Hà Nội: 16°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.

Đây là cách mà ông Nguyễn Quang Trí, Giám đốc điều hành Marketing CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), miêu tả ngắn gọn về mục tiêu đằng sau chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu đáng chú ý của doanh nghiệp, trong buổi tiếp xúc với báo chí gần đây.

Chọn làm việc khó

Ngày nay, không hiếm để bắt gặp những sản phẩm “made in Vietnam” trên kệ siêu thị các nước, nhưng hầu như sản phẩm đều mang thương hiệu khác. Điều này được giải thích là do đa phần sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đi theo hướng gia công (OEM). Riêng Vinamilk chọn con đường khó nhưng bền vững hơn: xuất khẩu bằng chính thương hiệu của mình.

Nếu muốn lấy sản lượng, doanh thu thì xuất khẩu thô hoặc gia công cho các thương hiệu khác là cách làm rất dễ. Doanh nghiệp chỉ cần sản xuất sản phẩm theo đúng thông số, quy chuẩn của khách hàng là xong. Đối tác sẽ tự lo xây dựng thương hiệu của họ trên thị trường quốc tế. Nhưng Vinamilk chọn lối đi riêng, xuất khẩu bằng thương hiệu của mình”, trích lời ông Trí.

Cũng theo ông Trí, việc xây dựng thương hiệu ở nước ngoài chắc chắn sẽ gian nan, vất vả hơn trong nước rất nhiều, bởi sự khác biệt về tiêu chuẩn, ngôn ngữ, thị trường. Nhưng khi thành công, những giá trị mang lại cho thương hiệu sẽ lớn hơn nhiều.

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu ảnh 1
Sản phẩm sữa đặc Ông Thọ xuất hiện trên kệ hàng tại các nước.

Vinamilk tâm niệm phải làm cho sản phẩm, thương hiệu phát triển mạnh mẽ ở nội địa rồi mới xuất khẩu, vì khi ấy sản phẩm mới đủ sức thuyết phục người tiêu dùng các nước thử và chọn. Ngược lại, người tiêu dùng thấy Vinamilk có sản phẩm xuất hiện tại thị trường Nhật, Hàn Quốc, rồi Mỹ,… thì niềm tin ở nội địa cũng sẽ tăng lên. Chẳng hạn sản phẩm sữa đặc Ông Thọ - một thương hiệu lâu đời của Vinamilk, những ngày đầu xuất khẩu, chúng tôi tập trung vào mục tiêu phục vụ kiều bào nhưng nay đã rất nổi tiếng, lan tỏa thói quen tiêu dùng sữa đặc đến cộng đồng bản địa tại các nước”, ông Trí chia sẻ.

Một vấn đề khác ở thị trường nước ngoài là sự cạnh tranh, khi sản phẩm Việt Nam được đặt cạnh các thương hiệu thế giới vốn có nhiều kinh nghiệm hơn trong khâu phát triển sản phẩm cũng như thiết kế. Tuy nhiên, ông Trí tự tin Vinamilk đủ sức cạnh tranh sòng phẳng trên sân chơi quốc tế.

Minh chứng cho đẳng cấp quốc tế của sản phẩm Vinamilk, ông cho biết, năm 2023, doanh nghiệp đã liên tục ghi tên mình trong các danh sách giải thưởng danh giá hàng đầu thế giới như Purity Award, Clean Label Project, Superior Taste Award, Monde Selection, The World Dairy Innovation Awards 2023… Đây đều là những giải thưởng/chứng nhận quốc tế hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm – đồ uống, với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt và cạnh tranh gay gắt từ hàng nghìn ứng cử viên khắp thế giới.

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu ảnh 2
Năm 2023, các sản phẩm của Vinamilk liên tục được gọi tên tại các giải thưởng danh giá về chất lượng và hương vị sản phẩm.

