Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ: Tự tin, vững bước đi tới

LNV - Triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1-1-2021 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 là một nội dung chính của hội nghị Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội giao ban với lãnh đạo quận, huyện, thị xã tổ chức hôm nay, 15-1. Những thành quả quan trọng đã đạt được trong năm 2020 là hành trang để Hà Nội vững bước, tự tin tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP, phấn đấu hoàn thành những chỉ tiêu năm 2021…

Nút giao đường Vành đai 3 với đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, một trong những dự án sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội. Ảnh: Nhật Nam


Vượt khó thành công...

Năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm của lãnh đạo thành phố, cùng truyền thống đoàn kết, bản lĩnh, trí tuệ của Đảng bộ Thủ đô, tăng trưởng kinh tế Hà Nội năm 2020 đạt 3,98%, gấp gần 1,4 lần cả nước; thu ngân sách đạt 286.561 tỷ đồng, bằng 102,8% dự toán năm; ngành Nông nghiệp tăng trưởng 4,2% - cao nhất trong 9 năm trở lại đây. Về kết quả giải ngân vốn đầu tư phát triển năm 2020, toàn thành phố đạt gần 41.000 tỷ đồng, bằng 93% kế hoạch sau điều chỉnh, là tỷ lệ giải ngân cao nhất từ trước đến nay...

Có được thành quả này, trước hết phải kể đến sự chủ động, linh hoạt trong điều hành của thành phố. Ngay từ đầu năm 2020, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo Ban Cán sự đảng UBND thành phố nắm bắt, dự báo diễn biến tình hình dịch bệnh để xây dựng các kịch bản tăng trưởng phù hợp. Thường trực Thành ủy cũng chủ trì, làm việc với Đảng ủy Khối doanh nghiệp thành phố Hà Nội và đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp để tìm giải pháp vượt qua khó khăn, thích ứng với dịch Covid-19; làm việc với Ban Cán sự đảng UBND thành phố về chuyên đề điều hành thu, chi ngân sách; tập trung giải ngân vốn đầu tư công; khuyến khích tiêu thụ trên thị trường nội địa...

Tại buổi làm việc giữa Thường trực Thành ủy Hà Nội với UBND thành phố, tháng 3-2020, về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trước bối cảnh tác động nặng nề của dịch Covid-19, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Vương Đình Huệ đã khẳng định quyết tâm sẽ không điều chỉnh các chỉ tiêu về kinh tế - xã hội trong năm 2020; đồng thời, phấn đấu hoàn thành, đạt các chỉ tiêu trong năm 2020 và giai đoạn 5 năm 2016-2020.

Để hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất, theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, thành phố chủ trương kích cầu tiêu dùng thị trường nội địa, điển hình như hội nghị kết nối cung cầu giữa Hà Nội với 52 tỉnh, thành phố hay sự kiện khuyến mại “Hà Nội đêm không ngủ”... Đặc biệt, khác với mọi năm, chương trình khuyến mại tập trung chỉ tổ chức vào tháng 11, năm 2020 thành phố Hà Nội tổ chức trong ba tháng 6, 7 và 11.

Với việc thu ngân sách, Cục trưởng Cục Thuế thành phố Hà Nội Mai Sơn cho biết, ngay từ đầu năm 2020, Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo quyết liệt và định hướng kịp thời; các cấp, ngành của thành phố đã phối hợp chặt chẽ, vào cuộc nhanh chóng, đồng bộ trong công tác quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước. "Công tác thu ngân sách có khởi sắc trong những quý cuối năm, đặc biệt là từ cuộc làm việc của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ với các cơ quan, đơn vị về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội năm 2020, diễn ra ngày 10-9-2020", Cục trưởng Cục Thuế thành phố Mai Sơn nhấn mạnh.

Về hỗ trợ doanh nghiệp, thành phố đã tập trung thực hiện tốt 21 chương trình, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, phát triển doanh nghiệp trên địa bàn... Dù khó khăn, thành phố vẫn giảm, giãn, hoãn cho các doanh nghiệp hơn 25.000 tỷ đồng tiền thuế, phí, tiền thuê đất, chiếm 30,4% của cả nước...

Về lĩnh vực nông nghiệp, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ thông tin, với sự chỉ đạo sát sao, từ rất sớm của Thành ủy, UBND thành phố, ngành Nông nghiệp Thủ đô đã chủ động, linh hoạt thực hiện các giải pháp, từ đó đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 9 năm qua.

