Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Về Trù Sơn mua…niêu đất

LNV - Lần ấy, Lê Thị Tám, người bạn đồng môn, đồng khóa với tôi thời sinh viên, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Nghệ An, bảo: “Anh thu xếp công việc vào thăm làng niêu đất Trù Sơn, xứ Nghệ quê em một chuyến cho biết đi. Anh biết không, khi đã nói tới gốm Bát Tràng hay, gốm Phù Lãng, Chu Đậu… nhất định phải nhắc đến nghề chế tác niêu đất của Trù Sơn, huyện Đô Lương, xứ Nghệ. Gốm Trù Sơn được làm thủ công, không hề có sự tham gia của bất cứ loại men tráng nào cả đâu anh ạ”.

1.Đãi khách bát nước chè xanh đặc trưng xứ Nghệ, rồi kể chuyện về lịch sử nghề làm gốm của gia đình mình, ông Nguyễn Công Du cảm động bảo, tính đến thế hệ mình thì gia đình ông đã có 12 đời nối nhau làm nồi đất rồi. Hỏi về thời điểm khởi thủy của nghề gốm Trù Sơn là khi nào ông Du khẳng định, thật ra thì chẳng có bất cứ tài liệu thành văn nào ghi chép một cách cụ thể thời điểm ra đời của nghề làm niêu đất xã Trù Sơn. Từ lúc còn nhỏ, ông Du được các bậc sinh thành truyền lại rằng, nghề làm niêu đất của làng mình được khởi thủy từ thời nhà Trần.

Chuyện rằng, vào cái thuở “cổ tích” khai sơn phá thạch lập nên làng, người Trù Sơn sống trong muôn vàn bĩ cực cơ hàn. Ngày đó, Trù Sơn vốn là một làng thuần nông, người nông dân chỉ biết bám vào mấy thước ruộng cằn cỗi “chó ăn đá, gà ăn sỏi” mà bấn loạn tìm cách nuôi nhau qua ngày đoạn tháng. Thế rồi, ngày đẹp trời nọ, một nàng công chúa con vua Trần đã lặn lội tới Trù Sơn mà truyền cho bà con nghèo bí kíp làm nồi đất để có thêm nghề, thêm “đồng ra đồng vào” cải thiện đời sống vật chất, tinh thần. Cái tích về nghề làm gốm - nồi đất của người Trù Sơn được truyền khẩu đến bây giờ chỉ ngắn gọn, súc tích có vậy mà thôi.


Đốt lò nung niêu đất là một trong những công đoạn khó nhất, vất vả nhất với người Trù Sơn.

Tiếp thêm nước chè vào bát sứ do “nhà làm được” của khách, ông Du vui vẻ thổ lộ, thuở mới “khai sinh”, Trù Sơn chỉ là một đơn vị hành chính cấp làng. Theo thời gian, làng phát triển không ngừng để bây giờ trở thành đơn vị cấp xã, nhưng vẫn mang cái tên gọi ban đầu: xã Trù Sơn, thuộc Đô Lương. Xã lại chia thành hơn chục xóm (thôn) khác nhau, theo số thứ tự từ bé tới lớn.

Tò mò học cách làm niêu đất của người Trù Sơn mới thấy nghề làm gốm của bà con nơi này có những điều đặc biệt thú vị, chỉ có thể thấy ở cái vùng quê quanh năm khắc nghiệt mưa nắng cùng với những cơn gió Lào đầy đặc trưng này. Chuyện khu biệt đầu tiên, không như những thợ gốm của tất cả các vùng - miền khác, thợ gốm Trù Sơn không bao giờ để chình ình cả một khối đất lên cỗ bàn xoay mà tạo dáng cho sản phẩm của mình.

Có được món đất sét đạt chuẩn sau khi đã được nhào nhuyễn dẻo dai hơn cả kẹo kéo, người nghệ nhân Trù Sơn sẽ lấy từng nắm theo nhu cầu của từng loại sản phẩm sau đó đem vắt thành hình một con chạch mà bà con gọi là “rói” (tiếng địa phương) để ghép nối từng phần con chạch ấy lại với nhau mà tạo dáng. Những thứ công cụ phục vụ cho việc làm gốm của người Trù Sơn thật đơn giản. Chúng chỉ là một cái “chuầy” (tiếng địa phương - tức bàn “xoay”); vài miếng giẻ vụn; vài miếng “khót” (tiếng địa phương: thanh nứa mỏng) để tạo dáng và làm nhẵn bóng sản phẩm mà thôi.