“Các giải thưởng đạt được trong năm 2023 là sự công nhận cho chất lượng vượt trội của sản phẩm Vinamilk. Nó cũng là một sự bảo chứng cho chất lượng, đẳng cấp quốc tế của Vinamilk với người tiêu dùng, Giám đốc điều hành Marketing Vinamilk nhấn mạnh.

Giữ vững vị thế dẫn đầu bằng chất lượng

Năm 2023, Vinamilk gây chú ý với chiến dịch tái định vị thương hiệu có mức độ lan tỏa rất tốt trên truyền thông cũng như các nền tảng xã hội. Tuy nhiên, ông Nguyễn Quang Trí cho biết, việc thay đổi logo hay bao bì sản phẩm chỉ là hình thức bên ngoài. Đằng sau đó, Vinamilk mong muốn kế thừa di sản văn hóa của một thương hiệu 47 năm tuổi và thổi vào đó nguồn năng lượng tươi mới, trẻ trung hơn.

Cũng theo đại diện Vinamilk, chiến dịch thay đổi nhận diện thương hiệu này là lời giải của “ông lớn” ngành sữa cho bài toán duy trì vị thế đứng đầu thị phần trong nước ở bối cảnh thị trường đan xen giữa cơ hội và thách thức.

“Có những thách thức lớn hơn khi ‘thay áo’. Vinamilk đang dẫn đầu thị trường với thị phần gấp 4 lần so với đối thủ thứ hai. Khoảng cách này với nhiều người là an toàn, nhưng Vinamilk không nghĩ thế. Nếu dừng lại, một ngày không xa đối thủ sẽ vượt qua”, ông Trí đánh giá.

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu ảnh 3
Sản phẩm sữa tươi của Vinamilk trong “màu áo mới”.

Trong đó, thách thức chung của thị trường hiện nay là nhu cầu người tiêu dùng ngày càng phân mảnh, không thống nhất. Chẳng hạn, có người thích ngọt nhưng có nhóm lại kiêng đường; người thích sữa tươi, nhóm khác lại chuộng dinh dưỡng từ thực vật… Điều này đòi hỏi, doanh nghiệp phải có cách tiếp cận khác biệt với từng nhóm theo xu hướng ngày càng cá nhân hóa, khác biệt hóa.

Một thách thức khác trong ngắn hạn là kinh tế toàn cầu vẫn chịu sức ép suy giảm chung, ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Với nền tảng sản phẩm đạt chuẩn quốc tế và lợi thế đến từ hệ thống phân phối hơn 230.000 điểm lẻ, chuỗi cửa hàng Vinamilk (Giấc mơ sữa Việt) cùng chuỗi cung ứng gồm 14 nhà máy, 14 trang trại trải dài đất nước, Vinamilk vẫn duy trì kết quả kinh doanh tích cực. Nhưng không phải là không có ảnh hưởng.

Tuy vậy, ông Trí cho rằng Vinamilk vẫn thấy cơ hội khai thác mở rộng thị trường khi nhìn xa hơn về sự phát triển của ngành sữa, đặc biệt là mức tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người tại Việt Nam còn thấp so với khu vực và thế giới. Cụ thể, theo Research and Markets, hiện mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam chỉ 27 lít/người/năm còn Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore đạt 45 lít/người/năm. Dự báo, mức tiêu thụ bình quân sữa đầu người tại Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng vào 2030, tạo dư địa tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong ngành.

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu ảnh 4
Tiêu thụ sữa bình quân trên đầu người tại Việt Nam còn thấp là động lực tăng trưởng cho ngành sữa trong tương lai.

Ngoài ra, khoảng cách tiêu thụ sữa giữa nông thôn và thành thị còn lớn; mỗi năm Việt Nam vẫn có khoảng 1,5 triệu trẻ em chào đời; và xu hướng người dân ngày càng quan tâm đến sức khỏe… cũng là những động lực quan trọng của ngành sữa trong những năm tới.

