Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 35°C Thừa Thiên Huế

Nhà báo Bùi Xuân Vinh - một người trọn nghĩa vẹn tình

LNV - Tôi may mắn quen biết nhà báo Bùi Xuân Vinh đã trên 20 năm. Đó là hồi năm 2000, khi ấy tôi ra trường đã được mấy năm, đi làm vài tờ báo theo kiểu phóng viên không lương, tức cũng tham gia họp hành giao ban cơ quan, nhận đề tài như phóng viên, nhưng không có lương cứng, mà viết bài nào hưởng nhuận bút bài đó. Hồi đó khá phổ biến hình thức này.
Một hôm, bạn đồng nghiệp là nhà báo Trần Cường, hiện là Phó Tổng biên tập Tạp chí Người Xây Dựng bảo tôi: “Tớ có ông anh đồng hương Nghệ An là nhà báo Bùi Xuân Vinh, đang công tác tại Tạp chí Khoa học và Tổ quốc, tòa soạn đang cần một chân phóng viên, có trả lương cứng, bảo hiểm đầy đủ, chú cần để tớ giới thiệu”. Và tôi nhận lời. Đó là cơ duyên tôi trở thành đồng nghiệp thân thiết với Bùi Xuân Vinh. Càng tiếp xúc với anh, càng quý bởi năng lực làm việc, sự chân thành và tử tế nơi anh.


Anh là người cần cù, tỉ mỉ, cực kỳ cẩn thận trong từng bài viết, mà bây giờ khó tìm thấy ở lớp nhà báo trẻ hiện nay. Tôi nhớ có lần anh viết về Làng Xô viết Lương Sơn, một “địa chỉ đỏ” trong phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh. Anh đi thực tế tới cả tuần, về cặm cụi tới nửa tháng để xong bài bút ký khá dài “Mảnh đất bên dòng Lam Giang”, với những nhân chứng sống và tư liệu phong phú. Bài bút ký này đã vinh dự nhận Bằng khen của Ban Tổ chức Trung ương và Hội Nhà báo Việt Nam viết về Đảng Cộng sản Việt Nam và Công tác Xây dựng Đảng năm 2000.


Với bài viết nào, Bùi Xuân Vinh cũng khổ công như thế. “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, anh viết không nhiều, nhưng bài nào cũng đáng là những tác phẩm mẫu, có thể đưa vào chương trình giảng dạy cho sinh viên ngành báo. Gom nhặt từng hạt vàng, Bùi Xuân Vinh đã xuất bản 3 đầu sách: “Phác họa chân dung”, “Những người đương thời”, “Một thời gửi lại”. Tất cả đều là những bài bút ký báo chí đậm chất văn học, tư liệu ngồn ngộn nhưng vẫn mềm mại. Kiểu viết này có lẽ bây giờ đã “tuyệt chủng” trên báo chí.

Khoảng năm 2000, xấp xỉ tuổi 50, anh vẫn cặm cụi đi học thạc sĩ báo chí. Đám trẻ chúng tôi trêu: “Bác chuẩn bị lên sếp à”? Anh cười hiền lành: “Máu đồ Nghệ rồi, học để làm báo tốt hơn, hay hơn. Với lại tớ học để còn làm gương cho con”.

Người ta làm luận án thì chọn đề tài dễ, cốt “cho xong”, bằng nào chả là bằng. Đằng này Bùi Xuân Vinh đi chọn một đề tài khó đến mức thầy hướng dẫn cũng phải ngạc nhiên, sao có người dũng cảm thế. Anh chọn nghiên cứu: “Vấn đề trí thức trong cách mạng Việt Nam được diễn đàn trên báo Tổ quốc 1954 - 1988”. Anh tâm sự, khi tốt nghiệp Đại học Tổng hợp khoa Văn (năm 1981), anh về làm phóng viên Báo Tổ quốc, cơ quan ngôn luận của Đảng Xã hội. Chính tại cơ quan báo này mà anh được tiếp xúc với các trí thức lớn đương thời như Giáo sư Nguyễn Xiển, Hoàng Minh Giám, Đỗ Xuân Hợp, Nguyễn Lân, Nguyễn Xuân Nguyên, Nguyễn Khắc Viện… và được các nhà báo đàn anh như Nguyễn Chính, Hàm Châu dẫn dắt.

Tuy chỉ công tác tại tờ báo này 7 năm, đến năm 1988, Đảng Xã hội giải thể và tờ báo Tổ quốc hoàn thành sứ mệnh của mình, nhưng hiếm ai tình nghĩa như anh. Để làm được đề tài khó và khá “nhạy cảm” này, anh phải đọc hàng ngàn trang báo, đi sưu tầm những bài báo từ năm 1954, đến thời điểm anh làm luận án đã trải qua gần nửa thế kỷ, anh đến Thư viện Quốc gia lục tìm đọc 410 số báo với hơn 20 ngàn trang in, mất hàng nửa năm trời. Bùi Xuân Vinh tâm sự, nhiều lúc mệt quá, nản, nhưng cứ nghĩ đến việc phải làm sao để lịch sử báo chí không được quên một tờ báo diễn đàn của trí thức – nơi cất lên tiếng nói chững chạc và tâm huyết của trí thức yêu nước là anh như được tiếp thêm sinh khí.

Rồi thì luận án cũng hoàn thành, một công trình nghiên cứu công phu, dày hơn 100 trang khổ A4, khảo cứu tỉ mỉ về báo Tổ quốc, khẳng định đóng góp của Báo đã góp phần làm nên diện mạo bức tranh báo chí cách mạng Việt Nam từ sau ngày miền Bắc giải phóng (1954) cho đến những năm đầu thời kỳ đổi mới (1988). Luận án cũng làm bật lên vai trò của Báo Tổ quốc đã xác lập được vị trí của người trí thức trong mặt trận đại đoàn kết dân tộc. Báo Tổ quốc đã làm nên “Diễn đàn trí thức” khá sôi nổi, đề cập được một số vấn đề cơ bản của trí thức trong Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và bước đầu thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ờ nước ta.

Tôi còn nhớ hôm bảo vệ luận án, tôi cũng đi dự. Luận án được chấm hạng xuất sắc, nhiều đại biểu dự lễ bảo vệ chân thành phát biểu, luận án này xứng đáng làm đề tài tiến sỹ. Chúng tôi cũng khuyến khích anh tiếp tục phát triển đề tài lên, anh cười bảo: “Cảm ơn các chú động viên, nhưng để làm tiếp thì ngoài công sức, còn phải có kinh tế nữa, mà đồng lương nhà báo, nuôi con nhỏ đang đi học, vợ lại nghỉ mất sức, cố thế là đã kiệt sức rồi. Với lại mục đích của anh đâu phải để lấy bằng cấp sang trọng, mà anh làm vì tri ân thế hệ trí thức đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và tờ báo Tổ quốc - nơi anh bước vào nghề làm báo đầu đời”. Nghe anh tâm sự mà chúng tôi rưng rưng.

“Cơm áo không đùa với khách thơ”. Xong luận án, anh lại lao vào làm việc hăng say. Anh chuyển công tác từ Tạp chí Khoa học và Tổ quốc sang Tạp chí Công nghiệp và được tín nhiệm làm Trưởng ban chuyên đề kiêm Trợ lý Tổng biên tập. Thời kinh tế thị trường, hẳn ai cũng biết lập ra ban chuyên đề là phải kiếm được quảng cáo, làm kinh tế cho tòa soạn. Khi anh mới sang môi trường mới này, chúng tôi lo lắng thay cho anh. Ông “Đồ Nghệ” này chỉ quen nghiên cứu, viết bài thì cẩn thận “mân mê” từng chữ, sao có thể chạy ào ào theo cơn lốc báo chí thị trường được.

