Hà Nội: 19°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 32°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị về Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam

TBV - Sáng ngày 27/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị về “Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam vì sự phát triển bền vững” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
Cùng dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam; Trưởng Đại diện Văn phòng UNESCO Hà Nội Michael Croft cùng lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học.

Phát biểu kết luận hội nghị, Thủ tướng nêu rõ di sản là báu vật mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ta hoặc là kết tinh lao động sáng tạo mà ông cha ta từ đời này qua đời khác đã dày công tạo dựng. Chúng ta phải quán triệt tinh thần là: “Cái gì cũng có thể xây được, sản xuất được, sáng tác được nhưng di sản thì không thể tạo ra được”.

Thủ tướng nhắc lại câu chuyện năm 2017 trong buổi tiếp một tỷ phú, hoàng thân của Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất, vị khách này đã nói với Thủ tướng rằng “chúng tôi có thể tạo ra bãi biển hay quả núi mới, thậm chí tạo ra người máy nhưng chúng tôi ghen tị vì Việt Nam may mắn có quá nhiều di sản thiên nhiên và văn hoá, vật thể và phi vật thể”.


(Ảnh: VPCP)


Vì vậy, “tuyệt đối không phá huỷ, làm hỏng hay hy sinh di sản vì bất kỳ lý do gì để phục vụ phát triển. Để mất di sản, dù là một phần, chính là bắn súng vào quá khứ, đánh mất bản sắc dân tộc”, Thủ tướng nhấn mạnh. Nói những điều này để thấy chúng ta rất tự hào và vinh dự được thừa hưởng những giá trị di sản của tổ tiên để lại và chúng ta các ngành và toàn xã hội phải có trách nhiệm rất lớn giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị bền vững các di sản đó.

Thủ tướng nhấn mạnh di sản về bản chất là thuộc về quá khứ và dễ bị ngủ yên. Vì vậy phải luôn “sáng tạo, năng động” để di sản có giá trị trong cuộc sống của thế hệ hiện tại hoặc phải giáo dục về di sản để tạo nguồn cảm hứng nuôi dưỡng lòng tự hào và tự tôn dân tộc hoặc phải tìm các biện pháp phù hợp như cập nhật chính sách, luật pháp, phân cấp quản lý, đào tạo cán bộ, coi trọng chuyên gia để phát huy giá trị di sản tạo thương hiệu du lịch quốc gia, góp phần xoá đói giảm nghèo.


(Ảnh: VPCP)


“Di sản không phải là di sản chết mà phải đóng góp vào phát triển bền vững. Như vậy chúng ta có nhiệm vụ làm di sản luôn hồi sinh và tồn tại có ích. Để phát huy giá trị di sản phi vật thể cần tôn vinh các nghệ nhân và coi họ chính là báu vật sống của quốc gia. Giải quyết hài hoà lợi ích giữa bảo tồn và phát triển, gìn giữ di sản và phát triển du lịch”, Thủ tướng nói.

Nhiệm vụ của tất cả chúng ta, trước hết là ngành văn hóa, là phải làm cho các di sản hồi sinh, sống động, thu hút, đặc biệt là phải đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng phục vụ yêu cầu này.

Cho rằng nhiệm vụ này trong thời gian qua cũng đã đạt được một số kết quả tích cực, Thủ tướng bày tỏ ấn tượng về lượng khách du lịch quốc tế, trong nước tới tham quan các khu di sản ở Việt Nam tăng mạnh trong những năm gần đây. Đặc biệt là một số khu di sản như vịnh Hạ Long, quần thể di tích Cố đô Huế, quần thể danh thắng Tràng An, phố cổ Hội An, chùa Hương, Văn Miếu-Quốc Tử Giám, khu di tích và danh thắng Yên Tử, khu di tích và danh thắng Núi Sam, Địa đạo Củ Chi...


