Ứng phó bão số 3: Bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu
Sẵn sàng, chủ động trên cơ sở khoa học, tuyệt đối không chủ quan
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, bão số 3 rất mạnh, diễn biến phức tạp, tốc độ di chuyển nhanh, có thời gian dừng lâu ở gần đất liền, làm tăng nguy cơ thiệt hại khi đổ bộ vào. Do đó, các cơ quan chuyên môn phải thông tin đầy đủ, chính xác, đánh giá đúng tính chất phức tạp, nguy hiểm của bão, tránh tâm lý chủ quan trong phòng, chống bão. Các bộ, ngành, địa phương phải duy trì chế độ trực 24/24h, căn cứ vào các bản tin cập nhật hàng giờ và bản dự báo đầy đủ 3 giờ/lần của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn để chỉ đạo điều hành kịp thời.
![]() |
Công an xã Vạn Lộc (Thanh Hóa) kêu gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão an toàn. |
Phó Thủ tướng yêu cầu các địa phương rà soát ngay khu vực trọng điểm có nguy cơ ảnh hưởng của bão; sớm cập nhật, điều chỉnh phương án ứng phó; đặc biệt, dựa trên bản đồ cảnh báo sạt lở, lũ ống, lũ quét, cần xác định rõ khu vực đặc biệt xung yếu, công trình có nguy cơ cao; khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp tỉnh, phân công từng thành viên phụ trách khu vực xung yếu...
Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Bộ Quốc phòng và các cơ quan truyền thông cập nhật liên tục thông tin cảnh báo vùng nguy hiểm trên biển, nhất là khu vực tàu thuyền hoạt động, đảm bảo thông tin kịp thời để ngư dân di chuyển đến nơi an toàn; kiểm tra hệ thống đê điều tại các khu vực trọng yếu như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nam Định... - nơi có nhiều tuyến đê chưa hoàn thành, cần tu bổ, sửa chữa gấp.
Các đài khí tượng thủy văn khu vực dự báo cụ thể khu vực chịu ảnh hưởng của triều cường; cảnh báo khu vực có mưa lớn, nguy cơ ngập úng, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất cao, làm căn cứ để địa phương xác định cụ thể trên bản đồ hiện trạng, chủ động phương án sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: "Công tác dự báo phải luôn sẵn sàng, chủ động trên cơ sở khoa học, tuyệt đối không chủ quan". Cục Khí tượng Thủy văn chỉ đạo các đài khu vực công bố đầy đủ số liệu dự báo, phối hợp với địa phương để chủ động tổ chức thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống bão.
Về tổ chức chỉ huy, Phó Thủ tướng nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác điều hành tại chỗ, thông qua cơ chế rõ ràng, linh hoạt của Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự cấp xã, tỉnh. Những khu vực vượt quá khả năng, địa phương cần chủ động báo cáo sớm, đầy đủ, trung thực về thực trạng đê điều, vật tư, lực lượng, cơ sở hạ tầng để có phương án điều phối từ Trung ương.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ, các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT...) khẩn trương kiểm tra kết nối hệ thống thông tin tại các khu vực nguy cơ cô lập cao như các đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa… không để lặp lại tình trạng mất liên lạc hay đứt gãy thông tin chỉ đạo như trong các tình huống thiên tai trước đây, đặc biệt tại các khu vực miền núi Nghệ An, Thanh Hóa và vùng ven biển.
Chủ động lực lượng, hiệp đồng chặt chẽ, ứng phó kịp thời với bão
Thảo luận tại cuộc họp, Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cho biết, lực lượng quân đội đã chủ động, triển khai đồng bộ, sẵn sàng lực lượng, phương tiện và tổ chức chỉ huy từ Trung ương đến địa phương để ứng phó kịp thời với bão số 3.
Đồng thời đề nghị các địa phương khẩn trương kiện toàn Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự theo Luật Phòng thủ dân sự năm 2023 và Nghị định quy định chi tiết Luật Phòng thủ dân sự năm 2023 nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, hiệp đồng, thông tin liên lạc và xử lý tình huống nhanh, chính xác, đặc biệt trong bối cảnh thời tiết cực đoan ngày càng phức tạp.
Đồng tình với ý kiến này, Thượng tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Bộ Công an cho rằng, cơ chế lãnh đạo, chỉ huy trong phòng, chống thiên tai phải thực hiện theo phương châm “một người chỉ huy thống nhất tại chỗ”. Các lực lượng làm nhiệm vụ, kể cả từ Trung ương tăng cường, cũng phải đặt dưới sự điều hành trực tiếp của chính quyền địa phương. Bộ Công an luôn sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án để tham gia phòng, chống thiên tai, lụt bão khi có lệnh điều động của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Hải Bình nhấn mạnh, ưu tiên hàng đầu là đảm bảo an toàn cho khách du lịch, người dân, tài sản và hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao, di tích lịch sử. Các địa phương được chủ động đề nghị xem xét hoãn hoặc hủy các hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí tập trung đông người.
Cùng với đó là tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về tình hình bão và biện pháp ứng phó thông qua các cơ quan báo chí và hệ thống truyền thanh cơ sở, phát huy vai trò của loa phường, xã trong truyền thông đến người dân.
Báo cáo trực tuyến tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa cho biết, địa phương đã huy động các đoàn công tác xuống cơ sở, sẵn sàng phương án di dời gần 170.000 dân khi có báo động đỏ, thành lập 166 tổ xung kích tại 166 xã, kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền và vùng nuôi trồng thủy sản. Hệ thống hồ đập, ngầm tràn, thiết bị cứu hộ đã được rà soát, bố trí theo từng cung chặng.
Tương tự, UBND tỉnh Nghệ An đã kiểm soát toàn bộ tàu, thuyền trên biển, bảo đảm an toàn 1.061 hồ đập, chuẩn bị phương án phòng sạt lở ở vùng núi và đảm bảo thông tin thông suốt tại 121 xã.
Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc cho biết, các xã đã lên phương án di dời người dân khỏi khu vực nguy hiểm, huy động lực lượng tại chỗ sẵn sàng hỗ trợ các xã có nguy cơ cao. Công tác kiểm tra, rà soát các công trình xung yếu, trạm điện, khu vực có nguy cơ mất an toàn được triển khai đồng bộ.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh, địa phương này đã ban hành lệnh cấm biển từ 11 giờ ngày 20/7, yêu cầu các tàu, thuyền, tàu du lịch khẩn trương vào nơi tránh trú an toàn; phân công lãnh đạo tỉnh trực tiếp xuống các địa bàn xung yếu. Địa phương đặc biệt lưu ý công tác đảm bảo an toàn cho khách du lịch, khu nuôi trồng và khai thác thủy sản, khu vực sông suối và các mỏ than.
Đại diện các tập đoàn Viettel, VNPT, Tổng Công ty Điện lực đã báo cáo công tác chuẩn bị, đảm bảo thông tin liên lạc, điện lực và an toàn công trình trong bối cảnh bão số 3 đang tiến gần...
Tin liên quan
Tin khác

