Hà Nội: 21°C Hà Nội
Đà Nẵng: 22°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025 đồng bộ, nhất quán

LNV - Đó là nội dung chính của Hội nghị triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới diễn ra vào sáng 8/5 do Bộ nông nghiệp & PTNT tổ chức. Ông Lê Minh Hoan – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT - Phó trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM chủ trì hội nghị. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT ông Trần Thanh Nam đồng chủ trì hội nghị.

Năm 2025, phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM


Bàn chủ trì Hội nghị

Phát biểu tại hội nghị, ông Ngô Trường Sơn, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết: Giai đoạn 2021 – 2025: Phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó, có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, ít nhất 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và không còn xã dưới 15 tiêu chí; thu nhập bình quân của người dân nông thôn tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020; Phấn đấu cả nước có ít nhất 50% huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM trong đó, ít nhất 20% số huyện đạt chuẩn được công nhận là huyện NTM nâng cao, huyện NTM kiểu mẫu. Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất 02 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM; cả nước có khoảng từ 17 - 19 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Phấn đấu 60% số thôn thuộc các xã đặc biệt khó khăn khu vực biên giới, vùng núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được công nhận đạt chuẩn NTM theo các tiêu chí NTM do UBND cấp tỉnh quy định…

Ông Trần Thanh Nam – Thứ trưởng Bộ nông nghiệp & PTNT cho biết Xây dựng Nông thôn mới đến năm 2025 phấn đấu cả nước có ít nhất 80% số xã đạt chuẩn NTM

Qua đó, một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện như: (i) Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2022 đã được Chính phủ giao; (ii) Quan tâm và đẩy mạnh công tác tuyên truyền về xây dựng NTM; (iii) Tăng cường đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực, nhận thức, chuyển đổi tư duy về phát triển kinh tế nông nghiệp và xây dựng NTM cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới các cấp (vi) Thực hiện hiệu quả các giải pháp để huy động tối đa các nguồn lực hợp pháp hỗ trợ thực hiện chương trình; (vi) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chương trình ở các cấp, các ngành…

Chương trình vẫn giữ kết cấu 11 nội dung thành phần như giai đoạn 2016-2020, nhưng trong 54 nội dung cụ thể, đã bổ sung những điểm mới để tập trung triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025.

Một số kết quả, vướng mắc của chương trình thực hiện nông thôn mới các tỉnh được thảo luận tại hội nghị xoay quanh: về nguồn vốn, hệ thống kết cấu hạ tầng được bàn cách tháo gỡ.

Ông Nguyễn Trung Thảo – Phó chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng cho biết: Hiện nay, kết quả xây dựng chương trình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh, đến hết năm 2021, toàn tỉnh mới có 17/139 xã đạt chuẩn NTM(chiếm 12,2%); 11 xã đạt 15-18 tiêu chí, 64 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, còn 47 xã đạt 5-9 tiêu chí (chiếm 33,8%); bình quân toàn tỉnh đạt 11,3 tiêu chí/xã.

Qua đó, tỉnh Cao Bằng kiến nghị: (i) các Bộ, ngành sớm ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thực hiện các nội dung Chương trình, hướng dẫn thực hiện các Bộ tiêu chí để các địa phương có căn cứ triển khai được đồng bộ. (ii) Ưu tiên cho các tỉnh khó khăn như tỉnh Cao Bằng được tham gia các chương trình chuyên đề giai đoạn 2021-2025 đối với các mô hình mà tỉnh đã đăng ký tham gia như: Chương trình OCOP, Chương trình phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng NTM, Chương trình môi trường, an toàn thực phẩm, nước sạch nông thôn, chuyển đổi số trong xây dựng NTM.

Còn ông Y Giang Gry Niê – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk: Đến nay, toàn tỉnh có 71 xã đạt chuẩn NTM (đạt 46,7%), 01 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, TP Buôn Ma Thuột hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, có 72 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 – 4 sao; không còn nợ đọng xây dựng cơ bản trong Chương trình NTM; tuy nhiên, tỉnh vẫn còn 03 xã dưới 10 tiêu chí, bình quân đạt 16 tiêu chí/xã thấp hơn bình quân chung của cả nước.