(Ảnh: VPCP)


Năm 2017, riêng 8 khu di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam đã đón trên 16 triệu lượt khách (trong đó có 7 triệu lượt khách quốc tế), với doanh thu từ vé tham quan và phí dịch vụ trực tiếp khoảng trên 2.500 tỷ đồng. Nhiều di sản văn hóa phi vật thể đã trở thành những điểm nhấn thu hút du khách, tạo nên thương hiệu riêng của các địa phương có di sản.

Tuy nhiên, Thủ tướng cho rằng cần thẳng thắn chỉ ra những hạn chế, bất cập trong công tác này như pháp luật đã có đủ nhưng thực thi chưa nghiêm. Công tác phối hợp của các cấp các ngành chưa tốt.
Cho rằng chưa xử lý tốt quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, bảo đảm quyền lợi cho người dân nơi có di sản, Thủ tướng nhắc lại, trong buổi làm việc gần đây với tỉnh Yên Bái, Thủ tướng đã đề cập: Tại sao ruộng bậc thang Mù Cang Chải là danh thắng quốc gia, là hình ảnh gắn với vẻ đẹp Việt Nam nhưng người dân làm nên tác phẩm kỳ vĩ này lại nghèo?


(Ảnh: VPCP)


Theo Thủ tướng, việc tu bổ, tôn tạo, nâng cấp nhiều di sản theo kiểu “hiện đại hóa”, “hào nhoáng” đã làm mất đi nét chân thực, tính độc đáo vốn có của di sản. Chính sách hỗ trợ nghệ nhân triển khai còn chậm. Nguồn lực tài chính dành cho công tác này luôn hạn chế, trong khi chưa phát huy được tốt nhất nguồn lực trong dân, vai trò của nhân dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Bên cạnh đó còn những thách thức như cùng với thực hiện đổi mới, mở cửa, hội nhập kinh tế, đầu tư nước ngoài, sức ép của toàn cầu hóa đối với văn hóa truyền thống ngày càng lớn; sức ép của quá trình đô thị hóa, của việc biến tướng trong khai thác di sản, tận thu mà không đầu tư cho giữ gìn, sự xuống cấp của di sản văn hóa và thiên nhiên do thời gian, tác động của thời tiết khắc nghiệt, biến đối khí hậu... là những nguy cơ hiện hữu với các di sản văn hóa và thiên nhiên. Những thách thức trên đặt ra vấn đề cấp thiết tăng cường bảo vệ, tu bổ, tôn tạo và phục hồi; xử lý hài hòa, thỏa đáng quan hệ giữa bảo tồn và phát triển.


(Ảnh: VPCP)


Từ các phân tích trên, Thủ tướng nhấn mạnh một số nguyên tắc và phương hướng cơ bản bảo tồn di sản và và phát triển bền vững.

Đó là bảo tồn và phát huy giá trị di sản không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là sự nghiệp của quần chúng và cộng đồng. Nhà nước chỉ tạo khuôn khổ pháp lý và cơ chế chính sách để nhân dân đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ, gìn giữ, lưu truyền và phát huy giá trị di sản. Xã hội hoá, cộng đồng hoá trong lĩnh vực này là xu hướng tất yếu và cần thiết. Hãy trả lại cho cộng đồng cái gì thuộc về cộng đồng. Di sản cần được bảo tồn phát huy từ gia đình, bản làng, trường học và xã hội. Xây dựng văn hoá coi trọng di sản cho các em học sinh ngay từ lúc ấu thơ để mỗi người chúng ta chủ động đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nhà nước hỗ trợ nhưng không bao cấp hay làm thay.

Cần thiết đẩy mạnh hội nhập và giao lưu quốc tế trong bảo tồn và quản lý di sản vì bản chất của di sản và văn hóa là giao lưu. Giao lưu để quảng bá và giao lưu để học hỏi kinh nghiệm nhằm bảo vệ di sản tốt hơn và qua đó góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam.