Ấy vậy mà Bùi Xuân Vinh không những làm tốt, mà còn xuất sắc. Vẫn với phong cách nhẩn nha thế, anh tổ chức chuyên đề, làm sách lịch sử truyền thống các đơn vị lớn, các ngành, rất được tín nhiệm. Hóa ra việc này rất hợp với phong cách nghiên cứu như anh, bởi dân nghiên cứu thường làm kỹ, đầy đủ, chính xác. Nhiều đơn vị còn nói, họ đã tiếp nhiều nhà báo, nhưng chỉ khi làm việc với Bùi Xuân Vinh họ mới tin tưởng.

Ở mảng sách lịch sử truyền thống này, Bùi Xuân Vinh đã cho ra đời một số cuốn sách về Tổng công ty Hóa chất mỏ, Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, Công ty Lân Văn Điển, Tổng công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí PTSC. Công ty Apatit Việt Nam, Công ty Nhiệt điện Uông Bí. Các cuốn sách cho bạn đọc hiểu rõ về đóng góp của những đơn vị kinh tế lớn của đất nước.

Một ngày đầu tháng 6 này, Bùi Xuân Vinh hẹn gặp tôi để tặng cuốn sách mới tinh vừa xuất bản của anh: “Báo Tổ quốc và Diễn đàn trí thức (1954 - 1988)”, do Nhà xuất bản Tri Thức cấp phép. Cuốn sách dựa trên luận án Thạc sỹ năm xưa, anh viết và nhuận sắc lại cho phù hợp với kết cấu một cuốn sách. Được đọc lại công trình nghiên cứu của anh, tôi rất xúc động, nhưng cũng ái ngại cho anh về khâu phát hành (sách này tác giả tự bỏ tiền in). Bây giờ mạng xã hội lên ngôi, người ta ngại đọc sách, nhất là với sách nghiên cứu thế này. Anh lại cười, nụ cười thật hiền lành và lương thiện: “Mình in sách vì nghĩ luận án năm xưa nghiệm thu rồi thì bỏ vào kho, ít người biết đến. In sách để có thêm nhiều người biết về đóng góp của Báo Tổ quốc. Một lời tri ân lớp thế hệ trí thức đầu tiên của nước Việt Nam mới. Ai muốn tìm hiểu về lịch sử báo chí thì tìm đọc, thế thôi.
Chỉ với cái mong muốn “thế thôi” ở cái tuổi vừa lên lão 70 không phải mấy ai cũng làm được.

Hà Nội, những ngày tháng 6/ 2022

Duy Hữu


Tin liên quan

Tin mới hơn

Ứng dụng giá trị nghệ thuật Tuồng trong đời sống đương đại

Ứng dụng giá trị nghệ thuật Tuồng trong đời sống đương đại

LNV - Sáng 25.11, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội và Nhà hát Tuồng Việt Nam tổ chức tọa đàm "Ứng dụng chất liệu tuồng trong đời sống đương đại".
(Hoàn Kiếm) Tưng bừng hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại phố cổ Hà Nội

(Hoàn Kiếm) Tưng bừng hoạt động chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam tại phố cổ Hà Nội

LNV - Tối ngày 18/11, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa chào mừng Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11.
( Long Biên) Ấn tượng khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

( Long Biên) Ấn tượng khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023

LNV - Tối ngày 17/11, tại Nhà máy xe lửa Gia Lâm (Hà Nội), Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp tổ chức chương trình khai mạc Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023.
Quận Hoàn Kiếm: Gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên

Quận Hoàn Kiếm: Gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên

LNV - Sáng ngày 29/6/2023, UBND quận Hoàn Kiếm đã tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Trung Yên nhân kỷ niệm 75 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948 – 11/6/2023).
Quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ

Quận Hoàn Kiếm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ

LNV – Sáng ngày 08/06/2023 UBND quận Hoàn Kiễm tổ chức lễ gắn biển công trình tu bổ, tôn tạo đình Hà Vĩ (số 11 phố Hàng Hòm, phường Hàng Gai) chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-11/6/2023).