Phó chủ tịch tỉnh Đắk Lắk cho biết thêm: Theo Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ: Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2021-2025 được phân bổ 657,77 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển (bình quân là 4,3 tỷ đồng/xã/5 năm), nguồn lực Trung ương bố trí thấp hơn giai đoạn 2016-2020; trong khi để đạt chuẩn NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2021 2025 thì yêu cầu cao hơn giai đoạn trước. Điều đó cho thấy, mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho Chương trình NTM giai đoạn 2021-2025 cao hơn, nhưng nguồn vốn bố trí cho địa phương lại giảm hơn 1/3 so với giai đoạn trước. Ngoài ra, Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ đề ra mục tiêu không còn xã dưới 15 tiêu chí.

Tại tỉnh Hòa Bình – Ông Đinh Công Sứ - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: tỉnh cũng gặp một số khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch Trung ương giao giai đoạn 2021-2025. liên quan tới quá trình lồng ghép 03 Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và Chương trình giảm nghèo bền vững, nguồn lực hỗ trợ đều hướng tới các mục tiêu, nội dung, đối tượng hỗ trợ riêng, chưa hoàn toàn hướng tới việc hỗ trợ để các xã vùng đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM4 trong giai đoạn 2021-2025, nên các xã thuộc diện hỗ trợ của 02 Chương trình MTQG trên hoànthành mục tiêu đề ra nhưng cũng không bắt buộc phải đạt chuẩn NTM…

Còn Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi ông Nguyễn Phước Hiền: Tỉnh còn gặp một số khó khăn (i) kế hoạch ban hành cho giai đoạn 2021-2025, nhưng thời gian để thực hiện kế hoạch chỉ khoảng 03 năm. (ii) trong các xã đạt chuẩn NTM đến năm 2025, phần lớn thuộc các xã đặt biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS và MN hầu hết đạt dưới 15 tiêu chí. (iii) hệ thống văn bản pháp lý vẫn chưa hoàn thiện ở một số nội dung Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Nguồn vốn cho chương trình MTQG xây dựng NTM cơ bản đã phân bổ cho các tỉnh là 30 nghìn tỷ, như vậy nguồn vốn đã phân đúng tiến độ.

Đại diện Bộ Lao động Thương binh & xã hội: Cần tập trung ưu tiên lồng ghép nguồn vốn hỗ trợ đầu tư trọng tâm, trọng điểm và duy tu, bảo dưỡng một số công trình giao thông liên xã trên địa bàn huyện nghèo phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, lưu thông hàng hóa nhằm tạo sự đột phá, tạo động lực phát triển, tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Cơ chế phân bổ và sử dụng nguồn vốn giai đoạn 2021-2025

Tổng nguồn vốn ngân sách trung ương bố trí cho Chương trình giai đoạn 2021-2025 là 39.632 tỷ đồng (gồm: 30.000 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển và 9.632 tỷ đồng kinh phí sự nghiệp) được phân bổ cho các bộ, ngành trung ương và địa phương thực hiện theo các quy định tại Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương của Chương trình giai đoạn 2021-2025.

Căn cứ tổng mức vốn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn, phương án lồng ghép các nguồn vốn theo quy định để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định, đảm bảo không chồng chéo, trùng lặp địa bàn, phạm vi, đối tượng đầu tư với Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chương trình đã được phê duyệt.

Điểm mới trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 Tiêu chí về xã NTM, giai đoạn 2021-2025 bộ tiêu chí cơ bản vẫn giữ nguyên bố cục và nội hàm của bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 gồm 19 tiêu chí. Tuy nhiên về số lượng chỉ tiêu thì sẽ tăng 8 chỉ tiêu so với giai đoạn trước (gồm 57 chỉ tiêu).

Chương trình xây dựng nông thôn mới không thể “mặc đồng phục” ở tất cả các địa phương

Ông Lê Minh Hoan Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT xây dựng nông thôn mới không chỉ là giải ngân nguồn vốn, mặc dù phải đảm bảo tiến tộ và không để xảy ra sai phạm. Xây dựng nông thôn mới còn những nội dung chuyên đề có thể không cần hoặc cần rất ít nguồn vốn, nhưng nếu biết tập trung và đi đúng hướng sẽ tạo ra nhiều giá trị mới cho nông thôn.

Phát biểu tại hội nghị ông Lê Minh Hoan Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT cho biết: Xây dựng nông thôn mới là một trong ba chương trình mục tiêu quốc gia được kỳ vọng góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp, nâng cao chất lượng sống cho nông dân và người dân nông thôn, mang lại những giá trị bền vững cho nông thôn trong giai đoạn mới, tiếp cận mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chúng ta biết rằng, kết quả hơn 10 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới ở 2 nhiệm kỳ trước đã được lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá là “toàn diện, to lớn và có tính lịch sử”. Đó là những bài học và động lực để chúng ta quyết tâm đạt được trọn vẹn mục tiêu của Chương trình. Nhân Hội nghị này, tôi xin phát biểu chia sẻ một số vấn đề để chúng ta cần đồng thuận trong triển khai thực hiện thời gian tới.

