Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Xây dựng sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị: Hướng đi hiệu quả

LNV - Nhiều mô hình sản xuất theo chuỗi trên địa bàn Hà Nội không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp, mà còn cung ứng cho thị trường một lượng lớn nông sản rõ nguồn gốc, đảm bảo chất lượng. Trên địa bàn Hà Nội hiện có hơn 1.000 hợp tác xã nông nghiệp; trong đó, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác đã thực hiện tốt việc liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.

Một số mô hình liên kết nổi bật

Sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hiện nay được coi là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Hình thức này đảm bảo cho các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm với nhau, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Do đó, việc xây dựng sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị hiện nay đang là xu thế tất yếu. Việc hình thành các chuỗi liên kết đã giúp các hợp tác xã, nhất là hợp tác xã sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm… hoạt động hiệu quả.

Thời gian qua, thành phố Hà Nội ưu tiên phát triển các mô hình liên kết theo chuỗi, từ sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Đặc biệt, đối với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố, nhiều mô hình liên kết chuỗi được xây dựng thành công, phát triển các chuỗi nông sản chủ lực, như lúa gạo, rau màu, hoa, bưởi, dược liệu...

Tại Thanh Oai, đối với lĩnh vực chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản có Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (huyện Thanh Oai). Nắm bắt xu hướng tiêu thụ thực phẩm sạch, Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long đã nghiên cứu và phát triển thành chuỗi thực phẩm A-Z từ trang trại tới bàn ăn của hợp tác xã.

Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) là đơn vị tiên phong của thành phố Hà Nội trong xây dựng chuỗi khép kín từ chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và đưa sản phẩm ra thị trường.
Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) là đơn vị tiên phong của thành phố Hà Nội trong xây dựng chuỗi khép kín từ chăn nuôi tới giết mổ, chế biến và đưa sản phẩm ra thị trường.

Ông Nguyễn Trọng Long – Giám đốc HTX cho biết: “Thông thường, các sản phẩm sườn, ba chỉ, chân giò, nạc vai... rất được người tiêu dùng yêu thích. Trong khi đó, còn một số bộ phận như thịt mông, thịt thủ... tiêu thụ chậm hơn. Sinh ra và lớn lên ở làng nghề giò chả Tân Ước (huyện Thanh Oai), nên tôi đã nghĩ tới việc chế biến các sản phẩm thịt này thành giò nạc, giò mỡ, chả, xúc xích... để nâng cao giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn”.

Đến nay, mỗi ngày Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long cung cấp ra thị trường khoảng 2 tấn thịt lợn, trong đó gần một nửa sản lượng được chế biến thành giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, nem chua... mang nhãn hiệu “Chuỗi thực phẩm A-Z”. Từ năm 2020, hợp tác xã đã được thành phố Hà Nội chứng nhận 11 sản phẩm OCOP 4 sao. Hiện chuỗi thực phẩm được tiêu thụ tại các cửa hàng thực phẩm sạch và siêu thị trong thành phố, các bếp ăn của trường mầm non trên địa bàn huyện Thanh Oai.

Hay chuỗi tiêu thụ sản phẩm trứng gà, lấy thương hiệu trứng sạch Tiên Viên (huyện Chương Mỹ). Công ty cổ phần Tiên Viên (huyện Chương Mỹ) đã liên kết với các trang trại chăn nuôi theo địa bàn, xây dựng chuỗi khép kín, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất để cung cấp ra thị trường trứng sạch, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Theo Giám đốc Công ty cổ phần Tiên Viên Đặng Đình Tiên, với diện tích 1,6ha, quy mô sản xuất tại công ty là 72.300 con gà. Ngoài ra, để cung cấp nguồn trứng sạch ra thị trường, công ty liên kết với 30 trang trại chăn nuôi vệ tinh trên địa bàn huyện Chương Mỹ, quy mô chăn nuôi khoảng 120.000 gà đẻ. Để hoàn thiện chuỗi, công ty đầu tư hạ tầng khu sơ chế, đóng gói sản phẩm trứng, công suất 200.000 quả/ngày; mỗi tháng bán ra thị trường hơn 2 triệu quả trứng; cung cấp cho khoảng 100 đối tác là các công ty, siêu thị, nhà hàng trong và ngoài thành phố Hà Nội khoảng 2 tấn thịt gà...

Các sản phẩm của chuỗi đều đáp ứng được yêu cầu về vệ sinh, an toàn thực phẩm, với đầy đủ bao bì, nhãn mác nhận diện và truy xuất được nguồn gốc theo quy định.

