Xã Hát Môn: Phát triển kinh tế từ cây trồng chủ lực của địa phương
"Trái ngọt" từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Theo quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh tập trung của Thành phố, xã Hát Môn nằm trong vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, vùng sản xuất cây ăn quả và vùng rau an toàn. Trên cơ sở đó, UBND xã tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khai thác cây trồng chủ lực của địa phương theo quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ, từng bước nâng cao giá trị, tạo thành vùng sản xuất riêng biệt.
Hiện tại sản xuất lúa trên địa bàn xã đã hình thành vùng sản xuất tập trung, với diện tích 140ha, trong đó có 90ha lúa hàng hóa chất lượng cao đã được chứng nhận VietGAP. Toàn xã có 13,97ha bưởi VietGAP, trong đó có 5ha được ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm.
Toàn xã Hát Môn có 13,97ha bưởi VietGap, trong đó có 5ha được ứng dụng phương pháp tưới tiết kiệm. |
Ông Nguyễn Hoàng Thực - Trưởng thôn 6, xã Hát Môn cho biết: Nhận thấy bưởi phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng lại đem lại hiệu quả kinh tế cao, thôn có gần 260 hộ đã chuyển đổi sang mô hình trồng giống bưởi Diễn và bưởi Tam Vân trên diện tích gần 5ha. Các hộ đẩy mạnh trồng bưởi theo quy trình VietGAP, xây dựng hệ thống tưới tự động, phân bón hữu cơ để gia tăng giá trị, nâng cao chất lượng. Với giá bưởi trung bình 25.000đ/quả, thời điểm tết giá có thể cao hơn, nhiều gia đình đã làm giàu từ bưởi, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, bà con rất mừng.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp địa phương, được sự hỗ trợ của Phòng Kinh tế huyện Phúc Thọ, UBND xã Hát Môn tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về sản phẩm OCOP cho các hộ sản xuất kinh doanh. Cán bộ xã đã đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà để hộ kinh doanh hiểu được lợi ích của chương trình OCOP mang lại.
Sản phẩm Granola - Một trong số 3 sản phẩm OCOP của xã Hát Môn. |
Từ phương thức sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, các hộ sản xuất mở rộng diện tích, tăng cường quy mô, đầu tư trang biết bị công nghệ hiện đại vào sản xuất. Các sản phẩm nông sản của Hát Môn dần chú trọng về khâu bao bì, thương hiệu, nhãn mác, có truy suất nguồn gốc. Hiện, xã đã phát triển được 03 sản phẩm OCOP: Granola, bánh kê gạo lứt mật dừa, dừa sấy.
Các sản phẩm nông sản của Hát Môn chú trọng về khâu bao bì, thương hiệu, nhãn mác, có truy suất nguồn gốc.. |
Theo bà Phạm Thị Thúy – Chủ hộ kinh doanh cơ sở chế biến sản xuất thực phẩm Tiniseed: Xu hướng của người tiêu dùng hiện đại không còn là số lượng mà là chất lượng sản phẩm. Để có chỗ đứng trên thị trường buộc người sản xuất phải đổi mới tư duy, cách thức sản xuất. Cơ sở đã đầu tư hệ thống nhà xưởng, máy móc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Trước đây, các đơn hàng của cơ sở chủ yếu bán tại chỗ và bán cho khách quen nhưng khi chất lượng sản phẩm được nâng cao, cơ sở đã có được nhiều đơn đặt hàng lớn hơn. Hơn nữa, việc nâng cao chất lượng còn góp phần quan trọng đưa được nông sản địa phương đến với nhiều khách hàng, giới thiệu được sản vật quê hương.
Tiếp tục khai thác các sản phẩm nông nghiệp chủ lực
Ông Đặng Văn Lập – Chủ tịch UBND xã Hát Môn cho biết: Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã trong những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực và đột phá. Người dân chủ động, tích cực chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm. Việc phát triển nông nghiệp đã thúc đẩy tinh thần “tự lực, tự cường”, nhiều hộ đã vươn lên làm giàu từ chính sản phẩm quê hương. Không chỉ giúp phát triển kinh tế hộ gia đình mà mở rộng sản xuất còn giúp nhiều lao động địa phương có việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Hát Môn vẫn còn dư địa nông nghiệp để phát triển với: 7ha chuối, 3,53ha mít, 2,6ha nhãn, 6ha rau, 23,6ha bưởi,… Xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác các giá trị từ sản phẩm nông nghiệp địa phương - Ông Đặng Văn Lập - Chủ tịch UBND xã Hát Môn cho biết. |
Theo ông Lập, Hát Môn vẫn còn dư địa nông nghiệp để phát triển với: 7ha chuối, 3,53ha mít, 2,6ha nhãn, 6ha rau, 23,6ha bưởi,… Xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh khai thác các giá trị từ sản phẩm nông nghiệp địa phương.