Một là, đến thời điểm này, tất cả văn bản bao gồm Nghị quyết, Quyết định, Thông tư, Hướng dẫn đã hoàn thiện, đủ điều kiện tổ chức thực hiện. Tuy nhiên, với khối lượng văn bản rất nhiều, chưa kể các văn bản hướng dẫn của 2 chương trình Mục tiêu Quốc gia còn lại trên cùng một địa bàn, có thể sẽ phát sinh những cách hiểu khác nhau và cách vận dụng khác nhau. Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe và kịp thời phản hồi một cách nhanh nhất để không làm ách tắc quá trình triển khai của các địa phương.

Hai là, chắc chắn rằng nguồn vốn, bao gồm vốn đầu tư và cả vốn sự nghiệp, sẽ không đủ để đạt được mục tiêu một Chương trình vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu, vừa xây dựng kết cấu hạ tầng, vừa phát triển kinh tế kết hợp văn hoá, xã hội nông thôn. Đặc biệt, Chương trình chú trọng hình thành các không gian, thiết chế cộng đồng dân cư nông thôn, gắn với không gian sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, trong đó, nâng cao năng lực và chất lượng sống cư dân nông thôn là đặc biệt quan trọng. Như vậy, ngoài nguồn vốn Trung ương, các địa phương cần lồng ghép với nguồn vốn địa phương và kêu gọi vốn xã hội hoá, vừa thu hút doanh nghiệp về nông thôn, vừa tạo không gian cho các doanh nghiệp khởi nghiệp ngay tại mỗi địa phương. Trong giai đoạn vừa qua, rất nhiều địa phương đã về đích trước thời hạn nhờ huy động được các nguồn lực ngoài ngân sách từ doanh nghiệp và sự tham gia của người dân. Theo tôi, mỗi địa phương cần xây dựng kế hoạch để thu hút các nguồn lực, đồng hành, hỗ trợ sát sao với cấp cơ sở.

Ba là, Chương trình giai đoạn 2021-2025 được thiết kế không chỉ là xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, các thiết chế cứng, mà chú trọng nhiều đến phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc nông thôn, phát huy văn hoá truyền thống, nâng cao năng lực cộng đồng cư dân trong xã hội nông thôn. Nói cách khác, Chương trình kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa kinh tế - văn hoá và xã hội trên địa bàn nông thôn. Đây là những vấn đề mới so với giai đoạn vừa qua, nhưng sẽ đảm bảo nông thôn mới phát triển hài hoà, bền vững, giàu bản sắc, nâng cao dân trí và chất lượng sống cho người dân khi được tiếp cận giáo dục, y tế, dinh dưỡng, bình đẳng giới,… Tôi xin được nhấn mạnh lần nữa, chúng ta cần thay đổi cách tiếp cận Chương trình với những tư duy mới, chứ không chỉ tập trung đầu tư hạ tầng, và ngay cả hạ tầng cũng cần chú ý tính hài hoà, thân thiện với môi trường thiên nhiên, không gian làng quê, nông thôn. Có được điều đó, khi và chỉ khi lãnh đạo các địa phương nhất là cấp cơ sở sâu sát hơn, tránh chạy theo xu hướng, tránh sự xung đột giữa đô thị hoá và các giá trị làng quê.

Thứ tư là, Chương trình không thể “mặc đồng phục” ở tất cả các địa phương. Hình ảnh nông thôn mới cần dựa trên các giá trị truyền thống địa phương, tính đặc thù mỗi vùng miền, từ đó đa dạng về ý tưởng quy hoạch, kiến trúc cảnh quan nông thôn. Nông thôn có đặc thù là không gian mở, con người gần gũi với con người, con người gần gũi với thiên nhiên, do đó cần chú ý đan xen giữa công trình và mảng xanh, tạo ra những không gian sinh hoạt cho cộng đồng, sự giao lưu, kết nối của cư dân nông thôn và mở ra cách tiếp cận với khu vực đô thị. Mong rằng, các địa phương sẽ có nhiều sáng kiến để sau khi kết thúc Chương trình có thể tự hào giới thiệu cho cả nước, thậm chí là cả thế giới, hình ảnh “di sản nông thôn” của địa phương mình, hơn là sao chép nơi khác, rập khuôn lẫn nhau. Chúng tôi cũng đề nghị Bộ Xây dựng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức giải thưởng hàng năm về quy hoạch và kiến trúc cảnh quan nông thôn trong thời gian tới.