Festival Sản phẩm nông nghiệp và Làng nghề truyền thống 2024
Sản phẩm của HTX Hợp tác xã rau quả sạch Chúc Sơn tại chương trình Festival Sản phẩm nông nghiệp và Làng nghề truyền thống 2024.

Tương tự một số mô hình liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phát huy có hiệu quả như: gạo chất lượng cao Khu Cháy của Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh nông nghiệp Đoàn Kết (huyện Ứng Hòa); chuỗi rau của Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ); chuỗi gạo chất lượng cao Bảo Minh; chuỗi gạo hữu cơ và bưởi Diễn của Hợp tác xã Nông nghiệp hữu cơ Nam Phương Tiến.

Lúa hữu cơ Chương Mỹ
Mô hình liên kết lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ mang lại hiệu quả kinh tế cao cho bà con.

Tuy nhiên vẫn còn khó khăn trong việc phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ

Hà Nội cũng đã thúc đẩy, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã trong việc xây dựng chuỗi liên kết sản phẩm. Việc lồng ghép qua các chương trình hỗ trợ, nhất là trong vấn đề tìm đầu ra cho sản phẩm, cũng đã phần nào khẳng định được hiệu quả của các mô hình. Theo Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội, trên địa bàn Thủ đô hiện có nhiều hình thức liên kết được thực hiện. Trong đó, chủ yếu là liên kết dọc: Liên kết giữa các tác nhân theo đường đi của sản phẩm (từ người sản xuất đến người tiêu dùng); và liên kết ngang: Liên kết các tác nhân, đối tượng cùng tham gia vào các hoạt động tương tự nhau (liên kết các hộ nông dân với nhau, các hợp tác xã).

Tuy nhiên việc phát triển các chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ở các hợp tác xã vẫn còn một số khó khăn, hạn chế. Theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 5-7-2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, các bên tham gia liên kết phải đáp ứng điều kiện bảo đảm thời gian liên kết ổn định tối thiểu 3 năm, gồm: Lúa, rau sạch chuyên canh, nấm rơm sạch… và 5 năm đối với các cây trồng, vật nuôi lâu năm, như: Xoài, nhãn, cây có múi… Do vậy, điều kiện về thời gian liên kết rất khó để thực hiện.Đặc biệt, các chuỗi liên kết trong hợp tác xã vẫn còn lỏng lẻo, theo hình thức “thuận mua, vừa bán”, dẫn đến hợp đồng liên kết dễ bị phá vỡ.

Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, Phó Chủ tịch Liên minh hợp tác xã Việt Nam, một trong những cách tiếp cận hiệu quả trong chuỗi giá trị nông nghiệp là gắn hoạt động sản xuất - kinh doanh của hợp tác xã với xây dựng nông thôn mới và hoàn thiện cơ chế chính sách cho hợp tác xã; liên kết và nâng cao kỹ năng cho nông dân. Cần phải có một tư duy mới về phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững theo phương pháp chuỗi giá trị. Đây cũng là nội dung tổng hợp để hình thành nông thôn mới. Theo đó, Nhà nước cùng tư nhân đầu tư thực sự đích đáng cho nông thôn kiểu mới, tạo công ăn việc làm ở nông thôn bằng việc xây dựng cấu trúc hạ tầng tối thiểu, mở thị trường nông thôn, nâng cao trình độ quản lý nông thôn…

Vì vậy, để thúc đẩy liên kết, hình thành chuỗi giá trị, qua đó nâng cao hiệu quả của hợp tác xã, Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội cho biết, để liên kết chuỗi được chặt chẽ, trước tiên, các hợp tác xã cần tiếp tục được củng cố, hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động của hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Mặt khác, các hợp tác xã cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của mô hình hợp tác xã kiểu mới, gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ tổ chức, quản lý cho giám đốc và cán bộ quản lý hợp tác xã thông qua các khóa đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt chú trọng tới nâng cao tư duy thị trường, năng lực quản trị, điều hành, năng lực đàm phán, tiếp cận thị trường, duy trì quan hệ đối tác...

Tuy nhiên để phát huy hiệu quả của các mô hình liên kết điều tất yếu cần đổi mới sản xuất nông nghiệp thông qua việc tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Nhà nước thể hiện rõ vai trò của mình trong “4 nhà” thông qua việc ban hành chính sách khuyến khích phát triển, hình thành chuỗi giá trị nông nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.

( Trang thông tin có sự phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội)

Thanh Hậu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

Khắc phục sụt giảm xuất khẩu rau quả: Yếu tố sống còn là chất lượng

LNV - 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu rau quả sụt giảm đáng kể do một số loại quả chưa đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm. Nhiều lô sầu riêng của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc bị phát hiện chứa dư lượng kim loại nặng vượt ngưỡng quy định…
Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

Nông dân Gia Lâm tập trung sản xuất nông nghiệp sạch

LNV - Huyện Gia Lâm hiện có hơn 30.000 cán bộ, hội viên sinh hoạt tại 16 tổ chức cơ sở hội xã, thị trấn, 124 chi hội địa bàn dân cư.
Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

Thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo

LNV - Thực hiện có hiệu quả những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho người dân..., giai đoạn 2021 - 2025, nhiều hộ nghèo trên địa bàn huyện Lâm Hà đã có điều kiện phát triển kinh tế ổn định, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.
Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

Chăn nuôi an toàn sinh học – Hướng đi hiệu quả cho người dân Văn Quan

LNV - Chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học (ATSH) đang được nhiều hợp tác xã, hộ dân trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn tích cực triển khai, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, phòng chống dịch bệnh hiệu quả và từng bước thay đổi tư duy từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa bền vững.
Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

Bình Định thu hút đại dự án nước ngoài tạo động lực phát triển xanh bền vững

LNV - Trong tháng 6/2025, tỉnh Bình Định liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích cực từ các nhà đầu tư nước ngoài với hai đại dự án quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và du lịch nghỉ dưỡng - tài chính quốc tế. Đây được đánh giá là những bước đột phá chiến lược, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế xanh, nâng tầm vị thế địa phương trên bản đồ đầu tư toàn cầu.
Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định trao Giấy chứng nhận đầu tư dự án 1 tỷ USD tại Thụy Điển

LNV - Chiều 12/6, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thụy Điển với chủ đề “Chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo”, diễn ra tại Stockholm (Thuỵ Điển), Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án “Tổ hợp sản xuất tái chế vải Polyester” cho Công ty SYRE Impact AB.

Tin khác

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

Bà Rịa - Vũng Tàu kỳ vọng trở thành động lực hội nhập kinh tế quốc tế

LNV - Với vị trí chiến lược cùng tiềm năng xuất khẩu lớn, Bà Rịa - Vũng Tàu, địa phương sắp hợp nhất cùng TP. HCM và Bình Dương, được kỳ vọng trở thành một trong những động lực phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế quan trọng của cả nước. Đó cũng là mục tiêu trọng tâm được các ngành chức năng đề ra tại “Hội thảo giới thiệu các thị trường tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh doanh giữa Doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu và các nước” ngày 6/6.
Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

Nâng tầm giá trị thương hiệu khô cá lóc

LNV - Khô cá lóc – một món ăn tưởng chừng mộc mạc, dân dã nay đang dần trở thành một trong những đặc sản tiêu biểu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Không chỉ là thức quà mang hương vị tuổi thơ, khô cá lóc còn đại diện cho mô hình sinh kế bền vững gắn liền với thiên nhiên, văn hóa và bản sắc địa phương. Trong đó, có thể kể đến hai sản phẩm tiêu biểu: Khô cá lóc Thạnh Hưng (Long An) và Khô cá lóc vị xưa “Khô cá Rừng Tràm” (An Giang). Hai thương hiệu với hai câu chuyện khác nhau nhưng cùng chung một khát vọng - lưu giữ hồn quê và phát triển kinh tế.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo điều kiện phát triển các hành lang kinh tế xuyên suốt từ đồng bằng - trung du - miền núi

LNV - Sáng 10-6, tại Phú Thọ, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình về tình hình triển khai thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương gần đây; việc sắp xếp tổ chức bộ máy của địa phương; công tác quốc phòng, an ninh; thực hiện nhiệm vụ tăng trưởng kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Bảo đảm giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí

LNV - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị trong bối cảnh chính quyền cấp huyện sắp kết thúc hoạt động, đối với các dự án do cấp huyện là chủ đầu tư, phải có hướng xử lý, giải pháp chuyển tiếp đối với các dự án, bảo đảm yêu cầu về giải ngân đối với các dự án, tránh thất thoát, lãng phí.
Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025

Bình Định thu hút hơn 16.200 tỷ đồng vốn đầu tư trong 5 tháng đầu năm 2025

LNV - Tính đến hết tháng 5 năm 2025, tỉnh Bình Định thu hút được 50 dự án đầu tư mới với tổng vốn đăng ký đạt 16.224,7 tỷ đồng. Con số này không chỉ đạt 50% chỉ tiêu năm mà còn tăng tới 108,3% về số lượng dự án và tăng 521,5% về tổng vốn đầu tư so với cùng kỳ năm 2024.
Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động

Phú Yên có thêm hai khu công nghiệp quy mô lớn tạo việc làm hàng chục ngàn lao động

