Xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng trong xét xử
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo hội thảo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Ngày 11/1, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân tối cao tổ chức Hội thảo khoa học “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam."
Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương, Trưởng Ban chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” dự và phát biểu chỉ đạo.
Cùng dự có các Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc, Trưởng Ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Dự hội nghị còn có Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu về pháp luật và tư pháp.
Hội thảo đánh giá, sau 20 năm thực hiện cải cách theo các Nghị quyết của Đảng, công tác cải cách tư pháp trong Tòa án Nhân dân - cơ quan giữ vị trí trung tâm trong hệ thống các cơ quan tư pháp đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, diện mạo, uy tín và kết quả hoạt động của tòa án. Tuy nhiên, nền tư pháp nước ta còn những bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn của người dân. Công tác cải cách tư pháp vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Các chuyên gia cho rằng tham khảo kinh nghiệm quốc tế cho thấy cải cách tư pháp đang là xu thế tất yếu, liên tục và phổ biến không chỉ ở các nước đang phát triển mà còn được triển khai mạnh mẽ và hiệu quả ở tất cả các quốc gia. Cải cách tư pháp được tiến hành với quyết tâm cao, nội dung phong phú, trong đó việc ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng nền tư pháp minh bạch, hiện đại, thuận tiện cho nhân dân.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến việc phân tích, đánh giá những định hướng, giải pháp cải cách tư pháp tại tòa án làm căn cứ đề xuất Chiến lược cải cách tư pháp trong thời gian tới.
Chủ tịch nước đánh giá cao kết quả thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trong hệ thống tòa án đã có những bước phát triển mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, diện mạo và uy tín, xứng đáng với vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp. Nổi bật là việc tổ chức hòa giải, đối thoại tại tòa đã bước đầu thành công; trang phục các cán bộ tham gia phiên tòa, bố trí vị trí ngồi các chức danh trong phiên tòa bước đầu thực hiện tốt.
Tranh tụng tại tòa là vấn đề quan trọng trong cải cách tư pháp, nhiều phiên đã tranh tụng mạnh mẽ; kết quả phán quyết của phiên tòa là toàn diện trên cơ sở chứng cứ và tham khảo, lắng nghe ý kiến viện kiểm sát các cấp, luật sư. Tổ chức bộ máy tòa án các cấp ngày càng hoàn thiện theo hướng tinh gọn và chuyên nghiệp. Tòa án nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết, xét xử các vụ việc.
Năm 2021, theo báo cáo của Tòa án Nhân dân tối cao, số lượng bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của tòa án chỉ chiếm 0,81%, giảm 0,25% so với năm 2020, đáp ứng Nghị quyết của Quốc hội đề ra. Sắp xếp đội ngũ cán bộ tòa án bước đầu coi trọng chất lượng, năng lực, hiệu quả phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, xây dựng, thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về cải cách tư pháp. Nhiều đạo luật quan trọng liên quan thủ tục tố tụng tư pháp đã được xây dựng và ban hành. Tòa án cũng tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, mở rộng hợp tác quốc tế, tăng cường cơ sở vật chất.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tại hội thảo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Tuy nhiên, Chủ tịch nước cũng nêu rõ một số bất cập của nền tư pháp Việt Nam như chưa có sự thống nhất trong nhận thức về nội hàm quyền tư pháp, chủ thể thực hiện quyền tư pháp. Một số nhiệm vụ được Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra nhưng chưa được triển khai thực hiện hoặc đã được triển khai nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thực tiễn tổ chức và hoạt động của tòa án cũng còn những tồn tại cần được tháo gỡ như mâu thuẫn về chế độ chính sách và điều kiện bảo đảm; mâu thuẫn giữa áp lực công việc và biên chế...., một bộ phận nhỏ cán bộ của tòa án chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ cũng như phẩm chất.
Nhiều vấn đề mới phát sinh do tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và các bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn mới cũng đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách để ngày càng thích ứng tốt hơn với tình hình mới, thúc đẩy và bảo vệ quá trình phát triển bền vững về kinh tế-xã hội của đất nước.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, Văn kiện Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ đó là xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng, nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Chiến lược cải cách tư pháp có ý hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, của chế độ trong giai đoạn mới, nhất là đối với hệ thống bộ máy Nhà nước, gồm cả hệ thống tòa án nhân dân các cấp.
Đặt vấn đề, bên cạnh những thuận lợi, thời cơ, còn có những khó khăn, thách thức, đặt ra cho nền tư pháp Việt Nam những yêu cầu mới, Chủ tịch nước đề nghị ngành tòa án và cả nền tư pháp phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ nhằm thích nghi và đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi của đất nước trong tình hình mới, để nền tư pháp Việt Nam phát triển tiên tiến, hiện đại, bắt kịp với trình độ chung của thế giới. Cải cách tư pháp cũng chính là động lực phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của tòa án, Chủ tịch nước chỉ rõ.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh chung với các đại biểu tham dự hội thảo. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Trên tinh thần đó, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương yêu cầu cần phân tích những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể cho Chiến lược cải cách tư pháp mới của tòa án với quyết tâm chính trị cao, khẩn trương, đồng bộ; xác định rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm; có chương trình, kế hoạch, lộ trình cải cách phù hợp. Tập trung một số nội dung trọng tâm là nghiên cứu, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quan điểm, định hướng cải cách tư pháp đã được nêu trong Nghị quyết số 49-NQ/TW theo tinh thần Kết luận 84 của Bộ Chính trị.
Cùng với đó, đề xuất những giải pháp cải cách mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới. Tập trung vào các giải pháp cải cách về tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân; phân định rõ quyền quản lý hành chính của tòa án để bảo đảm quyền độc lập giữa các cấp tòa án; đổi mới, hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp chuyên nghiệp, hiệu quả.
Xây dựng chế độ xét xử độc lập, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận công lý, tăng quyền của tòa án trong xét xử các vụ án xâm phạm lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước, phối hợp các cơ quan liên quan, nhất là các cơ quan tố tụng kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc thưc hiện pháp luật. Nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là chức danh tư pháp, có chế độ chính sách phù hợp dành cho cán bộ tòa án.
Ngoài ra, cần tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm nguồn lực để xây dựng tòa án chính quy, hiện đại, hoạt động hiệu quả; chú trọng phát triển Tòa án điện tử ngang tầm với trình độ phát triển chung của thế giới… ; vấn đề xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực, chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động xét xử của tòa án; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp.
Chủ tịch nước đề nghị lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học để hoàn chỉnh Chuyên đề được giao, đề xuất xây dựng chiến lược cải cách tư pháp mới, báo cáo Ban chỉ đạo Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” để trình Bộ Chính trị, Trung ương cho ý kiến, quyết định trong năm 2022./.
Quang Vũ/Vietnam+
Tin liên quan
Tin mới hơn

