Hà Nội: 35°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Tuyên Quang: Không “mặc đồng phục” cho nông thôn mới

LNV - Với mục tiêu không để các xã về đích nông thôn mới “mặc đồng phục”, khi áp dụng rập khuôn theo kiểu xã này làm được thì xã khác cũng làm theo, các xã đã về đích đang tập trung tìm hướng đi riêng dựa vào đặc điểm đồng ruộng, vườn tược của bà con nông dân mình để tạo điểm nhấn!

Về đích nông thôn mới, rồi nhanh chóng hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới nâng cao, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) đã thực sự có những thay đổi về “chất” sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới. Đồng chí Ngô Đức Tuyên, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Bằng cho biết, một trong những thay đổi lớn nhất chính là sự hình thành các mô hình sản xuất tập trung. Ông Tuyên minh chứng, nếu như 10 năm trước, cả xã chỉ có 1 hợp tác xã nông lâm nghiệp, 1 công ty thì đến thời điểm này, đã có 5 hợp tác xã nông lâm nghiệp, dịch vụ, cơ khí và 4 công ty TNHH ra đời. Không đòi hỏi nhiều hỗ trợ về vốn, thứ mà các doanh nghiệp, hợp tác xã cần chỉ là được tiếp cận các cơ chế, chính sách để có thể tự chủ, tìm kiếm con đường phát triển, sản xuất kinh doanh. Ở Mỹ Bằng, xác định cây chủ lực vẫn là cây chè, dấu hiệu lạc quan là hầu hết các doanh nghiệp, hợp tác xã này đều đầu tư dây chuyền, máy móc tập trung chế biến chè thành phẩm, bán thành phẩm để tiêu thụ nguyên liệu cho người dân.

Non trẻ nhất, Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ Hải Đăng do anh Phạm Văn Chiến làm Giám đốc được thành lập năm 2020. Đây cũng là hợp tác xã ra đời với sự trợ giúp của Đoàn thanh niên xã Mỹ Bằng. Anh Chiến cho biết, trước khi đến với nghề chè, mình đã từng trải qua nhiều công việc, từ thợ cơ khí, sửa chữa đến công nhân. Sau một thời gian làm việc bên ngoài, trở về quê thấy cơ hội từ sản xuất, chế biến chè vẫn còn dư địa rất lớn, anh Chiến dốc toàn lực của gia đình, vay mượn thêm để mở một xưởng chế biến có công suất 12 tấn chè búp tươi/ngày. Hợp tác xã sản xuất và dịch vụ Hải Đăng có 12 thành viên, diện tích liên kết bao tiêu trên 30 ha. Cách làm của anh Chiến là nhận gia công bán thành phẩm cho các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.


Một đoạn đường qua thôn Quyết Thắng, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn).

Thôn Quyết Thắng được lựa chọn xây dựng thôn mẫu của Mỹ Bằng. Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Quyết Thắng Vũ Đức Phương cho biết, như nhiều thôn khác ở Mỹ Bằng, Quyết Thắng cũng lấy cây chè làm cây mũi nhọn. Hơn 50 ha chè ở Quyết Thắng giờ chủ yếu là chè giống mới cho năng suất, chất lượng cao như chè Bát Tiên, PH1. Năng suất nhờ thế cũng tăng lên 15-17 tấn/ha, cao gấp đôi so với giống chè cũ. Nhờ thay đổi tư duy sản xuất, mà tất cả diện tích chè của bà con trong xã đều áp dụng theo đúng tiêu chuẩn sạch. Nhờ thế mà giá thu mua của các doanh nghiệp chè đối với sản phẩm chè búp tươi của bà con dẫu thời điểm khó khăn vì dịch bệnh vẫn đạt xấp xỉ 40 nghìn đồng/yến. Quyết Thắng cũng được đánh giá là thôn có tuyến đường đẹp nhất với hàng cây tùng thẳng tắp trồng dọc 2 bên tuyến đường của thôn. Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Vũ Đức Phương tự hào, mặt bằng chung của hầu hết các thôn ở Mỹ Bằng đều ngang nhau, nên khi được lựa chọn xây dựng thành thôn mẫu, Quyết Thắng đã tuyên truyền đến từng hộ dân, để bà con được biết, được bàn, được cùng góp công xây dựng. Giờ không cần phải vận động nhiều, tháng nào hơn 100 hộ dân ở thôn cũng đồng loạt ra quân vệ sinh đường làng ngõ xóm, đảm bảo môi trường phong quang, sạch đẹp, xứng đáng là thôn mẫu, là vùng quê đáng sống. Với những xã nằm trong thành phố - địa phương đầu tiên hoàn thành huyện nông thôn mới của tỉnh - việc xác định điểm nhấn, nhất là với các thôn mẫu cũng được xác định cụ thể, rõ ràng.