UBND tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời chấp thuận nhà đầu tư cho 2 dự án lớn tại Khu kinh tế Nam Phú Yên.
Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả

Bình Định xử lý “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” đối với hàng giả

LNV - Quan điểm chỉ đạo xử lý với phương châm “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Tín hiệu vui từ xuất khẩu

Tín hiệu vui từ xuất khẩu

LNV - Những chuyển biến trong hoạt động xuất khẩu những tháng đầu năm cho thấy, Yên Bái đang cho thấy một sự bứt phá mạnh mẽ. Kết quả này là minh chứng rõ nét cho hiệu quả của các chính sách hỗ trợ và sự năng động của cộng đồng doanh nghiệp, đưa tỉnh vững bước trên con đường hoàn thành mục tiêu xuất khẩu cả năm.
Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế

Xã Ninh Hiệp (Gia Lâm): Nhiều hộ kinh doanh, có thu nhập từ cho thuê tài sản chưa kê khai thuế

LNV - Đội Thuế huyện Gia Lâm, Đội Quản lý thị trường số 8 phối hợp với UBND xã Ninh Hiệp, ngày 21-5, ra quân tuyên truyền về quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh, hộ cho thuê tài sản trên địa bàn xã Ninh Hiệp.
Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó

Giá sầu riêng giảm sâu do xuất khẩu gặp khó

LNV - Các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang vào mùa thu hoạch sầu riêng chính vụ. Sản lượng dồi dào, nhưng giá giảm sâu do xuất khẩu đang tiếp tục gặp khó khăn. Đặc biệt, Trung Quốc - thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất của Việt Nam siết chặt quy trình kiểm soát từ đầu năm do thị trường này tăng cường các biện pháp kiểm định liên quan đến chất vàng O và Cadimi.
Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn

LNV - Tỉnh Bình Định vừa phê duyệt ba dự án xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) với tổng số vốn đầu tư hơn 630 tỷ đồng. Đồng thời, định hướng xây dựng khu, CCN theo hướng sinh thái, cộng sinh công nghiệp và kinh tế tuần hoàn phù hợp với xu thế phát triển bền vững.
Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng

LNV - Từ đầu tháng 4-2025 đến nay, giá lợn hơi trên địa bàn cả nước ổn định và có xu hướng giảm từ 5-8% so với mức đỉnh trong tuần đầu tháng 3-2025. Dự báo, giá tiếp tục theo xu hướng giảm nhẹ.
6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định

LNV - Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định của UBND tỉnh Bình Định, có 6 yếu tố cần thiết khi nhập 2 tỉnh để tạo lợi thế to lớn, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội cho cả 2 tỉnh; thúc đẩy phát triển đồng đều, tạo thêm dư địa phát triển kinh tế - xã hội của 2 tỉnh.
Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà

LNV - Mang theo những kiến thức và kinh nghiệm sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, anh Phan Phúc Thiện (xã Bình Quới, Châu Thành, Long An) đã mạnh dạn đầu tư mô hình trồng thanh long trong nhà lưới kết hợp công nghệ tưới tự động, góp phần nâng cao giá trị nông sản và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương.
Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số

LNV - Chuyển đổi số, thương mại điện tử và du lịch làng nghề có thể trở thành mô hình phát triển bền vững giúp duy trì đặc trưng cho sản xuất thủ công, văn hóa dân gian đồng thời giúp thúc đẩy phát triển cơ sơ hạ tầng địa phương, nâng cao thu nhập của người dân.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững

Bắc Kạn: Khuyến công tạo đòn bẩy phát triển công nghiệp nông thôn bền vững

LNV - Không chỉ là chính sách hỗ trợ đơn thuần, hoạt động khuyến công tại tỉnh Bắc Kạn đang đóng vai trò quan trọng trong việc hiện đại hóa sản xuất, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực quản lý cho doanh nghiệp nông thôn. Đây được xem là “đòn bẩy” giúp công nghiệp nông thôn của một tỉnh miền núi từng bước khẳng định vị thế trên bản đồ kinh tế khu vực.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ

LNV - Giữa dòng chảy hiện đại hóa, những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm và đan lát của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được gìn giữ bền bỉ qua nhiều thế hệ. Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ cao, các sản phẩm thủ công còn là biểu tượng văn hóa độc đáo, gắn liền với đời sống núi rừng và tâm hồn người Hrê. Nhờ đôi bàn tay khéo léo của những nghệ nhân, những nghề xưa không chỉ sống lại mà còn trở thành điểm nhấn trong phát triển du lịch cộng đồng địa phương.
Giao diện di động