Ứng dụng công nghệ trong sản xuất, thương mại để nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP
Để nâng cao giá trị sản xuất, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh của các sản phẩm OCOP trên thị trường, nhiều HTX đã chú trọng đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, chế biến và kinh doanh. Thực tế ở Hà Tĩnh cho thấy, không chỉ ứng dụng công nghệ, số hóa trong sản xuất mà khu vực kinh tế tập thể còn chú trọng phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm nhờ quy trình số hóa. Giờ đây, lên mạng xã hội bán hàng, tham gia sàn thương mại điện tử đã trở thành câu chuyện quen thuộc của nhiều HTX.
Khu vực của HTX Nga Hải ở huyện Nghi Xuân
Tại HTX Kinh doanh dịch vụ tổng hợp Hiền Tâm (xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn), từ khi cơ sở sản xuất gà tươi đạt chất lượng OCOP 3 sao đã mở ra cơ hội phát triển về quy mô lẫn thị trường. Được biết, HTX Hiền Tâm đã liên kết với Tổ hợp tác chăn nuôi gà Sơn Lễ để cung cấp gà sạch ra thị trường. Hiện nay, nhu cầu gia tăng, HTX đã động viên các thành viên tổ hợp tác mạnh dạn tăng quy mô đàn nuôi.
Bên cạnh đó, HTX đang tính mở rộng liên kết tiêu thụ sản phẩm với các hộ nuôi gà đồi trên địa bàn gắn với các chương trình tập huấn, hỗ trợ kỹ thuật nuôi theo hướng VietGAP. Nếu như năm 2021, HTX bao tiêu hơn 10.000 con gà cho bà con với doanh thu đạt khoảng 1,8 tỷ đồng thì năm nay HTX phấn đấu thu mua trên 13.000 con gà, doanh thu đạt 2,5 tỷ đồng. Gà của tổ hợp tác đã đạt tiêu chuẩn VietGAP, song trước đây do không có đầu ra ổn định nên giá cả cũng bấp bênh. Sau khi được HTX Hiền Tâm bao tiêu với giá 110.000 đồng/kg thì người dân mạnh dạn tăng quy mô đàn.
Bà Nguyễn Thị Thu Hiền - Giám đốc HTX Hiền Tâm cho biết: “Từ lâu chúng tôi đã cung cấp gà tươi ra thị trường nhưng giá cả và nhu cầu không ổn định. Nỗ lực chinh phục OCOP giúp cho sản phẩm gà đồi tươi sạch của vùng đất Sơn Lễ được nhiều bạn hàng biết đến. Với chất lượng thơm ngon, quá trình sơ chế đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gà tươi Hiền Tâm giờ đã là mặt hàng quen thuộc tại các đại lý, siêu thị mini ở nhiều huyện, thành, thị trong tỉnh và một số nơi lân cận. Không chỉ mở rộng thị trường mà mức giá cũng được nâng lên 200.000 đồng/kg (trước đây chỉ 180.000 đồng/kg)”.
Còn tại HTX Mật ong Cường Nga ở xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, nơi chuyên cung cấp ong giống và mật ong ra thị trường, có quy mô liên kết sản xuất với 48 thành viên. HTX đã thành công trong ứng dụng công nghệ, số hóa vào quá trình quảng bá sản phẩm. Theo ông Nguyễn Văn Cường - Giám đốc HTX Mật ong Cường Nga, thông qua smartphone hay máy tính có kết nối internet, các thành viên của HTX đã nỗ lực kết nối với khách hàng trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ sản phẩm qua các sàn thương mại điện tử. Nhờ vậy mà năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song doanh thu bán ra của HTX vẫn tăng trưởng khá, đạt trên 5,1 tỷ đồng từ sản phẩm ong và mật ong.
Sản phẩm mật ong của HTX Mật ong Cường Nga
Hà Tĩnh hiện có hơn 1.000 HTX hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Để tạo sức bật cho khu vực kinh tế tập thể, tính riêng từ năm 2017 đến nay, Hà Tĩnh đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các HTX đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất với tổng mức đầu tư hàng chục tỷ đồng cho các hạng mục: hỗ trợ phát triển công nghệ sinh học, hỗ trợ thiết kế và đăng ký xác lập quyền bảo hộ công nghiệp…Nắm bắt cơ hội, hiện nay đã có trên 30% HTX ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số vào sản xuất kinh doanh. Qua kiểm tra, đánh giá, các đơn vị này đã từng bước làm chủ công nghệ, chủ động phương án sản xuất kinh doanh, giảm tải sức lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm và gia tăng hiệu quả kinh tế.
Theo ông Lê Đăng Phúc - Phó Chủ tịch Liên minh HTX Hà Tĩnh cho biết: “Kinh tế tập thể, HTX đã khẳng định được vai trò hỗ trợ các thành viên trong khâu sản xuất, đồng nhất quy trình kỹ thuật chăm sóc để cho ra sản phẩm đồng đều về chất lương và kết nối tiêu thụ sản phẩm. Việc các HTX, tổ hợp tác tham gia vào OCOP vừa giúp nâng tầm giá trị sản phẩm, vừa phát huy được lợi thế của từng địa phương”.
Ứng dụng khoa học công nghệ, số hóa vào sản xuất kinh doanh là xu thế tất yếu để phát triển bền vững. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng cây ăn quả, chăn nuôi lợn, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy hải sản… đã mạnh dạn đầu tư hàng tỷ đồng, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất. Đây kết quả tích cực của quá trình nghiên cứu, thay đổi tư duy làm kinh tế. Thời gian tới, Liên minh HTX tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn cho các HTX về nội dung ứng dụng khoa học công nghệ, áp dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất cũng như quảng bá thương hiệu, xúc tiến thương mại để đưa sản phẩm ra thị trường, kết nối và hội nhập./.
Tường Vi
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 | 11/12/2024 Kinh tế
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế
09:23 | 09/12/2024 Kinh tế
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
15:00 | 30/11/2024 Kinh tế
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững
13:00 | 30/11/2024 Kinh tế
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”
09:08 | 28/11/2024 Kinh tế
Huyện Đan Phương (Hà Nội): Xã Hồng Hà hướng tới sự hài lòng của người dân
14:08 Nông thôn mới
Tuyên Quang: Sức bật nông thôn mới tại huyện Yên Sơn
14:05 Nông thôn mới
Bình Thuận: Nước mắm OCOP 4 sao và con đường xuất ngoại
10:12 OCOP
Sóc Trăng: Thêm 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới
09:54 Tin tức
Bao lì xì Tết: Nghệ thuật từ những đôi tay đặc biệt hóa thành sắc màu mùa xuân
09:51 Văn hóa - Xã hội