Bà Long bỗng bùi ngùi khoe với khách rằng món của hồi môn mà cha mẹ cho làm hồi môn của hơn 50 về trước là miếng “khót” và cái “chuầy” vẫn được bà trân trọng nâng niu như một món báu vật thiêng liêng vô giá. Thế nên, ở Trù Sơn người ta không dạy nhau chế tác gốm bằng bất cứ thứ văn bản thành văn nào cả mà họ phát triển bằng kỹ thuật theo một cách vô cùng đơn giản: truyền miệng và cầm tay chỉ việc, thế thôi.2. Nghệ nhân Nguyễn Thị Long, “con dân” của xóm 11 xúc động kể, quê nghèo, nhà quanh năm thiếu trước hụt sau, ngày xưa con gái đi làm dâu nhà người, cha mẹ chẳng có vàng ròng bạc nén mà chỉ có cái “chuầy” tặng con mang về nhà chồng mà làm của hồi môn nối giữ nghiệp tổ. Còn con gái nhà người ta về làm dâu nhà mình, cha mẹ chồng cũng chỉ biết tặng miếng “khót” cùng cái “chuầy” để phận dâu con có tý “vốn giắt lưng gọi là” để cùng chồng mình gây dựng cơ đồ mà thôi.

Cứ như những gì mà lão nghệ nhân Nguyễn Công Du tâm sự, để có được những sản phẩm niêu đất đạt mức độ “chuẩn không cần chỉnh” như: rất nhẹ và mỏng nhưng lại có độ cứng và bền cao, người ta phải “đổ mồ hôi sôi nước mắt” khiếp lắm. Sản phẩm muốn tốt, muốn đẹp trước tiên phải có được nguồn đất “như ý”. Bởi thế, người Trù Sơn phải cất công lặn lội ngược xuôi tới Nghi Văn của Nghi Lộc, rồi nữa, ngược lên tận Sơn Thành thuộc Yên Thành… mới tìm ra cho được thứ đất sét không chỉ đỏ au mà còn rất dẻo, rất đẹp.

Ông Du quả quyết, cứ phải kỳ công như thế mới có được thứ đất sét mịn màng, không lẫn tạp chất. Trong quá trình khai thác nguyên liệu, chỉ khi đào sâu cỡ một mét may ra mới thể kiếm được món đất sét trắng. Sống lại với ký ức, ông Du bồi hồi, thời khốn khổ xưa kia, các loại phương tiện giao thông chả có, để mang được đất quý về, người Trù Sơn phải gánh chúng qua những quãng đường dài xa ngái, hàng chục cây số là ít. Vậy nên bà con thưở ấy mới tự trào lộng cái nghề, cái nghiệp của mình bằng câu cửa miệng: “Bán xương, nuôi thịt”.


Trải qua biết bao thăng trầm, người Trù Sơn vẫn tiếp tục giữ nghề truyền thống vừa để có thêm thu nhập, vừa bảo tồn được nghề.

3. Người Trù Sơn không nung sản phẩm của mình trong những lò nung được thiết kế kín mà hoàn chỉnh sản phẩm bằng việc đốt trong những chiếc lò chỉ thiên hình tam giác được xây thấp bằng thứ đá ong, rất đơn sơ. Đây cũng chính là một trong những khác biệt của nghề gốm Trù Sơn. Riêng nguyên liệu dùng để đốt không phải là than hay củi mà đơn giản chỉ là những thứ lá guột; lá dành dành; lá bạch đàn, lá thông, v. v…

Lý giải về điều này, ông Nguyễn Công Du bộc bạch: những thứ lá ấy đều có chứa tinh dầu cho nên người Trù Sơn dùng chúng để nung chín sản phẩm chứ không dùng than đá hoặc bất cứ thứ nguyên liệu nào khác. Nhờ có lượng tinh dầu trong các loại lá kể trên nên gốm Trù Sơn sau khi thành phẩm đạt tiêu chuẩn bóng và đẹp rất đặc trưng.

Nghệ nhân Nguyễn Thị Thái, xóm 12 Trù Sơn cho hay, mỗi một mẻ nung thường chỉ được ngót nghét 300 chiếc niêu đất. Muốn gốm chín thật đều, cho ra những sản phẩm “đáng đồng tiền bát gạo”, người thợ phải biết cách "xem lửa" để biết lúc nào cần phải dừng đun. Kỹ năng “xem lửa” chính là một trong những bí quyết đặc biệt của người Trù Sơn.

