Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 26°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Mã số vùng trồng: Chìa khóa mở cửa nông sản ra thế giới

LNV - Một trong những yếu tố quan trọng và then chốt trong truy xuất nguồn gốc chính là vùng trồng, vùng sản xuất được cấp mã số. Mỗi vùng trồng có mã số sẽ tạo thêm niềm tin cho người tiêu dùng lựa chọn.



Vườn cam được trồng với quy chuẩn sản xuất sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

Với yêu cầu của người tiêu dùng hiện nay, truy xuất nguồn gốc sản phẩm là yêu cầu cần phải có đối với mỗi sản phẩm được tiêu thụ ra thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới.

Một trong những yếu tố quan trọng và then chốt trong truy xuất nguồn gốc chính là vùng trồng, vùng sản xuất được cấp mã số.

Mỗi vùng trồng có mã số sẽ tạo thêm niềm tin cho người tiêu dùng lựa chọn.

Yêu cầu quan trọng trong sản xuất hiện nay

Hiện nay, cung cấp mã số vùng trồng và quản lý mã số vùng trồng hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng thúc đẩy sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

Do đó, để đáp ứng yêu cầu và quy định hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng cao của thị trường thế giới, việc quản lý mã số vùng trồng cần được quan tâm, theo dõi chặt chẽ, thậm chí nâng cấp quản lý để tạo niềm tin tiêu dùng chắc chắn hơn.

Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thông), chia sẻ việc cấp mới, quản lý mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là một trong những ưu tiên hàng đầu của Cục Bảo vệ thực vật trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp.

[Xuất khẩu sầu riêng đi Trung Quốc: Cửa đã mở nhưng vẫn phải tính xa]

Hiện cả nước có khoảng 4.000 mã số vùng trồng và 2.000 cơ sở đóng gói trải dài trên 50 tỉnh, thành phố.

Đây là một con số rất lớn, đòi hỏi sự quan tâm, vào cuộc đồng bộ từ trung ương đến địa phương, của các cấp, bộ, ban, ngành.

Thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho thấy, trong 8 tháng năm 2022, kim ngạch xuất khẩu nông lâm, thủy sản đạt hơn 36,3tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Điều nay cho thấy thương mại nông sản ngày càng phát triển, ngành nông nghiệp có nhiệm vụ kép phải hoàn thành, đó là vừa đảm bảo tăng số lượng mã số vùng trồng được cấp mới theo đúng thông lệ quốc tế, vừa duy trì, quản lý chất lượng mã số vùng trồng đã cấp.

Trên cơ sở nhiệm vụ này, năm 2021, Cục Bảo vệ thực vật đã tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phương án giao khoảng 90% mã số vùng trồng cho địa phương chịu trách nhiệm quản lý.

Các địa phương có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra đối với việc cấp mới, thực hiện rà soát, đánh giá với các vùng đã có mã số, sau đó tổng hợp lại và gửi về Cục Bảo vệ thực vật.

Cục sẽ nghiên cứu, xem xét lại toàn bộ hồ sơ, trước khi gửi tới các nước có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa nông sản để xác nhận các mã số trên. Cục Bảo vệ thực vật sẽ làm đầu mối để liên hệ với các nước và thông tin cho địa phương.

Về phía địa phương, từ cấp quận, huyện, thị xã cho đến tỉnh, thành phố đều có trách nhiệm quản lý, duy trì mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói. Trong đó, tập trung vào 2 yếu tố tiên quyết, là các tiêu chí cấp mới mã số vùng trồng; và các yếu tố kỹ thuật để xem xét, đánh giá hồ sơ, cả trong lẫn ngoài vùng trồng, cơ sở sản xuất, đóng gói.

Chất lượng mã số vùng trồng là một vấn đề quan trọng, bởi các thị trường nhập khẩu nông sản của Việt Nam vẫn luôn phản ánh thông tin về Cục Bảo vệ thực vật trong trường hợp sản phẩm từ vùng trồng có đăng ký mã số không đạt chất lượng như yêu cầu.

Do đó, việc sản xuất nông nghiệp được cấp mã số vùng trồng và quản lý mã số vùng trồng hiệu quả, chất lượng phải luôn được gắn liền với chuỗi giá trị ngành hàng, là nền tảng tạo nên chất lượng giá trị ngành hàng từ khâu đầu tiên trong sản xuất.

Các địa phương ráo riết quản lý chặt chẽ

Cũng từ thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cả nước có 50 tỉnh, thành phố đã được cấp mã số vùng trồng với số lượng 4.000 mã số cho các loại sản phẩm nông nghiệp như trái cây, lúa gạo, càphê, tiêu, điều, gỗ...

