Thủ tướng làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Đánh giá cao Bộ KH&ĐT trong cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chủ động tham mưu, trình Chính phủ ban hành nghị quyết về chương trình hành động cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp, Thủ tướng nêu rõ, Bộ KH&ĐT đã làm việc nhanh nhạy hơn, tinh thần “tiên phong đi trước, nắm cơ hội” đã thể hiện rõ hơn. Bộ KH&ĐT cũng được hoan nghênh về xây dựng Đề án thống kê khu vực kinh tế chưa được quan sát. Bộ KH&ĐT đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thu hút đầu tư nước ngoài. Vì thế, Tạp chí Forbes của Mỹ đánh giá Việt Nam đã trở thành điểm đến đầu tư nóng nhất châu Á.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng chỉ ra các mặt tồn tại, yếu kém cần khắc phục như công tác đánh giá, quản lý, giải ngân vốn đầu tư công còn chậm dù đã có tiến bộ nhiều so với những năm trước.
Công tác quản lý, phân bổ còn cứng nhắc, thiếu linh hoạt. Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều bất cập, xuất phát từ việc phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa được tổ chức tốt. Bộ KH&ĐT có nhiều cán bộ trẻ, giỏi, tốt nhưng có cán bộ chưa đạt yêu cầu.
Các tồn tại, bất cập trên không hoàn toàn là lỗi chủ quan của Bộ KH&ĐT, nhưng với vai trò tổng tham mưu về kinh tế - xã hội, Bộ cần thể hiện tinh thần chủ động, nhìn thẳng vào sự thật, nói sự thật và đánh giá đúng sự thật như Tổng Bí thư Trường Chinh từng dặn dò, với tinh thần “thắng không kiêu, bại không nản”, “không ngủ quên trên vòng nguyệt quế”. Thủ tướng đề nghị Bộ KH&ĐT cải cách, đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, nhất là đổi mới tư duy để đáp ứng tình hình phát triển đất nước khi đây được xem là cơ quan "tham mưu trưởng" về kinh tế-xã hội.
Nhân dịp này, Thủ tướng nêu ra các thách thức, bài toán lớn đối với Việt Nam và đề nghị Bộ KH&ĐT lưu tâm khi làm công tác tham mưu, thống kê, hình thành chính sách kinh tế. Trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, mức độ cạnh tranh giữa các quốc gia, dân tộc, ngày càng gay gắt, chính sách tài chính thắt chặt ở một số nước…, ngành KH&ĐT cần có tham mưu chiến lược sâu sắc, kịp thời, giúp khai thông và phát huy tốt nhất tiềm năng, tiềm lực còn rất lớn của đất nước.
Bộ KH&ĐT cần sớm đề xuất các giải pháp trước các nguy cơ tụt hậu, nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, được đánh giá là còn rất lớn. Lấy minh họa, Thủ tướng dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới, GDP đầu người của Việt Nam năm 2017 (tính theo sức mua tương đương hiện tại) đạt 6.776 USD. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt 6%/năm (tương đương với mức tăng trưởng GDP khoảng 7%) thì đến năm 2030 mới đạt khoảng trên 13.600 USD, bằng mức Thái Lan năm 2011. Đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước), GDP bình quân đầu người đạt khoảng 35.000 USD, bằng mức Hàn Quốc năm 2015.
Một số vấn đề văn hóa, xã hội nổi lên có thể kìm hãm sự phát triển. Cùng với đó, chênh lệch giàu nghèo có xu hướng gia tăng. Vấn đề nhân khẩu học, già hóa dân số đang tạo nên những áp lực lớn đối với hệ thống an sinh xã hội và tương lai phát triển bền vững của Việt Nam. Những thách thức về biến đổi khí hậu, môi trường, tài nguyên đang ngày càng trở nên cấp bách, đe dọa sự phát triển bền vững của đất nước.
Thủ tướng cũng lưu ý nguy cơ “tự chuyển hóa”, “tự diễn biến”, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí, tình trạng “dễ thì làm, khó thì bỏ” hay tư tưởng cuối nhiệm kỳ ở một bộ phận cán bộ, nguy cơ tham nhũng, tiêu cực.
Với phân tích đó, Thủ tướng đặt ra 5 bài toán lớn đối với Bộ KH&ĐT. Thứ nhất là với tư cách là bộ tổng tham mưu, phải hiến kế làm sao để có thể tạo bứt phá trong thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội không những năm nay mà cả các năm tiếp theo ở các khâu, các ngành. Thực hiện phương châm hành động “12 chữ” của Chính phủ năm 2019, Bộ KH&ĐT phải dẫn đầu về “bứt phá”.
Thứ hai là làm sao để thể chế thực sự là mũi nhọn đột phá cho các đột phá khác của Việt Nam trong các thập niên tới, trong đó có xây dựng nền kinh tế đổi mới sáng tạo, động viên tốt nhất tinh thần khởi nghiệp, tạo niềm tin cho người dân và doanh nghiệp. Bộ phải đề xuất cơ chế chính sách để đi vào hướng này.
Bài toán thứ ba là làm sao để Việt Nam tránh các bẫy thu nhập trung bình, bẫy lao động giá rẻ, bẫy gia công giá trị thấp, bẫy bãi rác thải công nghệ, làm sao để không một người dân nào bị bỏ lại phía sau. Hành trình chiến lược đưa Việt Nam hiện thực hóa các mục tiêu độc lập, tự cường và thịnh vượng là gì.
Thứ tư là làm sao đưa Việt Nam lọt vào top 4 ASEAN và tiệm cận tiêu chuẩn OECD về môi trường kinh doanh. Chúng ta có các Nghị quyết 02, 35, ngành KH&ĐT cần tham vấn làm sao để thực thi đạt kết quả cao nhất, sớm nhất. Bộ KH&ĐT tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ để xóa được tình trạng “trên nóng dưới lạnh”. “Trong phường anh có người chết mà anh mang giấy chứng tử tới tận nhà để chia buồn hay nhà có người mới sinh thì anh mang hoa đến tặng. Anh có làm được việc đó không. Mình phải có việc làm cụ thể vì dân”, Thủ tướng nêu ví dụ.
Bài toán lớn thứ năm là làm sao để kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của sự phát triển, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác.
Thủ tướng đề nghị Bộ KH&ĐT đề xuất chính sách giải pháp cụ thể, không chấp nhận chính sách không khả thi, không hiệu quả.
Nêu ra các định hướng, tầm nhìn vào năm 2030 là Việt Nam hướng tới một xã hội khá thịnh vượng, thuộc nhóm có thu nhập trung bình cao và năm 2045, dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước, là trở thành một quốc gia phát triển thịnh vượng, dân tộc chúng ta không hề thua kém bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới, Thủ tướng đặt vấn đề, Bộ KH&ĐT phải làm gì.
Theo Thủ tướng, cùng các bộ, ngành, Bộ KH&ĐT cần nỗ lực, sáng tạo hơn nữa, phát huy, huy động mọi nguồn lực, cần đánh giá, hiểu rõ mục tiêu, những định hướng chiến lược, các lĩnh vực cần tập trung cải cách, đổi mới, tiếp tục xây dựng thể chế vượt trội, hiệu quả hơn. Bộ phải luôn phấn đấu xứng đáng là cơ quan tham mưu chiến lược, tổng hợp về phát triển kinh tế-xã hội quan trọng nhất của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ. Cần thay đổi đủ lớn, đủ nhanh, đủ mạnh về thể chế, tháo bỏ được các nút thắt thể chế, tạo ra bước tiến nhảy vọt của quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường đầy đủ, hiện đại.
Thủ tướng đề nghị nghiên cứu câu ngạn ngữ: “Đừng ngại thay đổi. Bạn có thể mất một cái gì đó tốt nhưng bạn có thể đạt được một cái gì đó còn tốt hơn”, “rõ ràng thời gian qua chúng ta đã thấy được hiệu quả của thay đổi thể chế và điều này khích lệ chúng ta quyết tâm, đồng lòng tiếp bước trên con đường này”.
Cần có một cách tiếp cận toàn diện, gồm 3 trụ cột để hiện đại hóa thể chế kinh tế, bao gồm các mặt chính trị, xã hội và môi trường. Không được coi nhẹ tầm quan trọng của trụ cột nào trong phát triển kinh tế vì sẽ không mang lại cho chúng ta sự bền vững, thịnh vượng và hạnh phúc. Mọi tổ chức, cá nhân có toàn quyền tự do kinh doanh, tự do sáng tạo; hệ thống thể chế phải đảm bảo được đầy đủ quyền tự do kinh doanh, tự do sáng tạo và hiện thực hóa được những ý tưởng, đề xuất đổi mới sáng tạo.
Thủ tướng đề nghị phải áp dụng đầy đủ và nhất quán các nguyên tắc trên đây trong soạn thảo, tham vấn, thẩm định và thông qua các văn bản, chính sách, đề án.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng cũng đề cập công tác chuẩn bị xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 và Kế hoạch 5 năm 2021-2015 mà Bộ KH&ĐT có vai trò chủ đạo trong Tổ Biên tập./.
Thái Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Thi đan lát, dệt thổ cẩm tại Tuần lễ Hoa Dã quỳ-Núi lửa Chư Đang Ya
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Gạo ST25 đạt giải Nhì gạo ngon nhất thế giới năm 2024
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
Xúc tiến thương mại góp phần phục hồi thị trường xuất khẩu gốm sứ
09:07 | 21/11/2024 Tin tức
256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024
13:00 | 20/11/2024 Tin tức
Bình Phước: tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024
11:01 | 20/11/2024 Tin tức
Tin khác
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Tiên Phong coi trọng giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh
09:27 | 20/11/2024 Tin tức
Bình phước tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm ocop cấp tỉnh năm 2024
09:13 | 20/11/2024 Tin tức
Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Phú Yên
11:36 | 19/11/2024 Tin tức
Hội chợ đặc sản vùng miền Việt Nam 2024 diễn ra từ ngày 20- 24/11 tại Hà Nội
08:00 | 19/11/2024 Tin tức
Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Sơn Đông giữ vững an ninh trật tự nâng cao ý thức người dân trong chấp hành luật pháp
09:39 | 18/11/2024 Tin tức
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Triển lãm mẫu thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ sáng tạo tại huyện Thạch Thất - Hà Nội năm 2024
10:33 | 15/11/2024 Khuyến công
Hương Trạch – Hà Tĩnh: Sơ tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an năm 2025
14:46 | 14/11/2024 Tin tức
Bình Định: Rộn ràng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Bok Tới
17:10 | 13/11/2024 Tin tức
Thông cáo báo chí về việc hợp tác chiến lược toàn diện giữa Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam - ASEAN
10:14 | 13/11/2024 Tin tức
Trường Tiểu học Nga Phú Không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục
08:18 | 13/11/2024 Tin tức
Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 thu hút 260 đơn vị tham gia
16:11 | 12/11/2024 Tin tức
Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Chile
15:50 | 12/11/2024 Tin tức
Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24: Đa dạng sản phẩm nông nghiệp đến từ nhiều quốc gia hội tụ tại Việt Nam
14:00 | 12/11/2024 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam và Viện nghiên cứu phát triển doanh nhân Việt Nam – ASEAN hợp tác chiến lược toàn diện
00:00 | 12/11/2024 Tin tức
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Xây dựng Nghị quyết quy định mức chi các hoạt động khuyến công
14:19 Khuyến công
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự
14:19 Nông thôn mới
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 Làng nghề, nghệ nhân