Giới thiệu với khách về mẻ gốm đang ra lò, nghệ nhân Nguyễn Hữu Võ bảo rằng, nồi đất của Trù Sơn chỉ tuyền một màu đất thôi. Đó là cái khác biệt độc đáo của gốm Trù Sơn với gốm nơi khác. Thì hẳn rồi, gốm của Trù Sơn không diêm dúa sặc sỡ, thoạt cầm trên tay tưởng như rất mỏng manh dễ vỡ, ấy thế nhưng lại rất cứng cáp.

Nhận từ bàn tay thô ráp, mặn mòi gió sương của nghệ nhân Võ chiếc niêu đất vừa được lấy trong lò ra còn ấm hơi lửa, hơi người, bất giác tôi cảm nhận được ở đó có những giọt mồ hôi mặn chát tạo nên tâm hồn cùng vẻ đẹp riêng có của những người nông dân Trù Sơn chịu thương chịu khó, nơi mà đất nuôi người, người là tri kỷ của đất…

Theo CAND

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

An Giang: Nỗ lực bảo tồn làng nghề truyền thống

LNV - Thời gian qua, An Giang đã ban hành, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều cơ chế, chính sách nhằm nỗ lực bảo tồn và phát triển các ngành nghề nông thôn, các làng nghề, làng nghề truyền thống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn bền vững.
Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

Thái Nguyên tham dự hội chợ ẩm thực " món ngon từ biển" và sản phẩm OCOP làng nghề tỉnh Bình Định.

LNV - Từ ngày 11/7/2024 đến hết ngày 15/7/2024; Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Sản phảm OCOP, làng nghề tỉnh Bình Định được tổ chức tại Công viên Thiếu nhi tỉnh Thành phố Quy Nhơn. Đến tham dự hội chợ có trên 100 gian hàng với nhiều tỉnh tham gia. Đặc biệt, gian hàng của Chi cục phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên được nhiều người dân và du khách quan tâm .
Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

Độc đáo làng nghề làm miến khô tại phố Núi - Buôn Mê Thuột

LNV - Trái ngược với hình ảnh quen thuộc của những đồi cà phê bạt ngàn, làng nghề miến Chi Lăng thuộc phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) giờ đây nơi đây lại nhộn nhịp với những hoạt động sản xuất miến khô tấp nập, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

Quảng Nam: Tôn vinh Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng sẽ được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm-Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

Làng nghề làm trống Bắc Thai trăm năm tuổi

LNV - Làng nghề làm trống Bắc Thai nổi tiếng và được biết đến như một sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Tĩnh. Nghề làm trống đã gắn bó với người dân nơi đây khoảng 100 năm, dù trải qua nhiều khó khăn, nơi đây vẫn giữ nghề như một nét văn hóa riêng.
Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

Làng nghề truyền thống Minh Khánh - Đỏ lửa làng rèn trăm năm

LNV - Cái nghề cha truyền con nối ấy cứ thế tồn tại, qua lúc thịnh lúc suy nhưng dường như người làng rèn này chưa một ngày dừng tay búa, chưa một ngày dừng thổi lửa. Sắt và thép cứ thế được tôi luyện để ra thành phẩm phục vụ mọi người.

Tin khác

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

Công nghệ nâng tầm mây tre đan Vân Sơn

LNV - Tận dụng nguồn đất đai, lao động, và nguồn mây tre dồi dào ở huyện miền núi Tuyên Hóa (Quảng Bình), HTX mây tre đan Vân Sơn đã kết hợp nhuần nhuyễn với ứng dụng khoa học công nghệ để đưa mô hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp thích ứng với kinh tế thị trường.
Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

Nghệ nhân bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa người Hrê

LNV - Nhờ sự nỗ lực, tâm huyết của các nghệ nhân dân gian và Người có uy tín, đã giúp bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của người Hrê ở Quảng Ngãi, từ nhạc cụ, làn điệu dân ca, những hiện vật...
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Bình Lâm và hành trình công nhận làng nghề truyền thống

LNV - Làng nghề trồng hoa Bình Lâm, xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước hình thành trong đời sống người dân từ lâu. Làng nghề được công nhận sẽ là động lực, khuyến khích người dân địa phương tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, duy trì phát triển làng nghề ngày càng hiện đại, văn minh, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Minh Châu xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Minh Châu được gọi với cái tên là "xã đảo" nằm giữa Sông Hồng thuộc địa phận huyện Ba Vì (Hà Nội). Khó khăn trở ngại lớn nhất của người dân nơi đây là đi lại sinh hoạt từ xã về huyện, nhất là trong các mùa mưa bão, lũ lụt, phải sử dụng thuyền, đò.
Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

