Thủ tướng dự Hội nghị về đầu tư phát triển sâm Ngọc Linh và các dược liệu
Nhắc lại phát biểu tại Hội nghị dược liệu toàn quốc vào năm ngoái, Thủ tướng khẳng định, 63 tỉnh, thành phố đều có thể phát triển dược liệu với 5.000 loại cây, con, sinh vật biển, khoáng vật làm thuốc, không chỉ để chữa bệnh mà còn làm giàu.
Thủ tướng cho biết, theo các nghiên cứu, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh Việt Nam có chứa đến 52 hợp chất saponin có tính kháng khuẩn, kháng ung thư, a-xít béo..., trong đó một nửa (26) hợp chất saponin có thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật, sâm Trung Quốc; còn lại 26 hợp chất saponin có cấu trúc mới không có trong các loại sâm khác.
(Ảnh: chinhphu.vn)
Thủ tướng cho biết, ông đến Kon Tum với niềm tin chúng ta có thể đưa “quốc bảo” sâm Ngọc Linh thành “quốc kế dân sinh”, là hy vọng mới của Việt Nam trong ngành dược liệu và thực phẩm chức năng, hiện là lĩnh vực cạnh tranh quyết liệt giữa những quốc gia tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Trung Quốc…
Thủ tướng lưu ý, dược phẩm, thực phẩm chức năng từ trước đến nay là sân chơi của các ông lớn-các cường quốc kinh tế và khoa học công nghệ như Trung Quốc, nhóm OECD hoặc G7, G20, do vậy chúng ta chỉ cạnh tranh thành công khi xác định được các lợi thế vượt trội.
Với tiềm năng sản phẩm, thị trường và giá trị của sâm Ngọc Linh, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để phát triển một ngành công nghiệp trồng và chế biến sâm Ngọc Linh thực thụ của Việt Nam. Mục tiêu không phải là một vài chục tỷ đồng sau mỗi phiên chợ mà phải tiến tới mục tiêu tỷ USD giá trị sản xuất và xuất khẩu trong những thập niên tới. Điều này hoàn toàn khả thi nếu nhìn vào dự báo thị trường nhân sâm quốc tế với mức tăng trưởng rất cao.
(Ảnh: chinhphu.vn)
Theo Thủ tướng, để đạt được tầm nhìn và mục tiêu này, còn rất nhiều công việc đòi hỏi chúng ta cần sớm hành động một cách nghiêm túc, bài bản, không để cho từng địa phương như Kon Tum, Quảng Nam hoạt động manh mún hoặc “tự bơi” trong triển khai chiến lược.
Vì vậy, Thủ tướng lưu ý một số hướng đi và cách làm để phát triển ngành công nghiệp sâm Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, trước hết, tập trung vào sâm Ngọc Linh.
Đầu tiên, cách tiếp cận trong phát triển phải đúng. Yêu cầu đối với cây sâm Ngọc Linh là phải vừa bảo tồn, vừa phát triển, bảo tồn để phát triển có chiều sâu, đạt giá trị cao hơn. Ở giai đoạn đầu cần định dạng chiến lược sản phẩm theo hướng phát huy các giá trị vượt trội và tính chất khác biệt của sâm Ngọc Linh so với các loại sâm và sản phẩm tương tự.
(Ảnh: chinhphu.vn)
Hướng mục tiêu phát triển cây sâm Ngọc Linh đến những giá trị cao hơn, không chỉ là về mặt kinh tế mà còn đối với nền y học, góp phần cải thiện sức khỏe về thể chất và tinh thần, ưu tiên trước hết cho người Việt Nam.
Tiếp theo, khi đạt được các điều kiện về sản lượng, quy mô, về sự công nhận thương hiệu sâm Ngọc Linh đã vượt khỏi biên giới Việt Nam, chúng ta cần có chiến lược đại chúng hóa, đa dạng hóa sản phẩm như cách Hàn Quốc đã làm. Phổ biến hóa nhưng không có nghĩa là hạ thấp giá trị của sâm Ngọc Linh. Thay vào đó cần định vị sâm Ngọc Linh ở phân khúc cao cấp.
Thủ tướng nêu rõ, bảo vệ nguồn gene thuần chủng là tối quan trọng. Là nơi tìm ra sâm Ngọc Linh đầu tiên và cũng là nơi sinh trưởng tốt nhất cho sâm Ngọc Linh, núi Ngọc Linh được xem là “Thánh địa của sâm Ngọc Linh”. Cần làm tốt chức năng chỉ dẫn địa lý cho sâm nhằm bảo hộ sản xuất và làm tăng giá trị của sâm Ngọc Linh.
(Ảnh: chinhphu.vn)
Cần nghiên cứu tìm hiểu thêm về giá trị lịch sử của sâm Ngọc Linh. Việc có một lịch sử rõ ràng cộng thêm những giai thoại (nếu có) về sâm Ngọc Linh sẽ làm tăng giá trị đáng kể cho sâm.
Chúng ta cần phải bảo hộ được giá trị thương hiệu sâm Ngọc Linh trên các thị trường quốc tế cũng như ở các nước. Đây là thương hiệu quốc gia Việt Nam chứ không đơn thuần là thương hiệu của một sản phẩm thuần túy hay của doanh nghiệp. Tận dụng các điều kiện của cách mạng công nghiệp 4.0 trong nuôi trồng, chế biến phát triển sản phẩm. Đồng thời, truyền thông mạnh mẽ các giá trị độc đáo của sâm Ngọc Linh, coi đây là bước đột phá cho sự phát triển của ngành dược liệu và thực phẩm chức năng, đem lại cho Việt Nam khả năng đối trọng với các cường quốc tiên tiến như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Việc di thực sâm Ngọc Linh cần hết sức cẩn trọng, được các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ. Việc mở rộng trồng và chế biến sâm Ngọc Linh trước hết được tiến hành ở núi Ngọc Linh. Tuy nhiên, phải bảo đảm chất lượng sâm, hàm lượng saponin cũng như các hoạt chất có trong sâm; mỗi sản phẩm nhân sâm phải là một sản phẩm chất lượng cao, được chế biến từ những củ sâm chất lượng tốt nhất, tinh túy nhất. Nếu mở rộng tới mức suy giảm hàm lượng thì cũng phải thông tin rất rõ ràng, chính xác để khách hàng lựa chọn, đồng thời, không để vàng thau, thật giả lẫn lộn. Không du nhập giống, không lai tạo để biến đổi gene, không cấy ghép và bảo tồn cho được giống quý sâm Ngọc Linh.
(Ảnh: chinhphu.vn)
Tại Hội nghị, Thủ tướng kêu gọi các doanh nghiệp trong nước có tâm huyết, tầm nhìn và tiềm lực tham gia vào sứ mệnh phát triển sâm Ngọc Linh, đầu tư nghiên cứu, sản xuất, chế biến nhân sâm, phát triển ngành công nghiệp sâm bằng các chính sách ưu đãi và hỗ trợ có chọn lọc, đặc biệt khuyến khích các hình thức liên doanh liên kết để cùng nhau cộng hưởng sức mạnh.
Đồng thời, không nên ngần ngại khi có cơ hội liên kết với các tập đoàn đa quốc gia, tận dụng các điều kiện, những nền tảng sẵn có về nghiên cứu và phát triển, về marketing, về quản trị và thị trường để đi tắt ra thị trường cao cấp, qua đó, tạo ra sức lan tỏa nhanh chóng về thương hiệu sâm Ngọc Linh, tạo cú hích cho việc phát triển quy mô trồng, sản xuất và chế biến sâm Ngọc Linh trong nước.
Phải xây dựng bằng được những doanh nghiệp hạt nhân, có đủ tiềm lực và sức mạnh để trở thành những nhà tiên phong, đưa thương hiệu sâm Ngọc Linh với các chủng loại sản phẩm phong phú có khả năng cạnh tranh sòng phẳng với sản phẩm tương tự của Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản đang hiện diện trên sân nhà, đồng thời phải từng bước vững chắc vươn ra thị trường quốc tế.
“Vốn và công nghệ là quan trọng, nhưng đối với sâm Ngọc Linh thì đất và rừng là hai yếu tố không thể thay thế. Người dân có đất và giữ rừng phải được hưởng lợi xứng đáng. Người dân, doanh nghiệp và chính quyền cần hiệp đồng chặt chẽ để giữ rừng, bởi nếu mất rừng thì không còn sâm Ngọc Linh”, Thủ tướng bày tỏ.
Nhân dịp này, Thủ tướng nêu một số khuyến nghị dành cho tỉnh và giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành Trung ương.
Muốn đánh thức tiềm năng dược liệu giàu và giá trị của mình, Kon Tum nên chủ động chuyển mình nhanh chóng để trở thành vùng trồng, chế biến dược liệu tập trung của quốc gia, coi đó thực sự là một lĩnh vực mũi nhọn chiến lược cần đặc biệt ưu tiên phát triển.
