Xã Quảng Thạch (Quảng Bình): Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo tồn di tích lịch sử Chiến khu Trung Thuần
Xã Quảng Thạch, huyện Quảng Trạch là xã có địa hình miền núi, ruộng chủ yếu là ruộng bậc thang. Xã có tổng diện tích đất tự nhiên là: 4653,18 ha. Toàn xã có 9 thôn và đều làm nông nghiệp. Tại thời điểm hiện tại dân số toàn xã có 1051 hộ với 4081 nhân khẩu. Gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, xã Quảng Thạch đã triển khai thực hiện đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giúp góp phần cải thiện đời sống của nhân dân địa phương. Với sự đồng lòng cao của Đảng bộ và nhân dân trong xã đã đạt được những kết quả nổi bật trong 6 tháng đầu năm 2018 vừa qua.
Về sản xuất nông nghiệp, tổng sản lượng lúa đông xuân đạt 387,4 tấn. Trong đó cây lúa đạt năng suất 50,15 tạ/ha. Về chăn nuôi, hiện nay trên địa bàn xã đã thành lập 02 Tổ hợp tác nuôi gà thả vườn do hội nông dân và hội cựu chiến binh tổ chức với 27 hộ thành viên tự nguyện tham gia vào tổ hợp tác để cùng liên kết chăn nuôi gà, được sự hỗ trợ của dự án SRDP tỉnh Quảng Bình, hiện tại hai tổ hợp tác đã đi vào hoạt động, số lượng gà giống của 2 tổ bước đầu có 8.100 con; tại địa bàn thôn 1, dự án JiCa hỗ trợ cho 10 hộ tham gia nuôi gà để phát triển sinh kế với tổng số 550 con. Thành lập được 2 tổ hợp tác chăn nuôi vỗ béo, 1 hợp tác xã nuôi thỏ. Ngoài ra, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và hội Chữ Thập đỏ xã đã hỗ trợ 22 con bò giống sinh sản cho 22 hộ nghèo trong xã trị giá mỗi con 17 triệu đồng để phát triển chăn nuôi.
Ông Phan Thanh Sơn - Chủ tịch UBND xã Quảng Thạch.
Hiện nay, xã đang chú trọng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. Lĩnh vực kinh tế này tiếp tục phát triển tốt, hiện tại trên địa bàn đã mở thêm các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh vận tải, quày hành buôn bán có quy mô và đạt doanh thu khác; Thành lập Hợp tác xã thu mua nông, lâm sản để thu mua sản phẩm. Xã thành lập được tổ hợp tác trồng nghệ, 2 tổ hợp tác trồng dược liệu cà gai leo nhằm góp phần giải quyết đầu ra cho sản phẩm rừng trồng, tạo được việc làm tại chỗ và thu nhập ổn định cho nhân dân trong xã.
Về công tác xây dựng cơ bản, xã đã tập trung để hoàn thiện công trình 6 phòng học chức năng trường THCS; Nhà lớp học 4 phòng trường Mầm non trung tâm; Đường giao thông nông thôn thôn 4; Đường giao thông nông thôn đi thôn 2 đi thôn 4. Hoàn thành công trình Đập thôn 1; Khởi công công trình Nhà lớp học 6 phòng trường THCS. Đặc biệt là về công tác thu chi ngân sách trên địa bàn xã trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng thu ngân sách nhà nước đạt 5.991.933.183 đồng. Trong đó, thu ngân sách trên địa bàn xã đạt 199.348.000 đồng.
Gìn giữ và phát huy giá trị di tích lịch sử
Cùng với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, Đảng bộ và nhân dân trong xã phát huy bảo tồn giá trị văn hóa di tích lịch sử Chiến Khu Trung Thuần.
Chiến khu Trung Thuần nằm ở vùng bán sơn địa thuộc địa phận hai xã Quảng Thạch và Quảng Lưu của huyện Quảng Trạch, cách thị xã Ba Đồn chừng 5 km về phía Tây. Di tích lịch sử Chiến khu Trung Thuần là một thung lũng bao kín, ba bên bốn bề là núi và rừng rậm theo hình chữ U. Đáy chữ U là đĩnh Chóp Chài cao gần 1.000m so với mặt biển. Diện tích chừng 150km2 có nhiều xóm nhỏ nối kết liên hoàn. Đường giao thông liên lạc nối liền khắp nơi trong huyện và phía Bắc tỉnh Quảng Bình với Hà Tĩnh, Nghệ An. Nếu đứng trên núi Chóp Chài, đỉnh Cột Cờ có thể quan sát được một vùng rộng lớn từ Đèo Ngang qua sông Gianh đến Đá Nhảy - Lý Hòa.
Các nhà sử học đã đánh giá Chiến khu Trung Thuần là mảnh đất có giá trị trong việc nghiên cứu lịch sử văn hóa qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc; Là mảnh đất mang đậm dấu tích của quốc gia Đại Việt, Chăm Pa, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, thời kỳ Cần Vương; và đặc biệt trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giải phóng dân tộc thống nhất đất nước trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
Ông Phan Thanh Sơn - Chủ tịch UBND xã chia sẻ: “Trung Thuần là căn cứ địa cách mạng, đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Chiến khu Trung Thuần là mảnh đất đã đi vào lịch sử dân tộc, là niềm tự hào của bao thế hệ người dân xã Quảng Thạch và nét đẹp văn hóa lịch sử truyền thống của dân tộc mình. Để cho thế hệ trẻ đặc biệt là những đoàn viên thanh niên, người dân tại xã Quảng Thạch học tập và noi theo những tấm gương của thế hệ ông cha ta đã có công dựng nước giữ làng. Hiện tại Chiến khu Trung Thuần cần được tu sửa bảo tồn phát triển du lịch, rất cần sự quan tâm giúp đỡ đặc biệt là chính quyền các cấpcần có sự quan tâm đầu tư kinh phí hỗ trợ để tu sửa xứng đáng ngang tầm với di tích lịch sử văn hóa Chiến khu Trung Thuần. Góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ và phát triển du lịch dịch vụ.
Bài và ảnh: Hữu Nhất
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 | 10/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Hiệu quả từ các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững
09:45 | 10/07/2025 Tin tức

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 | 09/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Bà Phạm Thị Thanh Thủy giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy
13:56 | 09/07/2025 Tin tức

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 | 08/07/2025 Tin tức

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 | 08/07/2025 Tin tức
Tin khác

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 | 08/07/2025 Tin tức

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh
08:47 | 08/07/2025 Tin tức

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội
08:41 | 08/07/2025 Tin tức

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế
08:32 | 08/07/2025 Tin tức

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 | 07/07/2025 Tin tức

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề