Kỳ Sơn (Nghệ An): Giữ lửa nghề rèn ở bản Mông
Hiện nay bản có 83 hộ với khoảng 445 nhân khẩu người Mông sinh sống. Hầu hết người dân trong bản là người từ xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn) di cư xuống khoảng những năm 1970 đến nay. Ban đầu là mươi lăm hộ xuống đây khai phá, sau đó dần đưa thêm những hộ khác để hình thành một bản làng như hiện nay. Sống chủ yếu là vùng núi cao, khá biệt lập với các cộng đồng khác,lại thuộc khu vực giao thông đi lại khó khăn, nên việc tự túc sản xuất các trang thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt là vấn đề quan trọng của người Mông. Hầu hết các bản là người Mông có nhiều lò rèn hoạt động quanh năm. Các lò rèn này sản xuất, sửa chữa các công cụ sản xuất và sinh hoạt cho các gia đình trong bản, thậm chí cả khu vực xung quanh. Từ dao, cuốc, rìu, liềm,…đến kiềng bếp và một số vật dụng bằng sắt thép trong gia đình. Người thợ rèn vừa sản xuất những công cụ, thiết bị mới để bán cho người khác, hoặc sửa chữa, tái chế lại các công cụ cho các hộ gia đình. Đổi lại,các hộ gia đình trả tiền mua công cụ, hoặc trả các loại nông sản, hàng hóa hay nguyên liệu như sắt thép, củi … cho thợ rèn. Trình độ rèn của người Mông tinh xảo nên các sản phẩm của họ được cộng đồng rất ưa chuộng. Những con dao của họ không chỉ bền, sắc mà còn đẹp. Những chiếc rìu, chiếc quốc do người Mông rèn cũng đạt chất lượng cao hơn nghề rèn của nhiều cộng đồng khác.Thậm chí, từ rất lâu trước đây, người Mông có thể tự khoan được nòng súng chính xác bằng thủ công và tạo ra những khẩu súng trường tốt để phục vụ săn bắn cũng như bảo vệ làng bản.
Hiện nay, cả bản Hợp thành chỉ còn một lò rèn của một hộ gia đình còn hoạt động thường xuyên. Đó là lò rèn của ông Lỳ Xía Chớ ở khu vực Trung tâm của bản. Ông Chớ sinh năm 1949,quê ở xã Mường Lống, di cư xuống Hợp thành từ cuối những năm 1970. Trước đây, trong bản có 6-7 lò rèn cùng hoạt động. Theo kinh nghiệm của người Mông, thợ rèn phải vào rừng tìm chặt những cây gỗ cứng như cây đẻ, cây táu để đốt làm than. Họ đào hố sâu xuống đất, chặt củi và chất xuống rồi đốt cháy, sau đó lấp đất lại. Khoảng 3-4 ngày sau thì đào đất lên để lấy than. Loại than như vậy thì mới đủ chất lượng đề rèn những sản phẩm yêu cầu độ cứng cao và sắc. Khó khăn lớn nhất là kiếm sắt để làm nguyên liệu rèn. Nguồn đầu tiên là thu mua các công cụ sản xuất hay sinh hoạt đã hỏng. Rồi tìm mua các thanh sắt thép từ nơi khác, tốt nhất là mua được các nhíp ô tô hay một số thanh sắt khác. Người rèn phải mang sản phẩm của mình hoặc các nông lâm sản đi đổi lấy các nguyên liệu.
“Người Mông sống ở vùng núi cao nương rẫy có nhiều đá và đất cứng nên công cụ cũng phải cứng và sắc thì mới sử dụng tốt và dùng được lâu.Vậy nên rèn cũng phải lựa chọn loại than và loại sắt đạt tiêu chuẩn. Chọn than thì phải xem sự chắc chắn, độ óng và cả kích thước than để than than được đượm, cháy được lâu và có nhiệt độ cao. Còn chọn sắt thép thì tìm các thanh sắt mà cầm búa hay đá gõ vào phát ra tiếng đanh và dài thì đó là sắt tốt để rèn”, ông Chớ chia sẻ thêm.
Lò rèn và nghề rèn cũng có vị thế quan trọng trong đời sống của người Mông nên việc xây dựng lò rèn rất được coi trọng.