Thủ tướng đồng ý tỉnh Kon Tum nghiên cứu lập Đề án hình thành khu công nghiệp sản xuất, chế biến dược liệu tập trung với quy mô lớn. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương... cử cán bộ, chuyên gia giúp Kon Tum sớm hoàn thành Đề án và trình phê duyệt. Trong đó cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thận trọng, toàn diện các mặt, bảo đảm hiệu quả và khả thi. Thủ tướng đồng ý cho Kon Tum thực hiện thí điểm sử dụng môi trường rừng, đất dưới tán rừng để trồng dược liệu, tuy nhiên phải bảo đảm nghiêm ngặt việc duy trì, bảo vệ môi trường rừng.
Theo Thủ tướng, loài sâm này sẽ không chỉ là một quốc bảo mà tỉnh Kon Tum cùng với Quảng Nam được trời đất ban tặng; sâm Ngọc Linh sẽ tạo ra một đòn bẩy du lịch và một sức mạnh truyền thông mới, đưa hai địa danh Quảng Nam, Kon Tum được quốc tế biết đến nhiều hơn nữa về một Việt Nam vẫn còn ẩn chứa những giá trị to lớn, cần được khám phá. Sâm Ngọc Linh với ngành dược liệu Việt Nam cũng ví như một Sơn Đòong (Quảng Bình) với ngành du lịch cả nước. Sự thành công của sâm Ngọc Linh sẽ tạo tiếng vang lớn, mở đường cho nhiều nghiên cứu mới, tầm cỡ quốc tế về tiềm năng dược liệu Việt Nam nói chung./.
Thái Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 | 11/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm định hướng phát triển Hà Nội dựa trên 5 trụ cột
13:42 | 11/10/2024 Tin tức
Hiệp hội Yến Sào Việt Nam chung tay "Tiếp bước em đến trường" tại Yên Bái sau siêu bão Yagi
20:50 | 10/10/2024 Tin tức
Đẩy mạnh hoạt động marketing để xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề Việt Nam
11:07 | 10/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản
20:36 | 09/10/2024 Tin tức
Tin khác
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
17:00 | 08/10/2024 Nông thôn mới
Đoàn kết – Phát triển – Vì họ Lê thịnh vượng
09:25 | 07/10/2024 Tin tức
Xây dựng danh mục nghề được khai thác tại Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm - Hội An
09:17 | 07/10/2024 Tin tức
Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:14 | 07/10/2024 Tin tức
Xã Ninh Hiệp huyện Gia Lâm đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu
14:00 | 05/10/2024 Tin tức
100 gian hàng OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ được giới thiệu tại huyện Thanh Trì
23:00 | 04/10/2024 Tin tức
Liên kết phát triển sản phẩm OCOP vùng ĐBSCL
09:06 | 04/10/2024 Tin tức
Hội thi sản phẩm làng nghề Hà Nội năm 2024: Tạo động lực cho các thế hệ nghệ nhân
09:06 | 04/10/2024 Tin tức
Hội thi làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024: Tôn vinh nét đẹp của nghề truyền thống
07:00 | 04/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Phước: Thực hiện cao điểm bảo đảm an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh
16:19 | 02/10/2024 Tin tức
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Mông Cổ ở Đại sứ quán
15:23 | 02/10/2024 Văn hiến Hà Thành
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng
15:12 | 02/10/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới Mông Cổ, Ireland, dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ và thăm chính thức Pháp
13:32 | 02/10/2024 Tin tức
Triển lãm thư pháp "Nghiên bút còn thơm" - Một hoạt động ý nghĩa chào mừng 70 năm ngày giải phóng Thủ đô
13:29 | 02/10/2024 Tin tức
Kỷ niệm 4 năm thành lập Trí tuệ tự nhiên và ra mắt sản phẩm “Siêu ứng dụng thương mại điện tử POHO”
09:52 | 30/09/2024 Tin tức
Luồng sinh khí mới cho các làng nghề ở Hải Dương
14:34 Làng nghề, nghệ nhân
TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Vùng Duyên hải Trung bộ hợp tác xúc tiến đầu tư
14:25 Xúc tiến thương mại
Khai mạc Hội chợ quốc tế Quà tặng hàng thủ công mỹ nghệ Hà Nội 2024
14:16 Làng nghề, nghệ nhân
Lễ trao giải cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ năm 2024
14:12 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 Kinh tế