo kiếm kế mưu sinh. Năm 2010, anh tham xuất khẩu lao động, khi hết hạn lao động ở nước ngoài, anh Tấn trở về địa phương với khát vọng làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Anh loay hoay tìm kiếm mô hình kinh tế thật sự mang lại hiệu quả và phù hợp với thế mạnh của địa phương cũng như kinh tế của gia đình.

Anh quyết định gắn bó với nông nghiệp, nhưng không thể theo cách làm cũ mà phải thay đổi tư duy, cách làm hay, muốn thành công phải theo hướng sản xuất hàng hóa. Trong những ngày đầu làm kinh tế gặp phải không ít khó khăn vì thiếu vốn, thiếu kiến thức và kinh nghiệm sản xuất. Nhưng với ý chí và tinh thần dám nghĩ, dám làm của một thanh niên trẻ cùng với sự quan tâm, khích lệ của các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, Tấn thành lập trang trại có quy mô lớn đầu tiên tại xã Phong Hiền.

Năm 2015, với số vốn ít ỏi dành dụm được khi tham gia xuất khẩu lao động, cùng với việc vay mượn từ các nguồn vốn ưu đãi, trên mảnh đất khoảng 2.000m2 tại xứ Cồn, thôn Cao Xá, xã Phong Hiền, Hoàng Công Tấn đã mày mò xây dựng trang trại.

Bước đầu, anh tập trung vào chăn nuôi, phát triển đàn gà thương phẩm để lấy ngắn nuôi dài. Với kinh nghiệm gần như bằng không, Tấn đã gặp phải không ít khó khăn khi vật nuôi gặp bệnh, rồi đầu ra sản phẩm không ổn định, không ít lần muốn bỏ cuộc. Nhưng không nản chí, anh liên hệ với các giảng viên Trường đại học Nông lâm (Đại học Huế) để nhờ sự giúp đỡ, rồi tích lũy kinh nghiệm qua quá trình chăn nuôi.

Để chủ động trong chăn nuôi, anh xin mở rộng đất để phát triển đồng cỏ tươi cho chăn nuôi bò. Anh mua sắm nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất như máy quấn rơm để tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp nhằm đảm bảo thức ăn tươi cho đàn bò trong mùa mưa kéo dài. Tận dụng mặt nước có sẵn cho việc tưới tiêu, trang trại của anh đang có kế hoạch nuôi cá thương phẩm nhằm sử dụng tối đa nguồn thức ăn dư thừa từ quá trình chăn nuôi gia súc. Anh còn xúc tiến thành lập một lò mổ gia súc tập trung ngay gần trang trại của mình, nhằm đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp sạch cho trang trại cũng như của bà con nông dân trong vùng.

Đến nay, trang trại của anh có tổng diện tích lên đến hơn 2,5ha. Trong đó, diện tích chuồng trại và nhà kho rộng hơn 0,5ha, 2ha trồng cỏ chăn nuôi, chưa kể diện tích mặt nước và các công trình phụ trợ. Hiện tại, đàn bò của anh mỗi lứa nuôi lên đến 60 con, chủ yếu là bò thịt để cung cấp cho thị trường. Anh cũng tập trung đầu tư vào đàn gà, kể cả gà giống và gà thương phẩm, mỗi lứa nuôi trên 1.000 con.

Hằng năm, tổng doanh thu từ trang trại của anh Hoàng Công Tấn ước đạt trên 450 triệu đồng, sau khi trừ các chi phí mỗi năm lãi ròng 190 triệu đồng. Trang trại đã tạo việc làm thường xuyên cho 5 lao động trong độ tuổi thanh niên tại địa phương. Trang trại của anh Tấn còn là nơi tiến hành nhiều thử nghiệm các nghiên cứu khoa học về ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong nông nghiệp của các giảng viên và là địa chỉ thực tập uy tín đối với sinh viên các chuyên ngành trồng trọt và chăn nuôi của Trường đại học Nông lâm. Đây có thể xem là điểm sáng trong việc phát triển nông nghiệp theo hướng đổi mới kết hợp các nhà: Nhà sản xuất, nhà trường, nhà khoa học và thị trường.

Ngoài việc sản xuất, anh Hoàng Công Tấn còn chia sẻ kinh nghiệm quý giá của mình cho các bạn thanh niên quan tâm đến khởi nghiệp trong nông nghiệp. Anh luôn tích tham gia vào các hoạt động xã hội của Hội Liên hiệp Thanh niên và các phong trào tại địa phương. Với sự quyết tâm không ngại khó ngại khổ, đoàn viên thanh niên Hoàng Công Tấn đã khẳng định được tinh thần "dám nghĩ, dám làm", ý chí vươn lên của tuổi trẻ; xứng đáng là tấm gương sáng để các đoàn viên thanh niên khác học tập và noi theo.
Thế Nga

Tin liên quan

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.