Khoảng hơn 10 năm trở về trước, bản Hợp thành còn 3-4 lò rèn, nhiều thanh niên cũng tham gia vào nghề rèn giúp đỡ gia đình và cũng là để học nghề. Nhưng trong mấy năm trở lại đây thanh nên kéo nhau đi làm Công ty ở các đô thị luwthu nhập cao hơn nên nghề làm rèn chỉ còn người già làm là chủ yếu. Và càng ngày càng ít đi, giờ chỉ còn gia đình nhà ông Chớ là tiếp tục nghề truyền thống này. Ông chủ yếu là sửa chữa rìu, cuốc, liềm, dao…cho người dân trong bản và vùng xung quanh. Rèn dao nhọn để bán cho khách ở các nơi khác từ Kỳ Sơn, Tương Dương đến xa hơn như thành phố Vinh và một số người vùng xuôi khác lên mua. Nhiều người đặt ông hai chục con dao một lần lấy về để bán. Có năm ông bán được hơn hai trăm con dao do mình rèn. Con dao loại nhỏ thì giá 100 ngàn, loại vừa thì giá 200 ngàn còn loại lớn hơn thì giá 300 ngàn.Trung bình mỗi năm ông cũng có thu nhập khoảng hơn 30 triệu từ nghề rèn. Đây là nguồn thu nhập tương đối cao với một người đã ngoài 70 tuổi ở bản Hợp thành.Thu nhập đó giúp ông không chỉ trang trải cuộc sống của hai ông bà mà còn giúp đỡ con cái và đóng tiền học cho cháu. Dù làm nghề rèn đã đem lại một khoản thu nhập như vậy nhưng nghề rèn vẫn ngày dần mai một.
Ông Chớ cho biết, làm rèn bây giờ đỡ vất vả hơn trước, có thể dùng than đá, có bếp thổi và có cả máy mài nên làm nhanh hơn. Dù tuổi cao sức yếu nhưngngười làm nghề lâu năm như ông vẫn cố gắng giữ nghề của cha ông để lại, để nhớ về cội nguồn. Ông mong được truyền nghề cho thế hệ trẻ để nghề rèn của người Mông ở Hợp Thành không bị mất đi…
Trong quá trình phát triển, nghề rèn của người Mông cũng như nhiều nghề thủ công khác cũng bị mai một dần. Trước đây, hầu hết các công cụ, thiết bị đều dựa vào nghề rèn của người dân trong bản. Còn hiện nay, thị trường phát triển đã cũng cấp cho người dân nhiều sự lựa chọn hơn với giá thành rẻ hơn. Hợp thành chỉ cách thị trấn khoảng 15km,đường đi lại dễ dàng nên người dân mua các công cụ,thiết bị từ chợ ngày càng phổ biến hơn. Cùng với đó, sự thay đổi trong sản xuất là nhân tố tác động mạnh mẽ. Người Mông ở vùng đỉnh núi cánh tác nương rẫy là chủ yếu nên sử dụng nhiều công cụ sản xuất từ nghề rèn. Còn khi di cư xuống vùng Hợp thành thì diện tích nương rẫy ít hơn, số hộ canh tác nương rẫy cũng ngày càng giảm dần…. Để giữ gìn các yếu tố văn hóa truyền thống tộc người Mông, trong đó có những nghề thủ công như nghề rèn là một điều kiện cần thiết. Nhưng chỉ dựa vào nỗ lực giữ nghề của người già như ông Chớ thì e rằng sẽ khó mà thành hiện thực.
Trong bối cảnh dịch bệnh do Covid-19 gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc làm ở các khu công nghiệp. Thanh niên ở vùng dân tộc thiểu số từ các đô thị lần lượt hồi hương về quê và làm sao để tạo công ăn việc làm cho họ trở thành vấn đề quan trọng của các địa phương. Thiết nghĩ việc khôi phục các ngành thủ công truyền thống địa phương và thu hút lao động trẻ là một mũi tên trúng nhiều đích. Góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của nghề truyền thống.
Bài và ảnh Chế Vinh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Đỗ Phi Thường với đôi bàn tay vàng
11:56 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề dệt lụa làng Đốc Tín vang bóng một thời
11:55 | 11/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp Hội Làng nghề TP Hải Phòng trao tặng danh hiệu Nghệ nhân - Bàn tay vàng Làng nghề năm 2025.
21:55 Tin tức

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công