Phải nghiêm túc thực hiện các cam kết với UNESCO và quốc tế. Phải đóng góp bản sắc của Việt Nam để làm phong phú hơn bức tranh toàn cầu về đa dạng bản sắc văn hoá các dân tộc trên thế giới và coi đó là nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế.

Cách xử lý di sản cần đặt trong tổng thể các mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai, giữa trong và ngoài nước, giữa các địa phương, giữa các dân tộc, giữa văn hoá và kinh tế, giữa bảo tồn và phát triển để bảo đảm rằng văn hoá và di sản sẽ gắn kết cộng đồng, tăng tình đoàn kết, mang lại thêm sức mạnh nội sinh cho dân tộc và tăng cường sức mạnh mềm của Việt Nam.

Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu, cần rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và thủ tục hành chính về di sản, trong đó tập trung nghiên cứu, đánh giá những vấn đề đặt ra sau hơn 10 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa.

Đẩy mạnh các hoạt động giám sát, tăng cường bảo vệ và bảo đảm an toàn cho các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới và các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh.

Nghiên cứu đề xuất việc phân cấp quản lý di sản cụ thể, xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm. Phát huy vai trò giám sát của xã hội, của cộng đồng. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để nhân dân trực tiếp tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản, vừa được trực tiếp hưởng thụ thành quả do hoạt động này mang lại.

Xử lý hài hòa quan hệ giữa phát triển du lịch với việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh và bảo vệ môi trường. Kiện toàn bộ máy tổ chức và cán bộ của ngành di sản văn hóa từ Trung ương đến cơ sở. Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ trong bảo tồn, quản lý di sản; khẩn trương số hóa cơ sở dữ liệu về di sản để lưu trữ và khai thác.

Trên cơ sở kết quả hội nghị này, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì soạn thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản vì sự phát triển bền vững.

Theo thống kê của Bộ VHTT&DL, di sản cả nước được kiểm kê rất đồ sộ với gần 40.000 di tích (trong đó gần 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố, 3.463 di tích quốc gia, 95 di tích quốc gia đặc biệt); 61.669 di sản văn hóa phi vật thể (trong đó 249 di sản được đưa vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia); 161 bảo tàng, 142 bảo vật quốc gia và trên 3 triệu tài liệu, hiện vật.

Nổi bật trong số đó là 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 12 di sản văn hóa phi vật thể và 7 di sản tư liệu được UNESCO công nhận./.

Thái Bình

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm
Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Sáng 15-3, tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng gốm cổ Kim Lan (xã Kim Đức), UBND huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng nghiệp sớm - Xu hướng tất yếu của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình

Hướng nghiệp sớm - Xu hướng tất yếu của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên vươn mình

LNV - Ngày 16/3, tại Đại học Bách Khoa Hà Nội tổ chức Open Day 2025 với mục đích tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp cho các sĩ tử chuẩn bị bước vào kì thi đại học. Ngày hội diễn ra thu hút đông đảo sự quan tâm của nhiều trường Đại học, Cao đẳng, học sinh và gia đình.
Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị tại Bắc Từ liêm.

Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP.Hà Nội tổ chức Lễ trồng cây hữu nghị tại Bắc Từ liêm.

LNV - Lễ trồng cây hữu nghị năm 2025 được tổ chức nhằm hưởng ứng lời kêu gọi trồng 1 tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ và Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ.
Dấu ấn 95 năm lịch sử của Ðảng bộ thành phố Hà Nội

Dấu ấn 95 năm lịch sử của Ðảng bộ thành phố Hà Nội

LNV - Trải qua 95 năm hình thành và phát triển (1930 - 2025), Đảng bộ Hà Nội đã lãnh đạo nhân dân Thủ đô đi qua những giai đoạn lịch sử quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải biến thể chế từ điểm nghẽn trở thành lợi thế cạnh tranh

LNV - Sáng 17-3, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.