Các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong công tác quản lý, điều hành thu ngân sách nhà nước. Trong ảnh: Khách hàng giao dịch tại Chi cục Thuế quận Đống Đa (Cục Thuế Hà Nội). Ảnh: Đỗ Tâm


Phát huy kết quả, vững bước trong năm mới

Phát huy kết quả đã đạt được, ngay từ đầu năm 2021, toàn thành phố đã tập trung vào cuộc, với chủ đề công tác năm 2021 là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển”. Trong đó, tinh thần “Góp gió thành bão” trong năm 2020, là nền tảng, hành trang để Thủ đô tự tin và quyết tâm hơn trong thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, hướng tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7,5% (mục tiêu phấn đấu của Chính phủ là 6,5%). “Các sở, ngành, quận, huyện cần bám sát chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố để triển khai các biện pháp cần thiết, nhằm tạo chuyển biến ngay từ đầu năm 2021”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ yêu cầu.

Bằng bài học kinh nghiệm vượt khó trong năm 2020, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thanh Liêm cho biết, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố và chỉ đạo của lãnh đạo thành phố, phát triển kinh tế số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin là mục tiêu quan trọng, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, để kết hợp tăng trưởng với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế.

“Năm 2021 và những năm tiếp theo, ngành Nông nghiệp Hà Nội xác định tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị, ứng dụng công nghệ cao, tổ chức sản xuất theo chuỗi…, từ đó thúc đẩy nông nghiệp Hà Nội khởi sắc, tạo động lực tương hỗ với nông nghiệp các tỉnh, thành phố trên cả nước”, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ chia sẻ.

Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Trương Việt Dũng, Hà Nội tiếp tục dồn sức cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh; thúc đẩy khởi nghiệp, thu hút đầu tư, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm; hình thành, phát triển một số mô hình kinh tế mới như kinh tế số...

Trong những thời điểm khó khăn của năm 2020, Hà Nội đã nỗ lực phấn đấu đạt được những thành tựu ấn tượng về phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng vào kết quả chung của cả nước. Và ngay những ngày đầu năm 2021 này, tinh thần chủ động vượt khó tiếp tục được thể hiện rõ trong công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo thành phố, trong triển khai thực hiện của các sở, ngành, đơn vị… Tổng hòa các yếu tố, Hà Nội tự tin sẽ có năm 2021 tiếp tục thành công, đạt các mục tiêu tăng trưởng, góp phần hoàn thành thắng lợi Nghị quyết số 01/NQ-CP.

Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hơn 600 triệu đồng của kiều bào hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi

Hơn 600 triệu đồng của kiều bào hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi

Chiều 13/9, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về NVNONN Lê Thị Thu Hằng thay mặt cộng đồng người Việt tại Lào, Nhật Bản, Liên bang Nga đã trao số tiền hơn 600 triệu đồng cho Chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến để hỗ trợ đồng bào chịu ảnh hưởng của cơn bão Yagi.
HTX sản xuất ống hút rau củ thiệt hại sau hoàn lưu bão Yagi

HTX sản xuất ống hút rau củ thiệt hại sau hoàn lưu bão Yagi

LNV - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Yagi đã khiến nhiều chủ thể OCOP bị thiệt hại, trong đó HTX Nông nghiệp Sông Hồng (xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, Hà Nội) của ông Lê Văn Tám đã bị tổn thất nhiều hàng hóa và tài sản do nước sông Hồng dâng cao bất ngờ.
Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Suntory PepsiCo Việt Nam hỗ trợ nước sạch cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

LNV - Cơn bão Yagi gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Bắc, theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tính đến 12 giờ ngày 13/9/2024, đã có 233 người chết và 103 người mất tích. Tình trạng sạt lở và lũ quét nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân, gián đoạn các nhu cầu thiết yếu như điện, nước và thực phẩm. Hơn 30 tỉnh miền Bắc như Lào Cai, Bắc Kạn, Phú Thọ, Yên Bái, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên… đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng, khiến hàng ngàn hộ gia đình gặp khó khăn trong việc đảm bảo các nhu cầu thiết yếu.
Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"

Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội"

LNV - Sáng ngày 13/9/2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Công Ty Cổ Phần Chuỗi Thực phẩm TH tổ chức Diễn đàn: "Giảm phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi: Thách thức và Cơ hội".
Trưng bày hơn 300 sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Trưng bày hơn 300 sản phẩm OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu

LNV - Hơn 300 sản phẩm OCOP đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Kiên Giang trưng bày tại hệ thống siêu thị Co.opmart trên địa bàn tỉnh Kiên Giang từ ngày 6 đến 15-9.
TP. Hội An: “Lễ hội Cổ Cò 2024” gần 60 gian hàng sản phẩm đặc sắc tham dự

TP. Hội An: “Lễ hội Cổ Cò 2024” gần 60 gian hàng sản phẩm đặc sắc tham dự

LNV - Sáng 31/8/2024, “Lễ hội Cổ Cò 2024” lần đầu tiên được tổ chức tại Công viên Lăng Bà Cồn Động, trên đường Trường Sa, phường Cẩm An, TP. Hội An, (Quảng Nam) thu hút sự tham dự của đông đảo lãnh đạo, chính quyền, các đoàn thể, người dân và du khách.