Có chính sách thông thoáng hỗ trợ làng nghề Hà Nội phát triển

LNV - Sáng 5-7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất tại làng nghề trên địa bàn thành phố.
Người đam mê với điêu khắc gốm

Người đam mê với điêu khắc gốm

LNV - Nhà điêu khắc Lê Anh Vũ, sinh năm 1984, tại Giang Cao, xã Bát Tràng, Gia Lâm (Hà Nội) và hiện đang là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

Luật Thủ đô (sửa đổi): Thúc đẩy gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Trong quá trình xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi), thành phố đặc biệt quan tâm đến vấn đề gìn giữ, bảo tồn và phát triển làng nghề. Trong Luật Thủ đô mới được Quốc hội thông qua đã có nhiều điều, khoản thúc đẩy phát triển lĩnh vực giàu tiềm năng này.
Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

Ẩm thực cá ngừ đại dương và OCOP, Làng nghề được tôn vinh tại Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024

LNV - Lễ hội tinh hoa đất biển Bình Định năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 11 đến ngày 15/7/2024, trong đó chương trình giới thiệu nghệ thuật ẩm thực cá ngừ đại dương gắn với Hội chợ ẩm thực “Món ngon từ biển” và Hội chợ OCOP, Làng nghề tỉnh Bình Định là điểm nhấn tạo sự khác biệt để thu hút du khách mọi miền đất nước hội tụ về Bình Định.
Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

Nghệ nhân nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới cho làng nghề đúc truyền thống

LNV - Nghệ nhân bàn tay vàng Nguyễn Thế Uy (sinh năm 1979), sinh ra và lớn lên tại làng đúc truyền thống thuộc xã Mỹ Đồng, huyện Thuỷ Nguyên, TP Hải Phòng. Gia đình anh có 3 thế hệ làm nghề đúc nơi đây. Hiện anh làm Giám đốc Công ty TNHH MTV BK (trụ sở tại thôn Văn Cú, xã An Đồng, huyện An Dương, TP Hải Phòng),
Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

Làng nghề “làm nhà” cho chim cảnh

LNV - Nghề làm lồng chim ở làng Canh Hoạch đã có từ lâu đời có hơn 1000 hộ làm lồng chim. Người được coi là ông tổ làng nghề phải kể đến cố nghệ nhân Nguyễn Văn Tý. Sau này, cụ Nguyễn Văn Tý truyền nghề cho con trai là Nguyễn Văn Nghi (cụ Ba Mi). Sinh thời, cụ Nguyễn Văn Nghi nức tiếng trong vùng bởi có "đôi tay vàng".
Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

Tương làng Bợ - Sản phẩm OCOP 4 sao nức tiếng gần xa

OVN - Dù có nhiều giai đoạn thăng trầm, nghề làm tương ở Làng Bợ (xã Thạch Đồng, huyện Thanh Thủy, Phú Thọ) vẫn nức tiếng gần xa nhờ hương vị thơm ngon. Sản phẩm đạt chất lượng OCOP 4 sao vừa góp phần tăng thu nhập cho người dân, đồng thời cũng lưu giữ được hồn cốt của làng quê ven sông Đà.
Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

Bình Định: Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1

LNV - Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn là một trong 5 làng nghề được tỉnh Bình Định lựa chọn để tập trung hỗ trợ phát triển trong giai đoạn 2023-2025 trở thành điểm du lịch làng nghề.
Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

Phụ nữ Thủ đô: Bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống

LNV - Sáng 27/6, tại quận Tây Hồ, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức hội thảo “Vai trò của phụ nữ trong bảo tồn và phát huy giá trị sản phẩm nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Hà Nội”, với sự tham gia của Hội LHPN 15 quận huyện, đại diện các nghệ nhân, làng nghề truyền thống…
Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

Khai mạc kỳ họp thứ mười bảy HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI

LNV - Sáng 1-7, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ mười bảy-kỳ họp giữa năm để xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền.
Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Phú Yên: Khảo sát hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

LNV - Sở NN&PTNT vừa phối hợp UBND huyện Đồng Xuân, Trung tâm Xúc tiến du lịch (Sở VHTT&DL), Công ty TNHH Du hành Đại Hữu, Trường phổ thông Duy Tân tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động làng nghề bánh tráng Long Bình để gắn với phát triển du lịch cộng đồng nông thôn tại khu phố Long Bình, thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động