Năm là, tổ chức lại sản xuất là yếu tố quyết định tăng thu nhập nông dân, tổ chức lại sản xuất trên nền tảng tổ chức lại xã hội nông thôn theo hướng hợp tác, liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến, kinh doanh nông sản, các sản phẩm làng nghề. Phát triển kinh tế nông thôn là điều kiện để tạo ra cơ hội việc làm ở nông thôn theo phương châm “ly nông, bất ly hương”. Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là cách để thu hút người đô thị về với nông thôn, về với nông dân, là cách giới thiệu, quảng bá hình ảnh làng quê, gắn với tiêu thụ nông sản, sản phẩm làng nghề. Du lịch nông nghiệp, nông thôn còn là cách kích hoạt sự thay đổi nếp sống nông thôn theo hướng văn minh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức lại đội ngũ khuyến nông cộng đồng để hướng tới nhiều mục tiêu, trong đó có xây dựng và phát triển nông thôn mới. Đề nghị các địa phương lưu ý vấn đề này.

Sáu là, gần đây bên cạnh tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu, nông thôn mới nâng cao, nhiều địa phương đã có sáng kiến kết hợp xây dựng Làng thông minh, Làng hạnh phúc, Làng văn hoá du lịch,… Tôi đánh giá cao những sáng kiến tạo ra sự khác biệt này và sẽ có tổng kết để hoàn thiện và nhân rộng trong thời gian tới ở những địa phương có điều kiện. Mô hình Hội quán ở Đồng Tháp, Nông hội ở Gia Lai, Ngôi nhà Trí tuệ ở Hà Tĩnh,… đã được đánh giá tính hiệu quả, giúp tạo ra không gian sinh hoạt thiết thực cho cộng đồng dân cư nông thôn. Tôi mong rằng, những mô hình này được lan toả trong cả nước.

Về kết quả ban hành cơ chế chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình: Đến tháng 7/2022 đã có 59 văn bản pháp lý và văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình được ban hành (gồm: 01 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV, 01 Nghị định của Chính phủ, 02 Nghị quyết của Chính phủ, 20 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và 35 văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 của các bộ, ngành trung ương).

Tin/ảnh: Nguyễn Nam – Thanh Hậu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới

LNV - Làng nghề và các ngành nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoằng Hóa
Thừa Thiên Huế: Gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới

LNV - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện A Lưới đã từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Thanh Bình Thịnh - xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Đức Thọ

Thanh Bình Thịnh - xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Đức Thọ

LNV - Được công nhận xã NTM kiểu mẫu lĩnh vực nổi trội về ngành nghề nông thôn với điểm nhấn là làng mộc truyền thống đã giúp xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) mở ra nhiều cơ hội phát triển.
Phú Xuyên (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

Phú Xuyên (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

LNV - Với nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có những bước tiến nổi bật trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội.
Bắc Kạn: Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới

Bắc Kạn: Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo động lực giúp kinh tế ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát triển hơn. Người dân ngày càng chủ động phát huy được vai trò của mình, xây dựng nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao.
Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch

Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch

LNV - Du lịch nông thôn đang được tỉnh Bắc Kạn chú trọng, đầu tư để góp phần làm "đòn bẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Với tiềm năng lớn của du lịch nông thôn, ngành du lịch tỉnh đang xây dựng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng, độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Hà Giang: Huyện Xín Mần linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới

Hà Giang: Huyện Xín Mần linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Xuất phát điểm nhiều khó khăn, thách thức khi Bộ tiêu chí nông thôn mới quy định mới của Chính phủ cao hơn, trong khi nguồn lực các địa phương hạn hẹp, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp và tinh thần hưởng ứng của người dân trong toàn huyện, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở huyện Xín Mần đạt được kết quả tích cực.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025

LNV - Để đạt được mục tiêu Hà Nội đến năm 2025 hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) cấp TP, Hà Nội cần có 100% số huyện, xã đạt chuẩn NTM, 20% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến nay toàn quốc có hơn 6.000 xã đạt chuẩn NTM (NTM - chiếm hơn 73,6% trên tổng số xã).
Bắc Kạn: Xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu

Bắc Kạn: Xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu

LNV - Là tỉnh miền núi có rất nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, nhờ những nỗ lực, giải pháp quyết liệt nên tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, Bắc Kạn đã có 01 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, nhiều xã bước vào xây dựng NTM nâng cao.
Huyện Na Rì (Bắc Kạn): Xã Côn Minh gắn làng nghề với xây dựng nông thôn mới