Hưng Yên xử lý “điểm đen” ô nhiễm tại làng nghề Minh Khai
13:47 | 17/07/2025 Môi trường

Kinh hoàng những núi rác khổng lồ ở những làng nghề tái chế lâu đời của tỉnh Hưng Yên
11:07 | 17/07/2025 Môi trường

Thủ tướng Chính phủ ký Chỉ thị 20/CT-TTg: Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi trường
13:49 | 16/07/2025 Môi trường

Thời tiết ngày 14/7: Mưa dông diện rộng nhiều nơi trên cả nước
10:13 | 14/07/2025 Môi trường

Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C
08:48 | 08/07/2025 Môi trường

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước
09:22 | 03/07/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề
15:11 | 25/06/2025 Môi trường

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng
10:57 | 18/06/2025 Môi trường

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 | 13/06/2025 Môi trường

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực
09:48 | 30/05/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
10:24 | 28/05/2025 Môi trường

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ
09:33 | 27/05/2025 Môi trường

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề
14:01 | 26/05/2025 Môi trường

Đưa công nghệ số về làng nghề: Kết nối đa tiện ích qua nền tảng VIVINA
10:39 Tin tức

Rực rỡ sắc màu thổ cẩm truyền thống của phụ nữ Thái ở Nghệ An
09:40 Làng nghề, nghệ nhân

Khắc khoải làng nghề đúc đồng
09:29 Kinh tế

Sôi nổi Ngày hoạt động cao điểm ‘Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới’
09:26 Nông thôn mới

Ứng phó bão số 3: Bảo vệ tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu
09:21 Môi trường