Tuy dịch bệnh khiến cho thị trường suy giảm nhưng bù lại, sau Covid-19, mọi người có xu hướng ngày càng quan tâm và sử dụng những sản phẩm dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Thị trường có thêm nhóm người lớn có sức mua cao hơn, thu nhập ổn định hơn, quan tâm sức khỏe nhiều hơn. Còn có cả nhóm người tiêu dùng GenZ - các bạn trẻ hiện quan tâm đến lối sống sạch, sống xanh, phát triển bền vững. Vinamilk sẽ tiên phong khai phá các phân khúc này. Đó là những cơ hội. Khi đã nhìn thấy cơ hội thì sẽ biết cách để tận dụng, khai thác và tăng trưởng”, ông Trí nhấn mạnh.

Duy Dũng
nhandan.vn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024

Khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024

LNV - Tối ngày 29/11, tại TP. Vinh, dưới sự chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tổ chức khai mạc Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen Nghệ An năm 2024.
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần 3

LNV - Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 diễn ra từ ngày 29/11-3/12, tại Khu đô thị Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, Hà Nội với sự tham gia của 260 đơn vị.
Tuyển phóng viên, cộng tác viên

Tuyển phóng viên, cộng tác viên

LNV - Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, Tạp chí Làng nghề Việt Nam sẽ tuyển dụng phóng viên/ cộng tác viên.
Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

Chị Nguyễn Thị Thanh Nga – Hành trình xây dựng thương hiệu Yến Sào Thiên Nga

OVN - Chị Nguyễn Thị Thanh Nga - chủ cơ sở kinh doanh Yến Sào Thiên Nga, là một trong những người tiên phong trong việc dẫn dụ, nuôi và chế biến tổ yến tại 45 Lê Duẩn, Thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông. Với đam mê và sự nỗ lực không ngừng, chị đã biến ý tưởng ban đầu thành một mô hình kinh doanh hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã

LNV - Tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2/12/1964 - 2/12/2024) do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.

Tin khác

Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội

Làng nghề mộc Vạn An đón nhận danh hiệu Làng nghề Hà Nội

LNV - Sáng 30/11, UBND xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An - Làng nghề Hà Nội. Lãnh đạo thị xã, các phòng, ban cùng đông đảo người dân thôn Vạn An, xã Sơn Đông đến dự buổi lễ.
TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung

TP Quý Dương và TP. HCM: Cầu nối hợp tác bền vững Việt – Trung

Hội nghị giao thương Việt Nam – Trung Quốc (Quý Dương) tổ chức tại TP. HCM ngày 26/11 đã diễn ra thành công, với cam kết thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực du lịch, kinh tế, và logistics. Một trong những kết quả đáng chú ý là việc khôi phục đường bay thẳng TP. HCM – TP. Quý Dương và mở tuyến xe tải xuyên biên giới kết nối Việt Nam với Khu thương mại Tự do và Kho ngoại quan Quý Dương tại Hà Nội.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 30/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ

Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ

LNV - Tối 30/11, phường Vạn Phúc (quận Hà Đông - Hà Nội) khai mạc Tuần văn hóa, du lịch, thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 với chủ đề “Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ”.
Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

Bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV

LNV - Theo Chương trình Kỳ họp thứ 8, vào 15h30 chiều nay (30/11), Quốc hội làm lễ bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV sau 29,5 ngày làm việc tích cực và hiệu quả.
Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

Phú Yên đón nhận Bằng xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển

LNV - Ngày 28/11, tỉnh Phú Yên tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của Tàu Không số (28/11/1964 – 28/11/2024) và đón nhận Bằng Di tích quốc gia đặc biệt Đường Hồ Chí Minh trên biển tại Di tích lịch sử quốc gia Vũng Rô, xã Hòa Xuân Nam, thị xã Đông Hòa.
Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc

Hà Nội: Tinh hoa nghề lụa truyền thống hội tụ tại làng nghề Vạn Phúc

LNV - Tuần Văn hóa - Du lịch - Thương mại làng nghề Vạn Phúc (Hà Nội) không chỉ tôn vinh truyền thống nghề lụa, quảng bá sản phẩm địa phương mà còn thúc đẩy du lịch và giá trị thương mại, tạo nên dấu ấn đậm nét cho phường Vạn Phúc và quận Hà Đông.
Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO

Huế đón bằng công nhận Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng là di sản tư liệu của UNESCO

LNV - Bảo vật quốc gia Cửu Đỉnh chính thức đón nhận bằng công nhận là di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO.
Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

Thừa thiên-Huế: Công nhận thêm 2 nghề truyền thống

LNV - Ngày 27.11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa có các Quyết định công nhận thêm hai nghề là Nghề truyền thống tỉnh Thừa Thiên Huế.
Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá

Sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao - Chè Shan tuyết Hồng Thái 1 tôm 1 lá

OVN - Ngày 25-11, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số 426/QĐ-UBND phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm đạt điểm sản phẩm OCOP tiềm năng 5 sao (đợt 1) tỉnh Tuyên Quang năm 2024.
Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng

Giữ nghề truyền thống - Câu chuyện từ cộng đồng

LNV - Gìn giữ nghề sơn mài truyền thống hay khôi phục nghề khắc in mộc bản không còn là câu chuyện làng nghề, mà là câu chuyện đi tìm thị trường cho các sản phẩm nghề thủ công truyền thống nói chung.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố

LNV - Trường THCS Phú Sơn tiền thân là Trường cấp 2 của huyện Bất Bạt, được thành lập năm 1956, ban đầu trường chỉ có 2 lớp học với vài chục học sinh, sau gần 70 năm xây dựng và phát triển, đến nay nhà trường đã có một cơ ngơi đàng hoàng to đẹp, đạt chuẩn Quốc gia, với 12 lớp học, 42 cán bộ giáo viên nhân viên, quản lý giáo dục 667 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9.
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng

Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng

LNV - Vừa qua, tại Vườn hoa Lạc Long Quân, Tây Hồ, Hà Nội, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức khai mạc chương trình “Hà Nội kết nối - vươn xa” lần thứ 4 nhằm giao lưu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống, sản phẩm sáng tạo của phụ nữ Thủ đô và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Hồng.
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa

Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa

LNV - Ngày 8/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã trao tặng Giấy khen cho các nghệ nhân và thợ lành nghề có nhiều đóng góp trong công tác bảo tồn, tu bổ di tích điện Thái Hòa, Đại Nội Huế.
Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hà Nội: Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029

LNV - Sáng ngày 17/11, tại Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo (Phú Lương - Hà Đông). Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Triển khai hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia về công tác giảm nghèo bền vững

LNV - Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một nhiệm vụ chính trị quan trọng của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang và nhân dân toàn huyện. Ngay từ đầu giai đoạn, Ban chỉ đạo cấp huyện, xã đã xây dựng và ban hành Quy chế thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng thành viên để lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nội dung của chương trình.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP

OVN - Trải qua biết bao nhiêu thăng trầm, các làng nghề ở Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng khó lẫn, không nơi nào sánh được. Trong đó phải kể đến làng nghề gỗ Thiết Úng – được coi là cái nôi của nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ và tạc tượng thuộc xã Vân Hà, huy
Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

Huyện Thạch Thành (Thanh Hóa): Xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn

LNV - Thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 30/3/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ban Thường vụ Huyện ủy Thạch Thành đã ban hành công văn số 1545-CV/HU ngày 4/6/2024 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn huyện trong 2 năm 2024 - 2025.
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Sản phẩm dưa lưới của Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kim Long, xã An Bình, huyện Phú Giáo, (Bình Dương) đạt chứng nhận OCOP 3 sao vào năm 2020.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động