Tin khác

Làng Hương Thủy Xuân – Vẻ đẹp truyền thống giữa lòng Huế

Làng Hương Thủy Xuân – Vẻ đẹp truyền thống giữa lòng Huế

LNV - Làng hương Thủy Xuân, nằm ở ngoại ô thành phố Huế, nổi tiếng với nghề sản xuất hương truyền thống lâu đời. Đây là một trong những làng nghề đặc sắc, lưu giữ những giá trị văn hóa và tín ngưỡng của người dân xứ Huế. Với những làn hương trầm dịu nhẹ, hương sắc ngọt ngào, làng hương Thủy Xuân không chỉ là nơi cung cấp sản phẩm cho các tín đồ Phật giáo mà còn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Bình Định phải đổi mới, sáng tạo, tăng tốc, bứt phá

LNV - Đây là ý kiến của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Đoàn kiểm tra số 1910 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư chủ trì cuộc làm việc của Đoàn kiểm tra với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vào ngày 13/3/2025.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tổ chức tại Bình Định

LNV - Chiều 13/3, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tại thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phú Yên chọn người có đức có tài, đủ tâm, đủ tầm để sắp xếp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phú Yên chọn người có đức có tài, đủ tâm, đủ tầm để sắp xếp

LNV - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên phải thanh lọc, chọn người có đức có tài, đủ tâm, đủ tầm để sắp xếp. Cán bộ, đảng viên phải phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, có tư duy, tầm nhìn, quyết liệt, quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ.
Hà Nội: Công nhận Cốm làng Vòng là nghề truyền thống Hà Nội

Hà Nội: Công nhận Cốm làng Vòng là nghề truyền thống Hà Nội

LNV - Sáng ngày 09/3/2025, phường Dịch Vọng Hậu (quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Hậu - Xuân Ất Tỵ 2025 và đón bằng công nhận “Nghề truyền thống Hà Nội” với nghề sản xuất Cốm Làng Vòng.
Festival Nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025

Festival Nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025

LNV - Tại Festival Nghề muối Việt Nam – Bạc Liêu năm 2025 (diễn ra từ ngày 6 - 8/3/2025 tại 2 địa điểm chính là thành phố Bạc Liêu và huyện Đông Hải), Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp tổ chức "Không gian trưng bày, giới thiệu muối, gia vị và các sản phẩm OCOP”.
Phấn đấu đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

Phấn đấu đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát

LNV - Tại phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại yêu cầu cần phấn đấu đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành việc xoá nhà tạm, nhà dột nát.
Farm Chicken thương hiệu sạch từ làng quê

Farm Chicken thương hiệu sạch từ làng quê

LNV - Chiều ngày 10/3, tại Hà Nội. Công ty cổ phần thực phẩm sạch 5s và thương hiệu Farm Chicken đã ra mắt thương hiệu thương hiệu Farm Chicken
Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 – Tôn vinh vẻ đẹp truyền thống và hiện đại

LNV - Lễ hội Áo dài TP. HCM 2025 diễn ra từ ngày 1/3 - 31/3/2025 là sự kiện văn hóa đặc sắc nhằm tôn vinh vẻ đẹp của áo dài Việt Nam cũng như lan tỏa tình yêu dành cho trang phục truyền thống. Với chủ đề Áo dài – Tinh hoa hội tụ, lễ hội không chỉ mang đến những chương trình nghệ thuật đặc sắc mà còn giúp kết nối cộng đồng, quảng bá hình ảnh áo dài đến với bạn bè quốc tế.
Giải chạy lớn bậc nhất miền Bắc sắp diễn ra

Giải chạy lớn bậc nhất miền Bắc sắp diễn ra

LNV - Giải Marathon Cát Bà Amatina 2025 - Heritage Road (Sải bước trên miền Di sản) sẽ chính thức diễn ra vào ngày 30/3/2025 tại quần đảo Cát Bà – viên ngọc xanh xinh đẹp của Vịnh Bắc Bộ. Sự kiện được tổ chức nhằm chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 – 13/5/2025), Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2025, đồng thời kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ về thăm Cát Bà - Cát Hải (31/3/1959 - 31/3/2025) và khai mạc mùa du lịch Cát Bà 2025.
Hai Thủ tướng Việt Nam, Kyrgzystan thăm Nhà sàn Bác Hồ, thưởng thức cà phê Việt Nam