Tin mới hơn

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

LNV - Với mong muốn đem cà phê sạch đến với người tiêu dùng, tăng giá trị nông sản của nhà nông, nhiều năm qua chị Lưu Thị Thùy Trang (SN 1992, Giám đốc Pró Farm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã vận động và liên kết với nhiều nông hộ trồng cà phê theo hướng hữu cơ.
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

LNV - Là người con của vùng đất Ngọc Lục Yên, từ nhỏ, anh Hoàng Văn Khương ở thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên đã có niềm đam mê với những sản phẩm đá quý. Bởi vậy, khi trưởng thành, đứng trước sự lựa chọn của rất nhiều ngành, nghề, những trăn trở về tương lai, anh đã quyết định chọn nghề mà mình yêu thích, đó là điêu khắc đá mỹ nghệ.
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.

Tin khác

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

LNV - Sau thời gian tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, năm 2021, anh Phạm Mạnh Cường, ở thôn Đông Chiểu, xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bắt đầu khởi nghiệp với nông nghiệp sạch.
TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

LNV - Sáng ngày 22/10, buổi lễ khai trương trở lại khu phức hợp Wah Fu vừa được diễn ra tại Quận 5 (TP. HCM). Đây là công trình do Công ty TNHH Wah Fu Palace (Wah Fu) làm chủ đầu tư.
Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

LNV - Nông nghiệp sinh thái là giải pháp giúp Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thực hiện cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đó cũng là lĩnh vực tạo cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ ngày nay.
Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

LNV - Không chỉ tô thắm thêm cho bức tranh quê Bác thanh bình, yên ả; những bông sen ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã trở thành sản phẩm hàng hóa được chế biến sâu theo du khách về với muôn nơi.
Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

LNV - Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà, anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) quyết chí làm giàu bằng nghề mộc truyền thống của địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo cùng quyết tâm theo nghề, nỗ lực của bản thân và đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Phương đã phát triển nghề mộc giúp cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.
Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

LNV - Ở giữa vùng núi rộng lớn của huyện Kỳ Sơn, có một chàng trái tên là Moong Văn Sơn (29 tuổi) đang miệt mài lao động để vươn lên thoát nghèo.
Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

LNV - Anh Hà Văn Nam – Giám đốc Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế không chỉ là một doanh nhân giỏi trong hoạt động kinh doanh mà còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện như hiến máu nhân đạo, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo…
Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

LNV - Thời gian qua, phong trào đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp với hơn 3.600 đoàn viên sinh hoạt tại 28 cơ sở đoàn luôn được Huyện đoàn Võ Nhai quan tâm triển khai. Qua phong trào, nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ đã đem lại hiệu quả cao.
An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

LNV - Từ con cua đồng gần gũi, thân thuộc với bà con vùng sông nước, qua sự sáng tạo, cùng với tinh thần cầu tiến của Lê Hữu Ý (khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), chúng biến thành cua muối, được phản hồi tích cực từ thị trường.
Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

LNV - Mạnh dạn đầu tư nuôi gà đẻ lấy trứng với quy mô lớn và hiện đại, anh Nguyễn Quang Hạnh, thôn Tiên Phong, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương đã trở thành tấm gương thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương với doanh thu hằng năm lên đến hàng tỷ đồng.
Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

LNV - Ngày 1/8, Hội LHPN thành phố Hội An tổ chức diễn đàn “Phụ nữ Hội An khởi nghiệp sáng tạo với mô hình Workshop” năm 2023. Diễn đàn để hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày hội Techfest lần thứ 4 của tỉnh diễn ra vào tháng 8 này.
Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

LNV - Với tinh thần quyết tâm lập nghiệp, anh Lê Văn Lợi (30 tuổi, huyện Mỹ Đức, tỉnh Long An) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, tìm hiểu và xây dựng mô hình trồng ớt trái xen canh cây đu đủ.
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương

OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.
Khởi nghiệp trên vùng đất khó

Khởi nghiệp trên vùng đất khó

LNV - Nhờ mạnh dạn, chịu khó, quyết tâm làm giàu, anh Giàng Mí Sùng, sinh năm 1992, thôn Tả Kha, thị trấn Phố Bảng (Đồng Văn, Hà Giang) đã thực hiện hiệu quả mô hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt ngay trên mảnh đất nghèo khó của quê hương, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động