Kỳ Sơn (Nghệ An): Giữ lửa nghề rèn ở bản Mông
Hiện nay bản có 83 hộ với khoảng 445 nhân khẩu người Mông sinh sống. Hầu hết người dân trong bản là người từ xã Mường Lống (huyện Kỳ Sơn) di cư xuống khoảng những năm 1970 đến nay. Ban đầu là mươi lăm hộ xuống đây khai phá, sau đó dần đưa thêm những hộ khác để hình thành một bản làng như hiện nay. Sống chủ yếu là vùng núi cao, khá biệt lập với các cộng đồng khác,lại thuộc khu vực giao thông đi lại khó khăn, nên việc tự túc sản xuất các trang thiết bị phục vụ sản xuất và sinh hoạt là vấn đề quan trọng của người Mông. Hầu hết các bản là người Mông có nhiều lò rèn hoạt động quanh năm. Các lò rèn này sản xuất, sửa chữa các công cụ sản xuất và sinh hoạt cho các gia đình trong bản, thậm chí cả khu vực xung quanh. Từ dao, cuốc, rìu, liềm,…đến kiềng bếp và một số vật dụng bằng sắt thép trong gia đình. Người thợ rèn vừa sản xuất những công cụ, thiết bị mới để bán cho người khác, hoặc sửa chữa, tái chế lại các công cụ cho các hộ gia đình. Đổi lại,các hộ gia đình trả tiền mua công cụ, hoặc trả các loại nông sản, hàng hóa hay nguyên liệu như sắt thép, củi … cho thợ rèn. Trình độ rèn của người Mông tinh xảo nên các sản phẩm của họ được cộng đồng rất ưa chuộng. Những con dao của họ không chỉ bền, sắc mà còn đẹp. Những chiếc rìu, chiếc quốc do người Mông rèn cũng đạt chất lượng cao hơn nghề rèn của nhiều cộng đồng khác.Thậm chí, từ rất lâu trước đây, người Mông có thể tự khoan được nòng súng chính xác bằng thủ công và tạo ra những khẩu súng trường tốt để phục vụ săn bắn cũng như bảo vệ làng bản.
Hiện nay, cả bản Hợp thành chỉ còn một lò rèn của một hộ gia đình còn hoạt động thường xuyên. Đó là lò rèn của ông Lỳ Xía Chớ ở khu vực Trung tâm của bản. Ông Chớ sinh năm 1949,quê ở xã Mường Lống, di cư xuống Hợp thành từ cuối những năm 1970. Trước đây, trong bản có 6-7 lò rèn cùng hoạt động. Theo kinh nghiệm của người Mông, thợ rèn phải vào rừng tìm chặt những cây gỗ cứng như cây đẻ, cây táu để đốt làm than. Họ đào hố sâu xuống đất, chặt củi và chất xuống rồi đốt cháy, sau đó lấp đất lại. Khoảng 3-4 ngày sau thì đào đất lên để lấy than. Loại than như vậy thì mới đủ chất lượng đề rèn những sản phẩm yêu cầu độ cứng cao và sắc. Khó khăn lớn nhất là kiếm sắt để làm nguyên liệu rèn. Nguồn đầu tiên là thu mua các công cụ sản xuất hay sinh hoạt đã hỏng. Rồi tìm mua các thanh sắt thép từ nơi khác, tốt nhất là mua được các nhíp ô tô hay một số thanh sắt khác. Người rèn phải mang sản phẩm của mình hoặc các nông lâm sản đi đổi lấy các nguyên liệu.
“Người Mông sống ở vùng núi cao nương rẫy có nhiều đá và đất cứng nên công cụ cũng phải cứng và sắc thì mới sử dụng tốt và dùng được lâu.Vậy nên rèn cũng phải lựa chọn loại than và loại sắt đạt tiêu chuẩn. Chọn than thì phải xem sự chắc chắn, độ óng và cả kích thước than để than than được đượm, cháy được lâu và có nhiệt độ cao. Còn chọn sắt thép thì tìm các thanh sắt mà cầm búa hay đá gõ vào phát ra tiếng đanh và dài thì đó là sắt tốt để rèn”, ông Chớ chia sẻ thêm.
Lò rèn và nghề rèn cũng có vị thế quan trọng trong đời sống của người Mông nên việc xây dựng lò rèn rất được coi trọng.
Khoảng hơn 10 năm trở về trước, bản Hợp thành còn 3-4 lò rèn, nhiều thanh niên cũng tham gia vào nghề rèn giúp đỡ gia đình và cũng là để học nghề. Nhưng trong mấy năm trở lại đây thanh nên kéo nhau đi làm Công ty ở các đô thị luwthu nhập cao hơn nên nghề làm rèn chỉ còn người già làm là chủ yếu. Và càng ngày càng ít đi, giờ chỉ còn gia đình nhà ông Chớ là tiếp tục nghề truyền thống này. Ông chủ yếu là sửa chữa rìu, cuốc, liềm, dao…cho người dân trong bản và vùng xung quanh. Rèn dao nhọn để bán cho khách ở các nơi khác từ Kỳ Sơn, Tương Dương đến xa hơn như thành phố Vinh và một số người vùng xuôi khác lên mua. Nhiều người đặt ông hai chục con dao một lần lấy về để bán. Có năm ông bán được hơn hai trăm con dao do mình rèn. Con dao loại nhỏ thì giá 100 ngàn, loại vừa thì giá 200 ngàn còn loại lớn hơn thì giá 300 ngàn.Trung bình mỗi năm ông cũng có thu nhập khoảng hơn 30 triệu từ nghề rèn. Đây là nguồn thu nhập tương đối cao với một người đã ngoài 70 tuổi ở bản Hợp thành.Thu nhập đó giúp ông không chỉ trang trải cuộc sống của hai ông bà mà còn giúp đỡ con cái và đóng tiền học cho cháu. Dù làm nghề rèn đã đem lại một khoản thu nhập như vậy nhưng nghề rèn vẫn ngày dần mai một.
Ông Chớ cho biết, làm rèn bây giờ đỡ vất vả hơn trước, có thể dùng than đá, có bếp thổi và có cả máy mài nên làm nhanh hơn. Dù tuổi cao sức yếu nhưngngười làm nghề lâu năm như ông vẫn cố gắng giữ nghề của cha ông để lại, để nhớ về cội nguồn. Ông mong được truyền nghề cho thế hệ trẻ để nghề rèn của người Mông ở Hợp Thành không bị mất đi…
Trong quá trình phát triển, nghề rèn của người Mông cũng như nhiều nghề thủ công khác cũng bị mai một dần. Trước đây, hầu hết các công cụ, thiết bị đều dựa vào nghề rèn của người dân trong bản. Còn hiện nay, thị trường phát triển đã cũng cấp cho người dân nhiều sự lựa chọn hơn với giá thành rẻ hơn. Hợp thành chỉ cách thị trấn khoảng 15km,đường đi lại dễ dàng nên người dân mua các công cụ,thiết bị từ chợ ngày càng phổ biến hơn. Cùng với đó, sự thay đổi trong sản xuất là nhân tố tác động mạnh mẽ. Người Mông ở vùng đỉnh núi cánh tác nương rẫy là chủ yếu nên sử dụng nhiều công cụ sản xuất từ nghề rèn. Còn khi di cư xuống vùng Hợp thành thì diện tích nương rẫy ít hơn, số hộ canh tác nương rẫy cũng ngày càng giảm dần…. Để giữ gìn các yếu tố văn hóa truyền thống tộc người Mông, trong đó có những nghề thủ công như nghề rèn là một điều kiện cần thiết. Nhưng chỉ dựa vào nỗ lực giữ nghề của người già như ông Chớ thì e rằng sẽ khó mà thành hiện thực.
Trong bối cảnh dịch bệnh do Covid-19 gây ra ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc làm ở các khu công nghiệp. Thanh niên ở vùng dân tộc thiểu số từ các đô thị lần lượt hồi hương về quê và làm sao để tạo công ăn việc làm cho họ trở thành vấn đề quan trọng của các địa phương. Thiết nghĩ việc khôi phục các ngành thủ công truyền thống địa phương và thu hút lao động trẻ là một mũi tên trúng nhiều đích. Góp phần tạo công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người dân, đồng thời bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của nghề truyền thống.
Bài và ảnh Chế Vinh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân
15:00 | 02/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá
23:50 | 01/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
23:38 | 30/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô
09:53 | 29/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024
09:08 | 28/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:46 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà
09:43 | 27/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 Làng nghề, nghệ nhân
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 OCOP
Bắc Kạn: Nỗ lực của hương trình xây dựng nông thôn mới, kết quả các huyện
09:25 Nông thôn mới
Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 Sức khỏe - Đời sống
Giải pháp phát triển thủ công mỹ nghệ bền vững
09:24 Nghiên cứu trao đổi