Hai Thủ tướng Việt Nam, Kyrgzystan thăm Nhà sàn Bác Hồ, thưởng thức cà phê Việt Nam

LNV - Sáng 7/3, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kyrgzystan Adylbek Kasymaliev đã cùng thăm Nhà sàn Bác Hồ trong Khu Di tích Phủ Chủ tịch.
Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025

Khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam – Bạc Liêu 2025

LNV - Tối ngày 6/3, tại TP Bạc Liêu đã diễn ra Lễ khai mạc Festival nghề Muối Việt Nam - Bạc Liêu năm 2025 “Hành trình trăm năm Nghề muối - Đời người” với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”. Sự kiện khởi đầu cho trang mới của ngành diêm nghiệp Việt Nam.
Tỉnh Bến Tre quyết tâm phát triển ngành NN&PTNT năm 2025

Tỉnh Bến Tre quyết tâm phát triển ngành NN&PTNT năm 2025

LNV - Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT) tỉnh Bến Tre, toàn ngành đang quyết tâm triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch năm 2025 với nhiều giải pháp đồng bộ.
Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh năm 2025 diễn ra từ ngày 1 - 9/3

Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh năm 2025 diễn ra từ ngày 1 - 9/3

LNV - Ngày 27/2, UBND TP Hồ Chí Minh, Sở Du lịch TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cung cấp thông tin về Lễ hội Áo dài TP Hồ Chí Minh lần thứ 11 năm 2025 với chủ đề “Áo dài Việt Nam – Vươn cao Việt Nam”. Lễ hội sẽ diễn ra từ ngày 1 - 9/3 với nhiều hoạt động ý nghĩa, đa dạng.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

LNV - Chiều 4/3, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã chủ trì phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng" của Tổng Bí thư Tô Lâm
Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Sáng 15-3, tại Trung tâm thiết kế sáng tạo giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, làng gốm cổ Kim Lan (xã Kim Đức), UBND huyện Gia Lâm tổ chức Lễ công bố Nghề gốm Kim Lan là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

Phát triển du lịch từ lễ hội truyền thống

LNV - Thanh Hóa là vùng đất có bề dày lịch sử và văn hóa phong phú, nơi cộng cư của nhiều dân tộc anh em, tạo nên sự đa dạng trong phong tục, tập quán và lễ hội truyền thống. Những lễ hội như Lễ hội Lam Kinh, Lễ hội Đền Sòng, Lễ hội Pôồn Pôông của người Mường, Lễ hội Căm Mương của người Thái, v.v., không chỉ thể hiện nét đẹp văn hóa riêng biệt mà còn là nguồn tài nguyên quý báu để phát triển du lịch.
Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

Bình Định phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2025

LNV - Tỉnh Bình Định phát động phong trào thi đua năm 2025 với chủ đề “Thi đua đổi mới sáng tạo, tăng tốc, bứt phá, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình, phát triển giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng của dân tộc”.
Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

Gốm Kim Lan - Di sản trường tồn cùng thời gian

LNV - Làng nghề gốm Kim Lan nằm ở xã Kim Lan, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nổi tiếng của Việt Nam. Gốm Kim Lan có lịch sử phát triển hàng trăm năm, gắn liền với văn hóa, nghệ thuật và đời sống người dân nơi đây. Sản phẩm gốm Kim Lan không chỉ nổi bật bởi sự tinh xảo trong từng chi tiết mà còn chứa đựng những giá trị văn hóa đặc sắc của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ.
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-61
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-66
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-67
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-91
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-32
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-50
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-33
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-51
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-54
so-456-tap-chi-lang-nghe-viet-nam-2025-75
Giao diện di động