Tin khác

Cốm xào - món ngon của mùa thu

Cốm xào - món ngon của mùa thu

LNV - Trong tâm tưởng của người Hà Nội, mùa thu bao giờ cũng gắn liền với cốm và những món ăn tinh tế từ món quà thu xanh như ngọc lưu ly này.
Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long: Dấu ấn 10 năm

Bảo tồn Di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long: Dấu ấn 10 năm

LNV - Đã tròn 10 năm, Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới nhờ những giá trị nổi bật toàn cầu. Hiếm di sản nào trên thế giới có sự tiếp nối lịch sử xuyên suốt 13 thế kỷ (từ thế kỷ VII đến XX) như Hoàng thành Thăng Long. 10 năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long đã để lại nhiều dấu ấn với cách làm bài bản, nhờ vậy, di sản này luôn là điểm đến hấp dẫn.
Dường như thu đã về phố

Dường như thu đã về phố

LNV - Không biết có phải tôi đã trót yêu Hà Nội như mối tình đầu se kết thành tơ thành tóc trong tâm hồn mà luôn vương vấn quấn níu từng mái nhà xám rêu như đứng đó từ ngàn năm trước, từng góc phố cổ bàng bạc không khí chợ “Hàng” mấy trăm năm qua, từng gánh hàng thong dong ngang phố như chưa bao giờ có năm có tháng đậu lại... Và khoảnh khắc giao mùa phố là những ngọt ngào đến xao xuyến tâm can, cho dù là gió nồm Nam hay cơn gió bấc, cho dù là cái nóng hầm hập hay những cơn mưa xối xả nghiêng trời lệch đất, cho dù là heo may man mác hay giông bão tan tác vạn vật trần gian...

Công bố kết quả cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội

LNV - Sáng 27/8, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội công bố kết quả Cuộc thi sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hà Nội mùa thu trong ký ức tuổi thơ tôi

Hà Nội mùa thu trong ký ức tuổi thơ tôi

LNV - Đã bắt đầu có những cơn mưa ngâu lùi xa mùa ve rộn rã, đâu đây trời vẫn còn sót lại những vạt nắng vàng óng mật trên ô cỏ xanh mướt nơi Quảng trường Ba Đình, cơn gió se lạnh của mùa thu đã về. Lòng xao xuyến nhớ về Hà Nội xưa. Hà Nội vẫn đẹp từ những cái đã cũ…
Hương cốm Hà Nội

Hương cốm Hà Nội

LNV - Gió heo may đã về. Chẳng biết đã có cốm làng Vòng chưa? Thật lạ, trong tiết heo may nhè nhẹ, chỉ nghĩ đến cốm thôi dường như đã cảm nhận được vị thơm dịu dàng của sữa lúa nếp non ở đầu lưỡi. Cốm Vòng là thứ đặc biệt nhất trong mọi thứ quà của Hà Nội vì lúa nếp có cả hai vụ nhưng chỉ mỗi khi tiết hoa vàng, khi ngọn gió vàng heo hắt trở về thì người ta mới làm cốm. Cái mùi đồng quê thơm ngọt hương nếp cốm mùa lan tỏa theo chân những gánh hàng rong len lỏi ngõ ngách phố phường Hà Nội.
Phát động cuộc thi viết

Phát động cuộc thi viết ''Hà Nội trong tôi''

LNV - Hướng tới kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội (1010 - 2020), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Hà Nội trong tôi”.
Xẩm Hà Thành: sống dậy nghệ thuật dành cho đại chúng

Xẩm Hà Thành: sống dậy nghệ thuật dành cho đại chúng

Trong nghệ thuật âm nhạc truyền thống đất nước ta, có lẽ chỉ duy nhất Hát Xẩm được gọi với tư cách là một nghề. Nghề Hát Xẩm ra đời gắn với truyền thống nhân đạo, tương thân tương ái khát khao cuộc sống tốt đẹp vốn là truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Hà Nội yêu cầu khẩn trương hoàn thành các dự án chỉnh trang đô thị

LNV - Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc bảo đảm công tác chỉnh trang đô thị phục vụ các sự kiện quan trọng, ngày lễ kỷ niệm trong năm 2020: Quốc khánh 2-9, 1010 năm Thăng Long - Hà Nội, Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội...
Triển lãm “Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử”

Triển lãm “Cách mạng tháng Tám - Mốc son lịch sử”

LNV - Nhân kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945 – 19/8/2020) và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2020), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước, Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tổ chức khai mạc triển lãm chuyên đề “Cách mạng Tháng Tám – Mốc son lịch sử”.
Con đường bích họa dài nhất Thủ đô

Con đường bích họa dài nhất Thủ đô

LNV - Bức tường đê trên tuyến quốc lộ 32 từng xám màu thời gian nối cầu Phùng với xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ) giờ đây thu hút sự chú ý của nhiều người bởi những bức tranh nhiều màu sắc. Con đường bích họa được mệnh danh dài nhất Thủ đô này không chỉ cô đọng nét văn hóa đặc trưng của một miền quê mà còn tạo sắc diện mới cho nông thôn Phúc Thọ
Duyên dáng cầu Thê Húc

Duyên dáng cầu Thê Húc

LNV - Muốn ra đền Ngọc Sơn phải có thuyền nên năm 1865, Nguyễn Văn Siêu, một nhà thơ lớn của Hà Nội đã quyên tiền làm cầu bắc từ bờ ra đền Ngọc Sơn và đặt tên là Thê Húc (có nghĩa là giọt ánh sáng đậu lại). Cầu gồm 15 nhịp, 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi. Mặt cầu lát ván gỗ và sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc thếp vàng. Thê Húc mềm mại, duyên dáng như thiếu nữ, được coi là cây cầu đẹp nhất Hà Nội.
Hà Nội đạt giải thưởng Travelers’ Choice Adwards 2020

Hà Nội đạt giải thưởng Travelers’ Choice Adwards 2020

LNV - Hà Nội là một trong 5 địa điểm của Việt Nam vừa đoạt giải thưởng Travelers’ Choice Adwards 2020 (Giải thưởng do du khách bình chọn) của chuyên trang đánh giá du lịch và đặt phòng trực tuyến nổi tiếng thế giới TripAdvisor (Mỹ). 4 địa điểm cũng được giải thưởng này là Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Phú Quốc và Hội An là 5 địa điểm của Việt Nam.
Hùng tráng Quốc ca Việt Nam

Hùng tráng Quốc ca Việt Nam

LNV - Bài Tiến quân ca được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác cuối năm 1944 tại căn gác nhà số 171 phố Mongrand (nay là nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền, Hà Nội) và được in lần đầu trên trang văn nghệ của báo Độc lập tháng 11-1944. Ngay từ khi mới ra đời, bài hát đã được đội ngũ chiến sĩ cách mạng nồng nhiệt đón nhận, sau đó trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh, góp phần quan trọng cổ vũ nhân dân khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám.
Mở rộng không gian văn hóa phố Phùng Hưng

Mở rộng không gian văn hóa phố Phùng Hưng

LNV - Gần 1 năm sau khi mở thành công vòm cầu đầu tiên trên phố Phùng Hưng, Ban Quản lý Phố cổ Hà Nội đang tiếp tục đục thông 5 vòm cầu liên tiếp. Đây cũng là bước đầu trong dự án cải tạo không gian vòm cầu dẫn lên cầu Long Biên, song song với đó là hoạt động thiết kế không gian bên trong vòm cầu nhằm tạo ra những không gian văn hóa mới tại Thủ đô.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động