Như thôn 7, một thôn nằm bám trục đường quốc lộ của xã Lưỡng Vượng (thành phố Tuyên Quang), thì việc tập trung bảo vệ, giữ vững tiêu chí môi trường được đặc biệt coi trọng. Đồng chí Lê Quang Phúc, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn cho biết, mặc dù đã hợp đồng với Hợp tác xã Thanh Bình nằm ngay trên địa phận thôn thu gom rác thải, nhưng do thói quen, việc để rác thải không theo giờ giấc, không phân loại rác tại nguồn khiến vấn đề môi trường của thôn không được như mong muốn. Sau khi được hướng dẫn về việc phân loại rác tại nguồn, thôn 7 họp phổ biến, lấy ý kiến đến từng hộ dân, đồng thời thành lập các tổ tự quản để giám sát vấn đề này ở từng nhóm hộ, mỗi tổ có một đồng chí đảng viên làm thành viên giám sát, đôn đốc. Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Lê Quang Phúc cười, nhờ cách làm này mà thôn 7 giờ được đánh giá là thôn có môi trường xanh, sạch, đẹp nhất Lưỡng Vượng. Trách nhiệm của từng người dân đối với việc giữ vệ sinh môi trường cũng được nâng lên rõ rệt.


Vườn mẫu của gia đình anh Hoàng Văn Trường (người bên trái ảnh), thôn 8, xã Lưỡng Vượng (TP Tuyên Quang).

Cách làm này cũng được thôn 7 áp dụng vào việc kêu gọi xã hội hóa, vận động các tổ chức, đảng viên và nhân dân đóng góp để hoàn thiện thêm nhiều hạng mục của thôn. Như xây dựng cổng chào, hoàn thiện hạ tầng cho nhà văn hóa, làm đường điện chiếu sáng, làm mới hệ thống cột cờ cho người dân…

Đồng chí Trần Đăng Quang, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Lưỡng Vượng cho biết, bên cạnh việc chuyển đổi dần nghề nghiệp cho người dân khi tốc độ đô thị hóa đang phát triển nhanh ở xã, Lưỡng Vượng xác định, nông nghiệp vẫn là “chỗ dựa” cho người nông dân. Nhưng không sản xuất đại trà nữa, Lưỡng Vượng tập trung hình thành các vườn mẫu nông thôn mới, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí nông nghiệp trong đô thị. Năm 2020, xã có 2 vườn mẫu được công nhận, năm nay đang tiếp tục hỗ trợ thêm 3 vườn để đạt các tiêu chí này. Theo ông Quang, cơ bản các vườn đều đã đạt các tiêu chí về sản phẩm, môi trường, cảnh quan, thu nhập, xã chỉ hỗ trợ thêm về quy hoạch và lập quy hoạch, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Khu vườn của anh Hoàng Văn Trường, thôn 8 được công nhận là vườn mẫu nông thôn mới năm 2020. Cả khu vườn hơn 1 ha, trồng hơn 200 gốc bưởi Soi Hà, áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP xanh mát, ngăn nắp và hứa hẹn bội thu. Anh Trường cho biết, năm trước vườn bưởi cho trên 4.000 quả, thu về hơn 25 triệu đồng, năm nay dự kiến sẽ tăng thêm 1,5 đến 2 lần.