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 | 29/04/2025 Tin tức

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
09:53 | 29/04/2025 Tin tức

HĐND tỉnh Bình Định thông qua nghị quyết chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

60 đại biểu Kiều bào tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I trên "Chuyến tàu Đại đoàn kết"
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

Họp mặt truyền thống Ban Liên lạc Đội Biệt động Z32 tại Chùa Vĩnh Xương
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

Chuỗi sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa 2025.
09:48 | 29/04/2025 Tin tức
Tin khác

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 | 28/04/2025 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
14:00 | 25/04/2025 Tin tức

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh
14:30 | 24/04/2025 Tin tức

Bình Định thông qua Đề án sắp xếp tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
08:49 | 22/04/2025 Tin tức

Họp mặt, dâng hương tại Đền Gia Định nhân kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam
08:49 | 22/04/2025 Tin tức

Hà Nội thành lập cụm công nghiệp làng nghề
09:24 | 21/04/2025 Tin tức

Bình Định khánh thành tuyến đường mở ra không gian phát triển mới về phía Tây đầm Thị Nại
09:23 | 21/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam tại phố cổ Hà Nội.
09:22 | 21/04/2025 Tin tức

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bí thư Tỉnh ủy Bình Định tiếp xã giao Đoàn công tác quận Yongsan
04:00 Xúc tiến thương mại

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 Kinh tế

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị
11:03 Nông thôn mới

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 Văn hóa - Xã hội

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
11:03 OCOP