Như vậy, trên tổng thể, các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam đều đã có một chứng nhận uy tín từ địa phương, đảm bảo chất lượng nông sản trước khi mở cửa đi ra thị trường thế giới.

Đơn cử, tỉnh An Giang là địa phương cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho xuất khẩu như gạo, trái cây, thủy sản…

Do vậy, việc trang bị kiến thức, nâng cao nhận thức của cán bộ, tổ chức, cá nhân và nông dân về mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu là rất cần thiết nhằm nâng cao giá trị nông sản, khai thác lợi thế nông nghiệp của các địa phương.

Cũng từ yêu cầu cấp thiết này, An Giang đã lên kế hoạch xây dựng cấp mã số vùng trồng cho các loại nông sản trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 là hơn 1.800 mã số, trên diện tích hơn 168.600 ha và 30 mã số cơ sở đóng gói chứng nhận tiêu chuẩn an toàn thực phẩm trong bảo quản sản phẩm của tỉnh An Giang.



Nhà vườn ở huyện Châu Thành, Đồng Tháp thu hoạch ổi lê.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, cho biết hiện nay toàn tỉnh đã cấp được 252 mã số vùng trồng và 21 mã số cho cơ sở đóng gói theo Tiêu chuẩn cơ sở TCCS 774:2020/BVTV (mã số vùng trồng) và TCCS 775:2020/BVTV (mã số cơ sở đóng gói). Trong 252 mã số vùng trồng được cấp thì có 146 mã số cây ăn trái (140 mã số trên xoài, 4 mã số trên mít, 2 mã số trên nhãn), 1 mã số trên rau màu (ớt) và 105 mã số trên lúa, nếp.

Điểm nổi bật của An Giang là đẩy mạnh phối hợp cấp mã số vùng trồng trên lúa, nếp, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp cùng xây dựng mã số vùng trồng, phục vụ xuất khẩu gạo vào các thị trường cao cấp như Australia, Mỹ, EU, Nhật Bản…

Sau đó là cây ăn trái là Trung Quốc, New Zealand, Australia, Mỹ, Hàn Quốc, EU, Nhật Bản…

Việc áp dụng mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói có vai trò vô cùng quan trọng nhằm đáp ứng yêu cầu, quy định ngày càng cao của thị trường thế giới, tiến đến cấp mã số vùng trồng cho thị trường nội địa.

Vấn đề đặt ra hiện nay là tăng mã số vùng trồng được cấp mới theo đúng thông lệ quốc tế, vừa duy trì, quản lý mã số vùng trồng được cấp, ông Trương kiến Thọ nhấn mạnh.

Cùng với sự phát triển của các địa phương khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Đồng Tháp không đi ngoài hương chung này.

Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Tháp cho biết về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt gắn với truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, chỉ tiêu đến năm 2025 sẽ thiết lập và cấp mã số vùng trồng đạt 100% diện tích vùng trồng đủ điều kiện cấp mã số. Trong đó, lúa là 162.267ha, cây ăn trái 31.235 ha và rau màu 4.660ha. Cấp mã số cơ sở đóng gói nông sản cho 100% cơ sở có nhu cầu.

Về áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc, 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo nguyên tắc truy xuất một bước trước, một bước sau để bảo đảm khả năng nhận diện. Đồng thời có thể truy tìm một đơn vị sản phẩm tại các công đoạn xác định của quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Một trong những sản phẩm nổi bật được cấp mã số vùng trồng của tỉnh Đồng Tháp là xoài.


Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Tháp cho biết, diện tích trồng xoài của tỉnh đạt hơn 14.000ha, chiếm 33,7% tổng diện tích cây ăn trái của tỉnh, xếp thứ hai khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng. Nổi bật nhờ nâng cao chất lượng, mã vùng trồng xoài ở Đồng Tháp nên xuất khẩu xoài ra nước ngoài thuận lợi.

Hiện tỉnh Đồng Tháp đang kết nối với các doanh nghiệp Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Cổ phần Cánh Cổng Vàng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Westemfarm... thu mua sản phẩm tại các mã số vùng trồng xuất khẩu sang Mỹ, Nhật Bản, EU, Australia, Trung Quốc...

Bên cạnh đó, tỉnh Đồng Tháp cũng tăng cường tập huấn nâng cao kiến thức thực hành sản xuất an toàn, cấp và quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói gắn truy xuất nguồn gốc sản phẩm phục vụ thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, ông Lê Quốc Điền cho biết thêm.