Trong thời gian tới, Hát Môn tập trung phát triển sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao thành chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, hiện xã có 90ha lúa được công nhận VietGAP, là tiền đề thuận lợi để xây dựng chuỗi phát triển. Đồng thời, xã phát triển diện tích cây ăn quả trên địa bàn, đặc biệt là bưởi và mít, chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân sản xuất theo quy hoạch, theo vùng, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái và ứng dụng công nghệ cao.
Một số cơ sở sản xuất trên địa bàn xã đã mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư trang thiết bị, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. |
Để sản phẩm nông nghiệp địa phương phát triển hơn nữa, UBND xã khuyến khích các hộ kinh doanh cũng cần mở rộng thị trường tiêu thụ trực tiếp, thông qua các công nghệ, tăng cường xúc tiến thương mại, đưa các sản phẩm tiềm năng tham gia Chương trình OCOP và tham gia vào các sàn thương mại điện tử có thể giúp nông sản tiếp cận nhanh với thị trường.
Bên cạnh đó, với tài nguyên nông nghiệp phong phú, đất và người hài hòa, Hát Môn sẽ kết hợp với các xã Tam Hiệp, Tam Thuấn, Thanh Đa, Vân Hà… đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn theo hướng nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao và phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch tâm linh (Đền Hát Môn). Đây sẽ là hướng đi mới, phát triển nông nghiệp theo hướng đa giá trị, ổn định và bền vững.
Phát triển kinh tế từ cây trồng chủ lực của địa phương đã giúp nhiều hộ dân khấm khá, vươn lên làm giàu. Diện mạo nông thôn mới nhờ đó cũng thay đổi, chất lượng đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, hiện đại, văn minh. |
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi: Nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới
11:01 | 03/10/2024 Nông thôn mới
Bừng sáng nông thôn mới nơi miền đất khó
10:23 | 03/10/2024 Nông thôn mới
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự Lễ công bố huyện Tây Sơn đạt chuẩn NTM
13:29 | 02/10/2024 Nông thôn mới
Hà Nội: Bảo tồn, nâng cao đời sống văn hoá gắn với xây dựng nông thôn mới
10:07 | 30/09/2024 Nông thôn mới
Bình Định phấn đấu đến năm 2025 có 85% số xã đạt chuẩn nông thôn mới
10:00 | 30/09/2024 Nông thôn mới
Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu
09:33 | 27/09/2024 Nông thôn mới
Tin khác
Yên Bái: Xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hoá
09:42 | 25/09/2024 Nông thôn mới
Bình Định: Xã Ân Hữu đạt chuẩn nông thôn mới
14:59 | 23/09/2024 Nông thôn mới
Phú Yên tập trung thực hiện xây dựng nông thôn mới đến năm 2025
15:20 | 19/09/2024 Nông thôn mới
Phát huy tiềm năng làng nghề gắn với OCOP
13:54 | 18/09/2024 Nông thôn mới
Xã Nhơn Tân đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
11:01 | 18/09/2024 Nông thôn mới
Kinh tế tập thể góp phần xây dựng nông thôn mới ở Hải Lăng
10:32 | 18/09/2024 Khuyến công
Sơn La: Nâng cao đời sống của người dân từ việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia
16:27 | 16/09/2024 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Hội viên các cấp Hội nông dân tỉnh chung tay xây dựng nông thôn mới
15:32 | 13/09/2024 Nông thôn mới
Làm kinh tế giỏi, góp phần xây dựng xã NTM nâng cao
09:57 | 13/09/2024 Nông thôn mới
Phú Yên: Xã Hòa Quang Bắc được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu
11:03 | 11/09/2024 Nông thôn mới
Quảng Ngãi: Nâng cao hiệu quả hoạt động của hợp tác xã
11:18 | 10/09/2024 Nông thôn mới
Nam Định: Phát huy vai trò của Hội Nông dân các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh
09:36 | 05/09/2024 Nông thôn mới
Thanh Hoá: Làng nghề Mật Sơn hối hả mùa tết trung thu
09:36 | 05/09/2024 Nông thôn mới
Huyện Bá thước (Thanh Hoá): Tập trung đẩy nhanh thực hiện giải ngân vốn đầu tư công
07:09 | 01/09/2024 Nông thôn mới
Bắc Kạn: Chung sức đồng lòng xây dựng nông thôn mới
07:09 | 01/09/2024 Nông thôn mới
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia
09:24 Làng nghề, nghệ nhân
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 OCOP
Khuyến công Đắk Lắk: Hỗ trợ thiết bị tiên tiến trong sản xuất hạt Mắc ca
09:09 Khuyến công
Triển lãm thêu ren, lụa, túi vải quy tụ 400 mẫu sản phẩm từ các làng nghề
09:09 Khuyến công