Huyện Na Rì (Bắc Kạn): Xã Côn Minh gắn làng nghề với xây dựng nông thôn mới

LNV - Xuyên suốt quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), người dân luôn là chủ thể - người làm và người hưởng lợi. Xây dựng NTM phải dựa trên những lợi thế địa phương. Xác định rõ điều này, xã Côn Minh (Na Rì, Bắc Kạn ) luôn lấy nhân dân làm trọng tâm trong triển khai Chương trình xây dựng NTM. Gắn thế mạnh chủ lực từ cây dong riềng để phát triển kinh tế. Đến nay, xã Côn Minh đã đạt 16/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng xã NTM.
Phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Sau hơn 12 năm bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), văn hóa đã trở thành một trong những nội dung then chốt, bảo đảm tính bền vững và là nền tảng, động lực quan trọng để cả nước tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Hà Giang: Chương trình "Tình nguyện mùa Đông năm 2023" ở xã Nà Chì

Hà Giang: Chương trình "Tình nguyện mùa Đông năm 2023" ở xã Nà Chì

LNV - Thực hiện chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2023”, phát huy vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ tham gia xây dựng Nông thôn mới và công tác an sinh xã hội, ngày 12.11, Huyện đoàn Xín Mần, UBND xã Nà Chì phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức khánh thành cầu dân sinh thôn Nậm Sái và chương trình “Đông ấm cho em” tại điểm trường Mầm non và Tiểu học Bản Vẽ, xã Nà Chì (Xín Mần).
Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số hướng đến nông thôn mới thông minh

Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số hướng đến nông thôn mới thông minh

LNV - Không chỉ xây dựng cuộc sống ấm no, hạ tầng khang trang, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gắn với chuyển đổi số, hướng đến NTM thông minh.
Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng những miền quê đáng sống

Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng những miền quê đáng sống

LNV - Theo báo cáo của UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội), tính đến hết năm 2022, huyện Gia Lâm có 15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao (đạt 75%). Năm 2023, huyện tập trung xây dựng NTM nâng cao tại 5 xã còn lại là: Kim Sơn, Trung Mầu, Yên Thường, Dương Quang, Đông Dư; Đồng thời phấn đấu thêm 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là Ninh Hiệp, Bát Tràng, nâng số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lên 5 xã.
Thanh Hoá: Đẩy mạnh dân vận trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Đẩy mạnh dân vận trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo (DVK) trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là phát triển kinh tế, XDNTM, NTM nâng cao. Trong quá trình thực hiện, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy Phước, Bình Định: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tuy Phước, Bình Định: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, được sự đồng thuận, đoàn kết nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, từng gia đình và người dân. Năm 2020 huyện Tuy Phước đã được Nhà nước ký Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Thạch Thất ghi dấu ấn trong hành trình xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ từng kinh tế phát triển đồng bộ. Năm 2020, huyện Thạch Thất đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 91 triệu đồng/người/năm. Từ những kết quả đạt được, huyện Thạch Thất đã đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí đến năm 2025 với nhiệm vụ cụ thể.
Hà Giang: Phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch nông thôn

Hà Giang: Phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch nông thôn

LNV - Những năm qua, phát triển du lịch Hà Giang luôn được quan tâm và có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được xác định là một trong ba nhiệm vụ đột phá trong giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Trong đó, phát huy du lịch nông thôn (DLNT) sẽ khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn vừa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, điểm DLNT. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"

Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"

LNV - Trong các mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, phát triển nông nghiệp sạch - nông nghiệp hữu cơ được coi là mục tiêu trọng điểm của Trà Vinh. Trong đó, nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực lúa - gạo hữu cơ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bởi Trà Vinh được thiên nhiên ưu đãi những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa nước.
Tuy Phước, Bình Định: Xã Phước Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Tuy Phước, Bình Định: Xã Phước Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Trong quá trình XDNTM, xã Phước Quang ghi dấu ấn bằng việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người tăng, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp... Lấy mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong năm 2023 là đích đến, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phước Quang đã quyết tâm, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

LNV - Nhằm khẳng định vai trò, định vị ngành lúa gạo Việt Nam Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, diễn ra từ ngày 11 – 14/12, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

LNV - Mùa thu năm Canh Tuất (năm 1010), nhà vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử thăng trầm, kinh thành Thăng Long và nay là Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của người dân Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động