Bài và ảnh Hồng Nhung

Tin liên quan

Tin mới hơn

Xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm OCOP: Bắc Kạn từng bước khẳng định giá trị nông sản địa phương

Xây dựng và quản lý thương hiệu sản phẩm OCOP: Bắc Kạn từng bước khẳng định giá trị nông sản địa phương

LNV - Cùng với xây dựng nông thôn mới, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã trở thành giải pháp quan trọng giúp tỉnh Bắc Kạn phát huy lợi thế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân và khẳng định thương hiệu nông sản địa phương trên thị trường.
Hội chợ Xúc tiến thương mại HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025, cơ hội kết nối, lan tỏa giá trị vùng miền

Hội chợ Xúc tiến thương mại HTX khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2025, cơ hội kết nối, lan tỏa giá trị vùng miền

LNV - Bình Định đăng cai sự kiện xúc tiến thương mại quy mô quốc gia với hơn 250 gian hàng, thu hút du khách tham quan mua sắm ngay trong ngày đầu khai mạc. Hội chợ diễn ra từ ngày 23/6/2025 đến hết ngày 29/6/2025 tại đường Xuân Diệu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Bắc Ninh đẩy mạnh tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống

Bắc Ninh đẩy mạnh tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống

LNV - Tuần văn hóa, du lịch gốm và làng nghề truyền thống Bắc Ninh năm 2025 là hoạt động xúc tiến du lịch nhằm tiếp tục duy trì, nâng cao chất lượng công tác quảng bá hình ảnh, điểm đến du lịch và những giá trị di sản văn hóa, làng nghề truyền thống.
Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Tịnh Biên - An Giang năm 2025

Khai mạc Hội chợ Thương mại Quốc tế Tịnh Biên - An Giang năm 2025

LNV - Tối 19/5, tại Khu công nghiệp Xuân Tô, UBND tỉnh An Giang tổ chức Lễ khai mạc Hội chợ Thương mại quốc tế Tịnh Biên - An Giang năm 2025.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan

Ngày 1/5, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan (TP Seoul, Hàn Quốc) do bà Park Heeyoung, Quận trưởng quận Yongsan làm Trưởng đoàn.
Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định

Tập đoàn SYRE đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester 1 tỷ USD tại Bình Định

Tập đoàn SYRE (Thụy Điển) dự kiến đầu tư dự án Tổ hợp tái chế vải polyester tại Bình Định, có tổng vốn dự kiến khoảng 1 tỷ USD. Dự án đưa Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu đầu tiên về dệt may tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ và EU, phù hợp định hướng phát triển bền vững của Việt Nam.

Tin khác

Phú Yên phấn đấu thu hút khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư năm 2025

Phú Yên phấn đấu thu hút khoảng 20 doanh nghiệp đầu tư năm 2025

LNV - Năm 2025, tỉnh Phú Yên phấn đấu thu hút khoảng 20 doanh nghiệp, tập đoàn đầu tư trong và ngoài nước đầu tư các dự án vào tỉnh, với các ngành công nghiệp lọc hóa dầu, luyện kim, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghệ số.
Bình Định tạo dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững

Bình Định tạo dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững

LNV - Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Bình Định năm 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tin tưởng, với truyền thống thần tốc của anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, cùng với tư duy đổi mới, cách làm mới, dám nghĩ, dám làm, Bình Định sớm trở thành một cực tăng trưởng mới mạnh mẽ, một điểm sáng mới về thu hút đầu tư.
Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025. Đây là hoạt động thường niên của tỉnh Bình Định hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam do Bộ Công Thương phát động.
Hơn 1.200 gian hàng tham gia Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời

Hơn 1.200 gian hàng tham gia Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời

LNV - Nối tiếp thành công Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn 2024, Hội chợ quốc tế hàng phong cách ngoài trời tại Quy Nhơn 2025 tiếp tục được tổ chức quy mô hoành tráng, chuyên nghiệp với hơn 1.200 gian hàng trên diện tích 30.000m² của hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước.
“Đất võ tình người” gắn kết tình thâm

“Đất võ tình người” gắn kết tình thâm

LNV - Ngày hội Người Bình Định tại TP Hồ Chí Minh lần thứ 9 - năm 2025, với chủ đề “Đất võ tình người” là nơi hội tụ của mỗi người con Bình Định xa quê sau dịp Tết Nguyên đán, thể hiện tinh thần đoàn kết, đồng lòng cống hiến cho quê hương Bình Định phát triển thịnh vượng.
Có thêm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đo đạc trắc địa tại Hải Phòng

Có thêm doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đo đạc trắc địa tại Hải Phòng

LNV - Công ty TNHH Tài nguyên Môi trường và Giải pháp Số vừa mở Chi nhánh tại Hải Phòng hoạt động trong lĩnh vực đo vẽ - lập mảnh trích đo địa chính, cung cấp giải pháp toàn diện liên quan đến các thủ tục hành chính, tranh chấp trong lĩnh vực đất đai…
Hơn 200 gian hàng tham gia hội chợ Xuân Ất Tỵ Quảng Bình 2025

