Triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Ông Đỗ Thắng Hải – Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại Hội nghị
Khai mạc Hội nghị, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đã phát biểu, năm 2022 Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả mới, quan trọng với nhiều cách làm hay, sáng tạo, đưa hàng hóa Việt tiếp cận gần hơn với người dân; thái độ, sự quan tâm của người tiêu dùng Việt đối với các sản phẩm nội địa cũng được nâng cao.
Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp Việt vừa sản xuất hàng Việt, vừa “tự hào sử dụng hàng Việt”, tạo ra được nhiều sản phẩm có chất lượng và trở thành sự lựa chọn của đông đảo người tiêu dùng Việt Nam cũng như xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nêu rõ, thời gian qua, Cuộc vận động đã có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước.
Đơn cử, năm 2022, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Cuộc vận động đã được triển khai rộng rãi hơn, quán triệt sâu sắc hơn đến tất cả các cấp, các ngành, các địa phương, đông đảo doanh nghiệp và người dân.
“Dưới góc độ doanh nghiệp, các doanh nghiệp đánh giá rất cao việc trong bối cảnh khó khăn nói chung, Cuộc vận động đã giúp tiêu thụ hàng hoá và góp phần nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp siêu nhỏ” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá và cho rằng, Cuộc vận động đã đảm bảo cung ứng hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá thiết yếu đến mọi miền đất nước.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng cho biết, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Dự toán ngân sách Nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023. Trong đó, có nội dung thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường trong nước, phấn đấu tốc độ tăng tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 9%. Điều này sẽ hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt.
Bên cạnh đó, Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 26/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới đã nêu rõ nhiệm vụ của các Bộ, ngành, hiệp hội doanh nghiệp. Cùng với các văn bản khác của Đảng, Nhà nước, hai văn bản của Chính phủ này cần được bám sát để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động. Đồng thời, Ban chỉ đạo Trung ương cũng mong muốn các Bộ ngành, địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp cần chủ động tham gia hơn nữa vào Cuộc vận động.
Về phía Bộ Công Thương, Bộ luôn xác định đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng và mọi nhiệm vụ có liên quan đến nội dung này đều được Bộ Công Thương gắn chặt với Cuộc vận động. Đơn cử như Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. Từ đó, Bộ sẽ có điều kiện để triển khai và đưa Cuộc vận động đi vào thực hiện hiệu quả.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký kết chương trình phối hợp giữa hai bên với nhiều nội dung quan trọng. Trong đó có nhiều nhiệm vụ liên quan đến triển khai Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.
Đặc biệt, thời gian qua, việc liên kết phối hợp giữa các bộ ngành với các bộ ngành, giữa các địa phương với các địa phương và doanh nghiệp với doanh nghiệp đã được thực hiện rất tốt và được đánh giá cao. Trong đó, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá rất cao việc các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng hàng hoá, dịch vụ của nhau.
“Thời gian tới, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục tổ chức các hội nghị, các chương trình phối hợp rộng hơn nữa với doanh nghiệp ngoài Nhà nước để đẩy mạnh sử dụng hàng hoá của nhau, nâng cao hiệu quả Cuộc vận động” – Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ rõ.
Cũng tại Hội nghị, ông Hoàng Công Thủy đã báo cáo về kết quả triển khai Cuộc vận động năm 2022, phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2023. Cụ thể, năm 2022, công tác tuyên truyền tiếp tục được các đơn vị triển khai thông qua hàng loạt các cơ quan báo chí trung ương và địa phương. Riêng Bộ Công Thương đã triển khai các hoạt động truyền thông trực tuyến cho Cuộc vận động, hỗ trợ doanh nghiệp Việt phát triển thương hiệu, đẩy mạnh hình ảnh của doanh nghiệp Việt trên môi trường trực tuyến. Các đơn vị cũng đẩy mạnh tổ chức các hội thảo, tọa đàm “Liên kết – hành động vì hàng Việt”, “Liên doanh, liên kết, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam; tổ chức các chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”, “Hàng Việt Nam chinh phục người Việt Nam”; “ Tự hào thương hiệu Quốc gia”; Giải thưởng “Sản phẩm Công nghệ số Make in Viet Nam”…. đã có tác động làm lan tỏa sự ảnh hưởng của Cuộc vận động đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Năm 2022, các đơn vị, địa phương tổ chức thành công nhiều chương trình, hội chợ, tuần hàng Việt giới thiệu, xúc tiến thương mại, điểm bán sản phẩm OCOP, điểm bán hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam, Tinh hoa hàng Việt Nam”… đưa các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chất lượng của các doanh nghiệp, đơn vị trong nước đến người tiêu dùng theo tinh thần của Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương, giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận hàng hóa nội địa chất lượng đảm bảo, giá thành hợp lý trở thành điểm nhấn trong thực hiện Cuộc vận động.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố, Sở Công Thương các địa phương đã tổ chức và tiếp nhận theo dõi khoảng 300 đợt bán hàng Việt về nông thôn với khoảng 10.000 lượt doanh nghiệp tham gia, thu hút khoảng 60.000 nghìn lượt người tới tham quan mua sắm, doanh thu mang lại khoảng 20 tỷ đồng; đã tổ chức thực hiện, tiếp nhận theo dõi khoảng 200 hội chợ, triển lãm, doanh thu bán hàng khoảng hơn 300 tỷ đồng và 70.000 đợt khuyến mại với tổng giá trị khuyến mại là khoảng 800 tỷ đồng”.
Năm 2023, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động đặt mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về Cuộc vận động. Bên cạnh đó, rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Tổ chức các chương trình tuyên dương doanh nghiệp bình chọn sản phẩm chất lượng. Tăng cường các hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường và tăng cường bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
“Đặc biệt, năm 2023, Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động giao Bộ Công Thương tổ chức Lễ công bố và trao giải thưởng sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt tiêu biểu hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam lần 3” – ông Hoàng Công Thuỷ nhấn mạnh.
Bình Nguyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024
15:53 | 30/05/2023 Khuyến công

Vĩnh Phúc: Cần đổi mới công nghệ trong sản xuất
15:06 | 29/05/2023 Khuyến công

Bến Tre: Hỗ trợ các cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển sản xuất
16:17 | 26/05/2023 Khuyến công

Bà Rịa Vũng Tàu: Ưu tiên phát triển các đề án khuyến công trọng điểm
16:17 | 26/05/2023 Khuyến công

Hà Giang phát huy hiệu quả các đề án khuyến công
09:57 | 26/05/2023 Khuyến công

Hoạt động khuyến công - Góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển
10:59 | 25/05/2023 Khuyến công
Tin khác

Lai Châu: Đẩy mạnh khuyến công để phát triển các làng nghề truyền thống
10:51 | 19/05/2023 Khuyến công

Đắk Lắk: Hỗ trợ quảng bá, phát triển các sản phẩm công nghiệp nông thôn
10:50 | 19/05/2023 Khuyến công

Bà Rịa- Vũng Tàu: 11 chương trình khuyến công địa phương năm 2023
10:40 | 16/05/2023 Khuyến công

Kon Tum hỗ trợ 2 đề án Khuyến công
10:39 | 16/05/2023 Khuyến công

Hà Nội hỗ trợ làng nghề ứng dụng chuyển đổi số, quảng bá sản phẩm
10:39 | 16/05/2023 Khuyến công

Phú Yên: Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh
15:39 | 15/05/2023 Khuyến công

Đắk Lắk phê duyệt kế hoạch khuyến công địa phương năm 2023
13:19 | 05/05/2023 Tin tức

Nghệ An: Nghiệm thu Đề án Khuyến công địa phương
07:10 | 20/04/2023 Khuyến công

Bắc Giang: Phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công
07:08 | 20/04/2023 Khuyến công

Hội nghị trực tuyến khối Công Thương địa phương quý I/2023
10:13 | 19/04/2023 Khuyến công

Bắc Kạn hỗ trợ sản xuất sản phẩm có lợi thế
08:13 | 14/04/2023 Khuyến công

Giáo dục tinh thần hợp tác trước khi hình thành hợp tác xã bền vững.
13:56 | 11/04/2023 Khuyến công

Khuyến công Tuyên Quang: Ưu tiên các cơ sở chế biến sâu, có thế mạnh
10:27 | 30/03/2023 Khuyến công

Hà Nội: Nhiều giải pháp hỗ trợ làng nghề phát triển
10:23 | 30/03/2023 Khuyến công

Hà Nội: Nhiều giải pháp hỗ trợ làng nghề phát triển
10:23 | 30/03/2023 Khuyến công



Phụ nữ tích cực tham gia xử lý rơm rạ sau thu hoạch
15:29 Tin tức

Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi










