Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 và Hội nghị trực tuyến với địa phương
Tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ, các bộ trưởng, lãnh đạo các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; chủ tịch, phó Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; đồng chí Đinh Văn Ân, Trợ lý Tổng Bí thư; lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội; đại diện một số tập đoàn kinh tế Nhà nước.
![]() |
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I/ 2024, tình hình giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình triển khai Nghị quyết 01 năm 2024 của Chính phủ, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong tháng 3 và quý I/2024; báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2023; cùng một số nội dung quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá tình hình tháng 3 và quý I có gì mới nổi lên; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ và chính quyền địa phương; những kết quả đạt được; nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; nhận định tình hình tháng 4 và quý II; đề ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, khả thi, hiệu quả.
Theo các báo cáo, trong tháng 3 và từ đầu năm đến nay, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực, toàn diện; kết quả tháng 3 cao hơn tháng 1 và tháng 2, tình hình quý I/2024 khởi sắc hơn quý I/2023 trên hầu hết các lĩnh vực.
Tăng trưởng GDP quý I đạt 5,66%, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01 năm 2024 của Chính phủ và cao nhất so với cùng kỳ kể từ năm 2020; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định; lạm phát được kiểm soát; các cân đối lớn được bảo đảm. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội được chú trọng. Đời sống nhân dân được cải thiện. Chính trị-xã hội ổn định. Quốc phòng, an ninh được tăng cường. Đối ngoại được đẩy mạnh. Uy tín, vị thế đất nước tiếp tục được nâng lên.
![]() |
Phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 3 và quý I/ 2024, tình hình giải ngân vốn đầu tư công và 3 chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình triển khai Nghị quyết 01 năm 2024 của Chính phủ, công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trong tháng 3 và quý I/2024... - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, nước ta vẫn còn những thách thức, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I/ 2024; tình hình thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP; tình hình giải ngân vốn đầu tư công; kết quả thực hiện Nghị quyết số 110/2023/QH15 Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV… Đặc biệt, phân tích tình hình, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong tháng 4, quý II và thời gian tới.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I tiếp tục phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tăng trưởng GDP quý I ước tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, là mức tăng cao nhất trong quý I kể từ năm 2020 đến nay. Một số địa phương tăng trưởng quý I cao như Bắc Giang (14,2%), Thanh Hóa (13,2%), Trà Vinh (13,9%), Khánh Hòa (12,4%), Quảng Ninh (8,9%), Thành phố Hồ Chí Minh (6,54%), Hải Phòng (9,3%), Hà Nội (5,5%)…
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 tăng 3,97% so với cùng kỳ, tính chung quý I tăng 3,77%. Mặt bằng lãi suất được duy trì ở mức thấp, nhu cầu ngoại tệ trong nước được đáp ứng để hỗ trợ cho tăng trưởng, sản xuất, xuất khẩu; an toàn hệ thống ngân hàng được bảo đảm. Thu ngân sách Nhà nước quý I ước đạt 31,7% dự toán, tăng 9,8% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu quý I đều tăng lần lượt là 15,5%, 17% và 13,9%; ước xuất siêu 8,08 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 5,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2023 tăng 3,7%).
Tổng vốn FDI đăng ký quý I đạt gần 6,2 tỷ USD, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023; vốn thực hiện đạt 4,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Nhiều doanh nghiệp lớn đã cam kết đầu tư vào Việt Nam trong các ngành điện tử, chíp, bán dẫn, năng lượng tái tạo… Giải ngân vốn đầu tư công đạt 13,67% kế hoạch, cao hơn cùng kỳ năm 2023 (10,35%), đã đưa được lượng vốn lớn ra nền kinh tế để hỗ trợ cho tăng trưởng và phát triển…
Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp còn nhiều khó khăn, thách thức. Áp lực lạm phát, tỷ giá là vấn đề cần quan tâm. Thị trường tài chính, tiền tệ, hệ thống ngân hàng còn tiềm ẩn rủi ro. Nhiều dự án cao tốc, đường giao thông trọng điểm, nhất là tại Đồng bằng sông Cửu Long và khu vực phía Nam bị thiếu cát san lấp nền, ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án. Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn...
Tin liên quan

Thủ đô Hà Nội hoàn thành xây dựng nông thôn mới
09:24 | 21/04/2025 Nông thôn mới

Bình Định tạo dựng một hệ sinh thái kinh doanh bền vững
19:49 | 28/03/2025 Tin tức

Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 | 23/11/2024 Tin tức
Tin mới hơn

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 | 08/07/2025 Tin tức

Tọa đàm “Pháp lý nền tảng bảo vệ thương hiệu nông sản, làng nghề xanh” lần I/2025
14:00 | 08/07/2025 Tin tức

Thanh Hóa: Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần được triển khai đồng bộ, phù hợp thực tế từng vùng, miền
13:58 | 08/07/2025 Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy
08:50 | 08/07/2025 Tin tức

Phê duyệt Đề án tổ chức Triển lãm thành tựu đất nước nhân 80 năm Ngày Quốc khánh
08:47 | 08/07/2025 Tin tức

Sáng nay (8/7), khai mạc kỳ họp thứ 25 HĐND thành phố Hà Nội
08:41 | 08/07/2025 Tin tức
Tin khác

Vương quốc Anh và ASEAN khởi động Chương trình Hợp tác An ninh Y tế
08:32 | 08/07/2025 Tin tức

Hai làng nghề được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:19 | 07/07/2025 Tin tức

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 từ ngày 1/7
09:18 | 07/07/2025 Tin tức

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 | 05/07/2025 Tin tức

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”
09:18 | 04/07/2025 Tin tức

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Tập trung xây dựng mô hình khuyến nông trên các sản phẩm chủ lực
11:00 | 02/07/2025 Tin tức

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 | 01/07/2025 Tin tức

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 | 01/07/2025 Tin tức

1/7/2025: Ngày hội non sông và bước ngoặt lịch sử
10:27 | 01/07/2025 Tin tức

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 | 01/07/2025 Tin tức

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 | 30/06/2025 Tin tức

TP. HCM: Khai mạc trưng bày chuyên đề và công bố quyết định công nhận Bảo vật Quốc gia
13:36 | 30/06/2025 Tin tức

Lễ công bố sắp xếp đơn vị hành chính tại Hà Nội
09:42 | 30/06/2025 Tin tức

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Đoài Phương hướng tới phát triển bền vững từ nông nghiệp, công nghiệp đến du lịch sinh thái
14:35 Nông thôn mới

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 OCOP

Xây dựng các chi hội nông dân gắn với thế mạnh từng địa phương
14:35 Khuyến nông

Bún bò Huế được công nhận Di sản quốc gia
14:34 Tin tức