Vĩnh Phúc khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống
![]() |
Nghệ nhân Giang Thị Nhạn bên những tác phẩm gốm cửa xưởng |
Theo Chi cục Phát triển Nông thôn – Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc cho biết hiện nay làng nghề được công nhận trên địa bàn tỉnh có 29 làng nghề truyền thống: Rèn Lý Nhân, mộc Bích Chu (Vĩnh Tường). Khắc đá Hải Lựu, đan lát Trực Ðề (Lập Thạch), Tảo Phú (Yên Lạc); trồng hoa, đan cót (Mê Linh), gốm Hương Canh (Bình Xuyên), Cao Minh (Phúc Yên)... Các làng nghề này nằm phân tán trong năm huyện, thị xã.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển làng nghề. Sở Công thương tỉnh mở nhiều lớp đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ như mây tre đan xuất khẩu, điêu khắc đá, gốm mỹ nghệ, mộc cao cấp... cho hơn ba nghìn lao động. Tỉnh cũng mời các nghệ nhân có tay nghề cao từ Ðà Nẵng dạy nghệ thuật điêu khắc đá, thuê nhiều nghệ nhân giỏi ở các tỉnh về dạy nghề, đồng thời tìm đầu ra cho hàng thủ công mỹ nghệ.
Tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp như: Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ; lựa chọn các nhà đầu tư đủ năng lực để đầu tư hạ tầng khu công nghiệp; giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn tín dụng ưu đãi; giảm giá thuê đất và gia hạn nộp thuế đất; huy động nguồn kinh phí ứng trước từ doanh nghiệp để giải phóng mặt bằng nhanh; đẩy mạnh cải cách hành chính nhất là cải cách các thủ tục hành chính; hoàn thiện hạ tầng trong và ngoài khu công nghiệp, ... thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh.
![]() |
Với những quyết tâm và nỗ lực của tỉnh Vĩnh Phúc, số lượng khu công nghiệp trên địa bàn đã phát triển mạnh, thời điểm tái lập tỉnh mới chỉ có 1 khu công nghiệp Kim Hoa với quy mô 50ha và có 14 KCN đã thành lập, được quyết định chủ trương đầu tư, trong đó có 8 KCN đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê, đăng ký thuê 893,47 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 50,72%.
Cùng với phát triển các KCN sản xuất tập trung, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được quan tâm đầu tư phát triển. Thông qua Chương trình khuyến công, ngân sách tỉnh đã hỗ trợ hàng chục tỷ đồng đào tạo, truyền nghề, xây dựng các mô hình trình diễn,.. giúp các làng nghề bảo tồn và phát triển. Đến nay, hầu hết các làng nghề đều phát triển mạnh, phát huy tiềm năng, không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhiều làng nghề truyền thống đã khẳng định được vị thế trên thị trường như: làng nghề rắn Vĩnh Sơn; làng nghề đá Hải Lựu; các làng nghề mộc ở Thanh Lãng, Bích Chu, Thủ Độ; làng nghề mây tre đan Cao Phong... Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động ở nông thôn, chuyển từ lao động nông nghiệp sang làm nghề với mức thu nhập tăng cao.
Hiện nay, những làng truyền thống ở Vĩnh Phúc đang trỗi dậy, thu hút nhiều nghệ nhân tâm huyết với nghề, đồng thời tạo việc làm cho người lao động, góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo của tỉnh.
![]() |
Sản phẩm mây tre đan xã Cao Phong (Sông Lô) xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giớ |
Ðể thúc đẩy việc khôi phục và phát triển nghề truyền thống, tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức nhiều Hội nghị giao lưu, bảo tồn, phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc. Nhiều ý kiến đã khẳng định: Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn để phát triển làng nghề truyền thống, việc phát triển này trở thành nhu cầu của người dân đồng thời cũng là hướng đi đúng để phát triển kinh tế, văn hóa toàn diện của tỉnh.
Để phát triển làng nghề truyền thống phát triển tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cuối tháng 12/2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện hỗ trợ bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, giai đoạn 2022 - 2025.
Theo đó, tỉnh tiếp tục hỗ trợ triển khai ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất ở các làng nghề; hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa; hỗ trợ xây dựng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa...
![]() |
Đồng thời, có chính sách thu hút các nghệ nhân, thợ giỏi tham gia đào tạo để từng bước hình thành lớp thợ có tay nghề vững, tâm huyết với nghề. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại các sản phẩm làng nghề, TTCN; gắn bảo tồn và phát triển làng nghề với chương trình phát triển du lịch...
Đây sẽ là động lực giúp những địa phương có nghề phát triển, tận dụng lợi thế thúc đẩy sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người dân trong vùng; đồng thời, giúp các nghệ nhân tiếp tục phát huy năng lực, phẩm chất, tâm huyết với nghề, góp phần bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống và thực hiện có hiệu quả chương trình OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới tại các địa phương.
Lưu Duy Dần
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam
Tin liên quan

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 | 09/05/2025 Tin tức

Hải phòng- Những chặng đường sau 70 năm xây dựng và trưởng thành
16:14 | 08/05/2025 Tin tức

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII
12:16 | 07/05/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"
10:02 | 07/05/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
10:05 | 06/05/2025 Tin tức

Sáng nay (5-5), khai mạc kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Tiền đề để đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước
11:56 | 05/05/2025 Tin tức
Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4
10:07 | 29/04/2025 Tin tức

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
09:53 | 29/04/2025 Tin tức

HĐND tỉnh Bình Định thông qua nghị quyết chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

60 đại biểu Kiều bào tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I trên "Chuyến tàu Đại đoàn kết"
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

Họp mặt truyền thống Ban Liên lạc Đội Biệt động Z32 tại Chùa Vĩnh Xương
09:49 | 29/04/2025 Tin tức

Chuỗi sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa 2025.
09:48 | 29/04/2025 Tin tức

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử
10:54 | 28/04/2025 Tin tức

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:42 | 27/04/2025 Tin tức

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc
14:00 | 25/04/2025 Tin tức

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 | 24/04/2025 Tin tức

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh
14:30 | 24/04/2025 Tin tức

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân