Mãng cầu xiêm có khả năng chữa ung thư?
Công dụng không như lời đồn
Mãng cầu xiêm là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng, nhất là vitamin C, thường được sử dụng làm sinh tố, kem, bánh, mứt, kẹo… Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây, mãng cầu xiêm còn được biết đến như một loại “thần dược” chữa được bệnh ung thư. Thông tin này xuất phát trong một bài nghiên cứu trên Tạp chí y tế của Hàn Quốc.
Theo đó, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong thành phần của mãng cầu xiêm có một hoạt chất đáng chú ý là acetogenin. Chất này có trong quả, lá, vỏ và rễ cây, có tác dụng gây độc tế bào, làm tế bào bị chết, do đó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư. Bên cạnh đó, nước ép quả mãng cầu xiêm có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư cao hơn gấp 10.000 lần so với liệu pháp hóa trị mà không hề làm hại các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Thông tin trên đã làm lóe lên hy vọng đối với nhiều bệnh nhân ung thư trên thế giới.
Là người đã từng tin tưởng phương pháp mới này có thể cứu sống bố của mình khỏi những cơn đau do căn bệnh ung thư tuyến giáp gây ra, nhưng cuối cùng anh Nguyễn Mạnh Hùng (quê ở Hà Nam) cũng nhận lấy thất vọng. 4 năm trước, các bác sĩ phát hiện bố anh Hùng mắc ung thư tuyến giáp, bệnh ngày càng có chiều hướng xấu đi.
Tuy nhiên, thay vì nhập viện để được các bác sĩ có phác đồ điều trị kịp thời, bố anh khăng khăng chữa bằng bài thuốc dân gian của các “thầy lang” ở địa phương. Lý giải về điều này, anh Hùng cho biết, một phần bố anh tuổi đã cao, không muốn nằm viện vì thấy ngột ngạt, phần nữa là ông cụ đặc biệt không thích uống thuốc Tây mà chỉ “trung thành” với các loại thuốc Nam.
Do đó, hễ thấy ai mách bài thuốc nào có thể chữa được bệnh của bố, cả nhà anh Hùng đều “săn lùng” tìm mua bằng được. Tuy nhiên, anh Hùng cho biết, bố anh ngày càng tiều tụy do không ăn uống được gì. Các bài thuốc được coi là “thần dược” cũng chưa thấy phát huy tác dụng.
Đến năm 2014, anh Hùng tình cờ đọc được bài viết về tác dụng của nước ép mãng cầu xiêm trong việc điều trị bệnh ung thư. Một tia hi vọng lóe lên, anh và gia đình liền cho bố uống đều đặn mỗi ngày một cốc nước mãng cầu xiêm. Thế nhưng, chưa đầy một tháng thử nghiệm, bố anh bắt đầu xuất hiện các cơn nôn mửa và co giật. Bố anh được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê. Ít lâu sau, ông cụ qua đời.
“Không thuyết phục được bố điều trị ung thư bằng y học hiện đại là sự hối hận lớn nhất của tôi và cả gia đình. Giờ thì tôi nhận ra rằng, không nên quá tin tưởng vào các phương pháp chữa bệnh chưa được kiểm chứng. Sự ra đi của bố tôi là một ví dụ”, anh Hùng chia sẻ.
Cân nhắc trước khi sử dụng
Trước câu hỏi về công dụng thực sự của mãng cầu xiêm trong việc điều trị bệnh ung thư, đa phần các chuyên gia Đông y đều cho biết, đó là công trình nghiên cứu ở nước ngoài, còn tại Việt Nam, tính đến thời điểm này, chưa có nghiên cứu nào chứng minh điều đó. Mãng cầu xiêm vẫn được coi là một loại trái cây có tác dụng làm thực phẩm nhiều hơn là chữa bệnh.
BS Nguyễn Xuân Hướng, nguyên Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam cho rằng, nếu thành phần của mãng cầu xiêm thực sự có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư như nghiên cứu của các chuyên gia nước ngoài thì đây là tin vui cho nhiều người. Tuy nhiên, đến nay, hiệu quả thực sự của nó như thế nào đối với từng bệnh nhân ung thư thì vẫn chưa được công bố.
Còn lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) nhấn mạnh: Trong Đông y, chưa từng công bố một nghiên cứu nào chứng minh các loại thảo dược, cây dược liệu có thể điều trị dứt điểm bệnh ung thư. Tất cả chỉ là hỗ trợ điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tái phát.
Riêng đối với mãng cầu xiêm, lương y Vũ Quốc Trung cho biết, mặc dù một vài nghiên cứu cho rằng các chất chiết xuất từ mãng cầu xiêm có thể có đặc tính chống ung thư nhưng không đồng nghĩa với việc đây được coi là bài thuốc để điều trị ung thư. Mặt khác, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng các hóa chất trong mãng cầu xiêm có thể gây độc hại và người dùng cần cân nhắc khi sử dụng.
Theo đó, việc sử dụng mãng cầu xiêm liên tục có thể gây ra các vấn đề về hệ thống thần kinh hoặc tâm thần. Với bệnh Parkinson cũng vậy, mãng cầu xiêm có thể làm cho các triệu chứng của bệnh Parkinson tồi tệ hơn.
Thực tế, nhiều năm gần đây, tại một số bệnh viện lớn, số bệnh nhân gặp biến chứng hoặc gia tăng tế bào ung thư sau khi sử dụng các bài thuốc dân gian truyền miệng đã gia tăng nhanh chóng. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, dù không thể phủ nhận công dụng của các loại thảo dược trong việc điều trị một số bệnh, nhưng người dân không nên quá tin tưởng vào cái gọi là “thần dược” điều trị bách bệnh. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thảo dược này như thế nào, cần có sự chỉ dẫn của thầy thuốc, không tự ý áp dụng theo truyền miệng để tránh rước họa vào người.
Mai Thùy
Theo GĐ&XH
Tin liên quan
Tin mới hơn

7 loại thực phẩm có thể là kẻ thù nếu bạn bị sỏi thận
10:32 | 15/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Loại hạt nhỏ như con kiến nhưng giàu canxi hơn cả sữa, dưỡng mắt, bổ tim, làm đẹp da và tóc
10:24 | 14/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA
10:39 Tin tức

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An
09:40 Làng nghề, nghệ nhân

Khắc khoải làng nghề đúc đồng
09:29 Kinh tế

Sôi nổi Ngày hoạt động cao điểm ‘Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới’
09:26 Nông thôn mới

Ứng phó bão số 3: Bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu
09:21 Môi trường