Đồng chí Nguyễn Văn Việt, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, hiện việc xây dựng nông thôn mới đang dần chuyển mạnh về “chất”, khi có sự trợ lực của rất nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông dân, nông thôn như Mỗi xã một sản phẩm, hỗ trợ phát triển hợp tác xã, các chương trình đầu tư kênh mương nội đồng, đường nội đồng, đường vào vùng sản xuất tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ... Chính vì vậy, các xã xây dựng nông thôn mới cũng tập trung vào chính các thế mạnh của xã mình, để tạo điểm nhấn cho địa phương. Muốn không “mặc đồng phục” thì phải đổi mới, sáng tạo! Tỉnh có cơ chế mở đường, xã sáng tạo, linh hoạt để hiện thực hóa chủ trương, giải pháp. Không “mặc đồng phục” đơn giản là vậy thôi!

Theo Trần Liên

Tin liên quan

Tin mới hơn

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Bình Định công nhận 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao, kiểu mẫu đợt 2 năm 2024

Bình Định công nhận 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nâng cao, kiểu mẫu đợt 2 năm 2024

LNV - Đợt này, Hội đồng thẩm định nông thôn mới (NTM) cấp tỉnh Bình Định thống nhất công nhận xã An Quang đạt chuẩn NTM; công nhận 7 xã là Bình Nghi, Cát Nhơn, Nhơn Châu, Hoài Châu, Hoài Mỹ, Nhơn Hạnh, Nhơn Mỹ đạt chuẩn NTM nâng cao và công nhận xã Nhơn Hải đạt chuẩn NTM kiểu mẫu năm 2024.
Thái Nguyên: 7 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới

Thái Nguyên: 7 đơn vị đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới

LNV - Trong nỗ lực không ngừng để nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế nông thôn, tỉnh Thái Nguyên đã ghi nhận một dấu mốc quan trọng trong công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Theo thông báo mới nhất từ UBND tỉnh, đến nay, Thái Nguyên đã có 7 đơn vị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, bao gồm: Thành phố Thái Nguyên, Thành phố Sông Công, Thành phố Phổ Yên, Huyện Phú Bình, Huyện Đại Từ, Huyện Định Hóa và Huyện Phú Lương.
Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới

LNV - Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn (NNNT) thành một trong những sản phẩm du lịch chủ đạo trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

Phát huy vai trò chủ thể của người dân: Động lực bền vững trong xây dựng nông thôn mới ở Quảng Trị

LNV - Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Trị đã chứng minh một chân lý rõ ràng: khi người dân thực sự trở thành chủ thể, mọi thay đổi đều trở nên bền vững. Từ những vùng đất khó, diện mạo nông thôn khởi sắc từng ngày nhờ sự chung tay, đồng lòng và tinh thần chủ động của chính những người nông dân.
Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

Bình Định: Dân làng Canh Tiến phấn khởi đón điện lưới quốc gia

LNV - Chỉ sau hơn 4 tháng thi công trong điều kiện địa hình đồi núi phức tạp và thời tiết khắc nghiệt, dự án cấp điện cho làng Canh Tiến, xã Canh Liên, huyện Vân Canh từ lưới điện quốc gia đã hoàn thành, đem lại niềm vui phấn khởi cho 188 hộ dân đồng bào Ba Na, Chăm ở làng Canh Tiến thay đổi cuộc sống mới.

Tin khác

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có xã thứ 2 về đích nông thôn mới

LNV - Nối tiếp xã Vĩnh Quang, xã Vĩnh Hảo về đích nông thôn mới (NTM), là xã thứ 2 của huyện miền núi Vĩnh Thạnh được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận đạt chuẩn NTM năm 2024.
Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Bình Định: Ân Hảo Tây vượt khó về đích nông thôn mới

Ân Hảo Tây là xã đặc biệt khó khăn của huyện trung du miền núi Hoài Ân, tỉnh Bình Định. Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Ân Hảo Tây vừa được UBND tỉnh Bình Định ban hành Quyết định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Phát triển du lịch gắn với xây dựng nông thôn mới ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số là hướng đi phù hợp nhằm khai thác tài nguyên văn hóa bản địa để phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời góp phần bảo tồn, lan tỏa những giá trị truyền thống tốt đẹp.
Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Bình Định: Xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành hợp ý Đảng, lòng dân