Hơn 200 gian hàng tham gia hội chợ Xuân Ất Tỵ Quảng Bình 2025

LNV - Chiều ngày 5/01, tại TP. Đồng Hới đã khai mạc Hội chợ Xuân Ất Tỵ Quảng Bình 2025 với quy mô hơn 200 gian hàng của 120 doanh nghiệp tham gia.
Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa

Phú Yên sắp diễn ra sự kiện Tuần lễ trưng bày sản phẩm tại Tuy Hòa

LNV - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Phú Yên vừa có công văn gửi UBND các huyện, thị xã, thành phố gồm Phú Hoà, Tây Hoà, Tuy An, Đồng Xuân, Sông Cầu, Tuy Hoà về việc phối hợp tổ chức trưng bày, quảng bá sản phẩm, ẩm thực làng nghề và trình diễn nghề truyền thống nhân dịp chào mừng kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập thành phố Tuy Hòa.
Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Hội chợ làng nghề lần thứ 20 năm 2024

LNV - Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 được tổ chức tại Hà Nội đã thu hút sự quan tâm của người dân Thủ đô bởi nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc trưng của các làng nghề, phố nghề truyền thống trong cả nước quy tụ về đây.
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư

TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư

LNV - Chiều 10/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định phối hợp UBND TP Hồ Chí Minh và các địa phương trong Vùng Duyên hải Trung bộ tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư vào các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ.
Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa

Hoạt động xúc tiến thương mại “chắp cánh” sản phẩm OCOP vươn xa

OVN - Sau 6 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã có hơn 13.000 sản phẩm. Chất lượng các sản phẩm được nâng cao và cải thiện, từ ứng dụng khoa học công nghệ đến bao bì mẫu mã. Công tác xúc tiến thương mại đã giúp cho các sản phẩm OCOP được tiêu thụ rộng khắp thị trường trong nước và mở rộng xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.
Hơn 400  đại biểu kiều bào dự  khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.

Hơn 400 đại biểu kiều bào dự khai mạc " Hội nghị Diên hồng" của người Việt Nam ở nước ngoài.

Sáng ngày 22/8, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4 và Diễn đàn Trí thức, chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 đã chính thức diễn ra tại Trung tâm Hội nghị quốc gia.
Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại

Thanh Hoá: Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh qua hoạt động xúc tiến thương mại

LNV - Xác định việc xúc tiến thương mại (XTTM) là yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp (DN), đặc biệt là thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, ngành công thương đã triển khai nhiều giải pháp XTTM để khẳng định vị thế hàng hóa, tăng sức cạnh tranh sản phẩm địa phương và khơi thông thị trường.
Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh

Hơn 150 sản phẩm OCOP, đặc sản Bình Dương được giới thiệu tại TP Hồ Chí Minh

OVN – Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ, thực phẩm, trái cây,… đạt chứng nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP và đặc sản của tỉnh Bình Dương đang được trưng bày và giới thiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024

Thanh Hóa tổ chức "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024

LNV- Sáng ngày 6/5, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hoá phối hợp với UBND Thọ Xuân và các đơn vị có liên quan đã tổ chức khai mạc "Phiên chợ thực phẩm an toàn" năm 2024 tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh

Gia Lai – xứ sở cao nguyên bazan hùng vĩ, vừa chính thức “mở rộng vòng tay” đón biển xanh cát trắng sau khi hợp nhất với Bình Định. Sự kiện lịch sử này không chỉ tạo nên “tỉnh hai trong một” độc đáo, mà còn mở ra bức tranh du lịch đa sắc màu, từ rừng núi
Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo

Trường Đại học Quy Nhơn, Tập đoàn GEO (Cộng hoà liên bang Đức) và Công ty TNHH O-DOOR Việt Nam vừa diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về xây dựng và vận hành Trung tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo tại tỉnh Gia Lai, trước
“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số

Trong nỗ lực giữ gìn và lan tỏa giá trị văn hóa các làng nghề truyền thống, Tạp chí Làng nghề Việt Nam đã hợp tác cùng nhóm sinh viên Trường Đại học FPT (TP. HCM) để triển khai dự án truyền thông mang tên “Mạch nghề”. Sự kết hợp này được kỳ vọng sẽ mở ra
Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp

LNV - Xã Thuận An được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên, dân số các xã Lệ Chi, Dương Quang và một phần diện tích tự nhiên, dân số các xã Phú Sơn, Đặng Xá trước đây, tổng diện tích tự nhiên 2.967ha, trong đó có 94ha đất phát triển đ
6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%

LNV - Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 57 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 33,5 tỷ USD (tăng 14,3%) và nhập khẩu 23,5 tỷ USD (tăng 12,8%) so với cùng kỳ năm 2024.
Giao diện di động