Tin khác

Bình Phước: Người dân thị xã Chơn Thành hướng về miền Bắc

Bình Phước: Người dân thị xã Chơn Thành hướng về miền Bắc

Những ngày qua, người dân các tỉnh phía Bắc đang oằn mình gánh chịu hậu quả của bão lụt, bao gia đình mất hết cả người thân, nhà cửa, tài sản..., bao cảnh đau thương mất mát xảy ra, rất nhiều người đang cần lắm sự chung tay từ tất cả mọi người trong đó có anh em miền Nam ruột thịt!
Làng nghề trồng hoa ở Hưng Yên ngập trong nước lũ

Làng nghề trồng hoa ở Hưng Yên ngập trong nước lũ

LNV – Mặc dù các hộ dân ở làng nghề trồng hoa ở 3 xã Xuân Quan, Phụng Công, Văn Đức (huyện Văn Giang, Hưng Yên) đã khẩn trương di dời cây trồng ra khỏi vùng ngập nhưng hiện nay nước tràn qua đê đã nhấn chìm nhiều diện tích trồng hoa, cây cảnh.
Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

Lời kêu gọi của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam về vận động ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra

LNV - Những ngày vừa qua, cơn bão số 3 và lũ lụt đã tàn phá, gây thiệt hại nặng nề cho nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nước ta. Hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tô Lâm cùng với công văn số 8908/MTTW-BTT ngày 09/9/2024 cùa Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung Ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam.
Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

Quảng Ngãi hướng về đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3

LNV - Ngày 11/9, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định trích từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh 10 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh, thành phía Bắc bị thiệt hại nặng do bão số 3 gây ra.
Huyện Thọ Xuân: Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa

Huyện Thọ Xuân: Tỷ lệ trường đạt chuẩn Quốc gia nằm trong tốp dẫn đầu của tỉnh Thanh Hóa

LNV - Năm học 2023 - 2024 là năm học thứ hai thực hiện Nghị quyết số 06 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Phát triển giáo dục và đào tạo huyện Thọ Xuân giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Toàn huyện còn 103 trường (trong đó có 05 trường THPT). Công tác huy động học sinh đến trường đảm bảo đạt tỷ lệ cao đối với tất cả các cấp học.
Bình Định đồng hành cùng đồng bào miền Bắc vượt qua cơn bão số 3

Bình Định đồng hành cùng đồng bào miền Bắc vượt qua cơn bão số 3

LNV - Đến 16 giờ chiều ngày 11/9, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định đã nhận được 12 tỷ đồng từ sự ủng hộ của các đơn vị, tổ chức, cá nhân ủng hộ đồng bào miền Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
423 sản phẩm tham dự Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm TCMN năm 2024

423 sản phẩm tham dự Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm TCMN năm 2024

LNV - Cuộc thi Thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ (TCMN) Hà Nội là sự kiện thường niên, được UBND Thành phố Hà Nội giao Sở Công thương chủ trì tổ chức, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp triển khai thực hiện.
Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

Huyện Mỹ Đức (Hà Nội): Chủ động ứng phó với ngập úng sau bão số 3

LNV - Chiều ngày 10/9/2024, đồng chí Nguyễn Anh Dũng - TUV, Bí thư Huyện uỷ Mỹ Đức đã trực tiếp đi kiểm tra, nắm bắt tình hình và chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 tại các xã Hợp Tiến, Hợp Thanh, An Phú là những địa phương có nguy cơ ngập úng sau bão.
Đồ chơi Trung thu ở Hà Nội hơn 100 năm trước

Đồ chơi Trung thu ở Hà Nội hơn 100 năm trước

LNV - Những bức ảnh của Nhiếp ảnh gia người Pháp Leon Busy chụp lại trên phố Hàng Gai - Hà Nội năm 1915 gợi nhớ bao kỷ niệm về một mùa Trung thu xưa với nhiều loại đồ chơi truyền thống thủ công độc đáo và ấn tượng.
Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP

Đà Nẵng: Phiên chợ Nông sản và Sản phẩm OCOP

LNV - Nhân dịp kỷ niệm 79 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc Khánh 2/9, thành phố Đà Nẵng tổ chức phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024. Phiên chợ diễn ra từ ngày 24- 25/8 tại Quảng trường Trung tâm quận Liên Chiểu, với quy mô gần 40 gian hàng đa dạng sản phẩm từ các quận, huyện của Đà Nẵng và các tỉnh lân cận như Quảng Nam và Thừa Thiên Huế.
Lễ hội quà tặng du lịch thu hút 100 đơn vị làng nghề, lữ hành ... tham gia

Lễ hội quà tặng du lịch thu hút 100 đơn vị làng nghề, lữ hành ... tham gia

LNV - Lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội 2024 có chủ đề "Thức quà Hà Nội", thu hút khoảng 100 đơn vị tham gia, trong đó có các đơn vị du lịch lữ hành, làng nghề, ẩm thực... và nhiều không gian trải nghiệm.
Hà Nội nguy cơ ngập do nước sông Hồng gần sát mức báo động 1

Hà Nội nguy cơ ngập do nước sông Hồng gần sát mức báo động 1

LNV - Thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội cho biết, từ 15h00 đến đêm 9/9, mực nước sông Hồng đã tăng lên 1 mét. Hiện nay nước sông tiếp tục lên cao, mỗi tiếng lên hơn 10cm.
Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bão số 3

Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bão số 3

(PLO)- Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác khắc phục hậu quả bão số 3 tại Hải Phòng

LNV - Chiều tối ngày 8/9/2024 Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Đoàn công tác đã về thành phố Hải Phòng kiểm tra đánh giá tình hình phòng, chống và công tác khắc phục hậu quả của cơn bão số 3.
Hải Phòng tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

Hải Phòng tập trung khắc phục hậu quả của cơn bão số 3

LNV -Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy phòng chống thiên tai- tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Hải Phòng: Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13,giật cấp 15; tại Phủ Liễn gió mạnh cấp 11, giật cấp 15; Cát Hải (gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Đông Xuyên (Tiên Lãng) gió mạnh cấp 10, giật cấp 12, Hòn Dấu cấp 9, giật cấp 12. Lượng mưa tính từ 19h ngày 06/9 đến 19h ngày 07/9 phổ biến từ 120 - 180 mm, có nơi trên 200mm. Vùng biển ngoài khơi Hải Phòng (bao gồm Bạch Long Vĩ) sóng biển cao 6,0 - 8,0 m, Từ trưa 07/9, vùng ven biển Hải Phòng (Cát Bà, Đồ Sơn, Hòn Dấu) sóng biển cao 2,0-3,5m.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

Cách xử lý đất nông nghiệp ở các khu vực bị vùi lấp sau bão lũ

LNV - Sau khi siêu bão Yagi đổ bổ vào miền Bắc, mưa lũ xảy ra liên tiếp tại các tỉnh miền Bắc với quy mô rộng lớn, nhiều vùng đất nông nghiệp bị ngập úng và vùi lấp bởi đất, đá, cát, sỏi…
Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

Phát triển làng nghề truyền thống: Cần có sự quan tâm cụ thể hơn từ phía Nhà nước

LNV - Trong thời gian qua, để hỗ trợ bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã liên kết với các nghệ nhân làng nghề tạo ra nhiều hoạt động trải nghiệm hấp dẫn để lan tỏa những sản phẩm thủ công truyền thống đến với công chúng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đó chỉ là một phần nhỏ, để hỗ trợ các làng nghề phát triển bền vững cần có sự quan tâm của Nhà nước và các cơ quan chức năng một cách cụ thể và sâu sát hơn nữa.
Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

Cơ hội để phát huy tiềm năng của làng nghề truyền thống

LNV - Hiện cả nước có hơn 2.000 làng nghề, tăng gần 100 làng nghề so với năm 2020. Trong đó, có hơn 1.400 làng nghề và hơn 650 làng nghề truyền thống; 57 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia thuộc loại hình nghề thủ công truyền thống được ghi nhận. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều biến động, việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ giúp duy trì các giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế địa phương, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

LNV - Vừa qua, UBND huyện Phú Giáo đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức

Đậm đà hương vị tương nếp truyền thống Tân Đức

LNV – Nghề làm tương nếp ở xã Tân Đức (nay là P. Minh Nông, TP. Việt Trì, Phú Thọ) có truyền thống hơn 40 năm đang được người dân và chính quyền địa phương tập trung đầu tư xây dựng thương hiệu và phát triển thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động