Dự án xây dựng mới cầu vượt lũ Mỹ Thành có ý nghĩa rất quan trọng, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và bà con Nhân dân hai xã Ân Tín, Ân Mỹ, huyện Hoài Ân và các vùng lân cận nhiều năm qua. Dự kiến, công trình sẽ hoàn thành vào tháng 3/2026.
Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 18/4, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Là địa phương được biết đến với nhiều làng nghề truyền thống có tuổi đời hàng trăm năm, bởi vậy huyện Thọ Xuân luôn quan tâm hỗ trợ, khuyến khích để các địa phương duy trì và phát triển nghề, các làng nghề. Từ đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đây cũng là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thúc đẩy công cuộc XDNTM của toàn huyện.
Hà Nội  trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.

LNV - Sáng 18/4, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận TP Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024.
Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

Tiền Giang: Sức sống mới ở huyện nông thôn mới nâng cao Gò Công Đông

LNV - Huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2020. Qua 4 năm, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Công Đông đã quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, xây dựng thành công huyện đạt chuẩn NTM nâng cao năm 2024.
Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

Quảng Bình: Xây dựng nông thôn mới sau sáp nhập xã

LNV - Sau nhiều năm với sự phấn đấu, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân, kết quả xây dựng NTM tại Quảng Bình đã đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều xã đã hoàn thành các tiêu chí và được công nhận đạt chuẩn NTM, NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. Tuy nhiên, sau khi sáp nhập, do một số xã phải sáp nhập với xã khó khăn hơn hoặc có ít tiêu chí đạt nên việc xây dựng NTM đã gặp không ít khó khăn.
Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

Về xã nông thôn mới nâng cao Lay Nưa

LNV - Hơn 2 năm sau khi được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới (NTM) nâng cao, diện mạo xã Lay Nưa, TX. Mường Lay, tỉnh Điện Biên đổi thay từng ngày. Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Lay Nưa không ngừng nỗ lực, đồng lòng dựng xây và phát triển quê hương với phương châm “xây dựng NTM có điểm đầu, không có điểm kết thúc”
Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

Nông trường chè Quyết Thắng - Viên ngọc xanh giữa miền sơn cước

LNV - Nằm cách Đà Nẵng hơn 45km về phía tây theo Quốc lộ 14G, thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn tận hưởng không gian trong lành của núi rừng vùng cao xứ Quảng. Tại đây, Nông trường chè Quyết Thắng (nay là Công ty Cổ phần Nông Lâm Nghiệp Quyết Thắng Quảng Nam) trải rộng như một thảo nguyên xanh ngút ngàn, mang đến một khung cảnh thơ mộng và tràn đầy sức sống. Đặc biệt, du khách sẽ có cơ hội tận mắt chứng kiến những công nhân lành nghề trồng chè, hái chè, chế biến chè – một trải nghiệm thú vị giúp hiểu hơn về quy trình tạo ra những tách trà thơm ngon.
Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

Tiền Giang: Huyện Tân Phú Đông đạt chuẩn nông thôn mới

LNV - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký các quyết định công nhận huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới.
Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Vĩnh Phúc: Huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 8/4, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức công bố quyết định huyện Yên Lạc đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Bình Định: Phước Lộc đô thị hóa mạnh mẽ về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Phước Lộc, huyện Tuy Phước được UBND tỉnh Bình Định công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2016, trong những năm qua, xã Phước Lộc tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thay đổi căn bản bộ mặt nông thôn với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, tiến bước về đích NTM nâng cao.
Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

Khai thác tiềm năng du lịch nông thôn: Giải pháp nâng cao thu nhập và quảng bá văn hóa địa phương

LNV - Trong giai đoạn 2026-2030, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế bản địa trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Giải pháp này góp phần quảng bá văn hóa địa phương, đồng thời gia tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động