Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 25°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Thanh Hoá: huyện Bá Thước phát triển nông nghiệp gắn với nông thôn mới và du lịch

LNV - Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXIII đã xác định phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới (XDNTM) và phát triển du lịch là một trong hai chương trình trọng tâm của huyện giai đoạn 2020-2025.
Xã Thành Lâm ( Bá Thước) phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, gắn xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngân Hà
Xã Thành Lâm ( Bá Thước) phát huy tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, gắn xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Ngân Hà

Đánh thức tiềm năng du lịch

Nhiều năm về trước, ít ai biết đến địa danh thôn Đôn (xã Thành Lâm), Kho Mường (xã Thành Sơn), Lặn Ngoài (xã Lũng Niêm); các thôn Son - Bá - Mười (xã Lũng Cao), thác Hiêu (xã Cổ Lũng), thác Muốn (xã Điền Quang), hồ Duồng Cốc (xã Điền Hạ), thác Dần Long (xã Lương Ngoại),... nhưng nay những địa danh này đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách. Đến để được trải nghiệm, hòa mình với thiên nhiên núi rừng, đắm chìm trong bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Thái, huyện Bá Thước.

Giữa tiết trời cuối tháng 5 nắng như đổ lửa, cuối tuần tôi cùng với một số người bạn tránh sự xô bồ, náo nhiệt của thành phố ngược ngàn 3 tiếng đồng hồ lên đến bản Đôn, xã Thành Lâm để tìm một chút bình yên của núi rừng. Đón chúng tôi vào sáng sớm tinh mơ là cái nắng dịu dàng chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thửa ruộng bậc thang, mang theo những cơn gió mát lành của đại ngàn hùng vĩ mơn man da thịt, ngấm sâu vào tận chân tơ, kẽ tóc. Dang tay hít sâu vào lồng ngực bầu không khí trong lành của đất trời, tôi nhớ lại cách đây khoảng 7 năm về trước lần đầu lên với thôn Đôn - thời điểm thôn Đôn manh nha bắt tay vào làm du lịch cộng đồng, lúc đấy những con đường đi lại trong thôn nhỏ bé, trơn trượt, một vài hộ dân nắm bắt cơ hội di chuyển vật nuôi ra khỏi gầm nhà sàn, chỉnh trang nhà cửa, đầu tư các trang thiết bị để đón khách du lịch; cả thôn mới có 1 đến 2 công ty xây dựng các homestay đón khách quốc tế. Vậy mà giờ đây, thôn Đôn như khoác lên mình tấm áo mới với những “ông lớn” vào đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành nhiều khu nghỉ dưỡng, homestay cao cấp.

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Bùi Hải Đường, Bí thư Đảng ủy xã Thành Lâm, cho biết: Để cụ thể hóa Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXIII, Đảng ủy xã Thành Lâm đã ban hành nghị quyết về việc phát triển du lịch xã Thành Lâm giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, xã đã và đang tập trung khai thác tối đa các tiềm năng, lợi thế nguồn tài nguyên du lịch phong phú sẵn có của xã, đặc biệt hai cảnh quan ruộng bậc thang, các sinh hoạt văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, nguồn nước suối và hệ sinh thái tự nhiên để phát triển du lịch theo hướng bền vững gắn với lợi ích cộng đồng dân cư trên địa bàn toàn xã. Đồng thời, huy động mọi nguồn lực đề đầu tư kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất; xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút khách du lịch đến tham quan, nghĩ dưỡng. Tính riêng năm 2022, số lượng khách du lịch đến với xã là 20.150 lượt khách, trong đó có 3.060 lượt khách quốc tế. Từ đầu năm 2023 đến này, xã đón hơn 12.000 khách du lịch, trong đó có 4.216 lượt khách quốc tế.

"Việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng không chỉ giúp các hộ gia đình có nguồn thu nhập cao, mà còn tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương. Qua đó, góp phần quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững của xã. Xã đang phấn đấu về đích xã NTM vào năm 2025 và là xã trọng điểm của du lịch huyện” - Bí thư Đảng ủy xã Bùi Hải Đường nhấn mạnh.

Có thể nói, từ hiệu quả mô hình du lịch cộng đồng ở Thành Lâm, các xã có tiềm năng, lợi thế về phát triển du lịch cộng đồng như Thành Sơn, Lũng Cao, Cổ Lũng... cũng đã và đang quyết tâm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng bộ huyện bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm “đánh thức” tiềm năng du lịch. Theo đó, tập trung các nguồn lực, đầu tư cơ sở hạ tầng, kêu gọi, vận động Nhân dân, các nhà đầu tư vào đầu tư phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng nhằm tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số cũng như xây dựng thôn, xã NTM.

Gắn với XDNTM

Trao đổi với chúng tôi về kết quả sau 2 năm thực hiện chương trình trọng tâm về phát triển nông nghiệp gắn với XDNTM và phát triển du lịch mà Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXIII đã đề ra, đồng chí Bùi Thị Hoa, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Bá Thước, cho biết: Nhận thức được tiềm năng, lợi thế vốn có để phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nâng cao thu nhập cho người dân, khai thác giá trị khác biệt của nông nghiệp, nông thôn góp phần quan trọng thực hiện chương trình XDNTM cũng như cụ thể hóa chương trình trọng tâm của Đại hội Đảng bộ huyện, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 1-7-2021 về phát triển nông nghiệp gắn với XDNTM và phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025; HĐND huyện ban hành các nghị quyết hỗ trợ, khuyến khích thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện giai đoạn 2021-2022; hỗ trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Bá Thước năm 2022, năm 2023.

Khu nghỉ dưỡng Puluong Casa - Bá Thước tổ chức chương trình nhạc nhẹ “Lang thang Puluong" phục vụ du khách nghỉ dưỡng đón chào năm mới 2023.
Khu nghỉ dưỡng Puluong Casa - Bá Thước tổ chức chương trình nhạc nhẹ “Lang thang Puluong" phục vụ du khách nghỉ dưỡng đón chào năm mới 2023.

Thực hiện nghị quyết, các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trên địa bàn huyện đã tập trung cao độ trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý phát triển du lịch, đặc biệt quan tâm đến quy hoạch khu, điểm du lịch; chú trọng đến phát triển nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tập trung phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh cây sắn, mía nguyên liệu, làm nhà màng, nhà lưới, trồng rau, quả an cho thu nhập cao, đặc biệt là các loại cây ăn quả có múi (cam, bưởi, quýt hoi...) là tiềm năng, lợi thế của huyện để tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch. Bên cạnh đó, huyện đã hình thành các mô hình du lịch tham quan trải nghiệm các hoạt động sản xuất nông nghiệp như vườn cây ăn quả thôn Kho Mường, xã Thành Sơn; hoạt động dệt thổ cẩm tại thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm; vườn cây quýt hoi tại thôn Ba, xã Ban Công... Đồng thời, lựa chọn và chỉ đạo các xã có lợi thế về sản xuất rau, củ, quả tiếp tục phát triển diện tích trồng rau, củ, quả đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cung cấp cho các khu du lịch. Hiện, toàn huyện có 5 cơ sở trồng trọt được chứng nhận VietGAP với quy mô 6,2 ha tại các xã Điền Lư, Lương Nội, Thiết Ống, thị trấn Cành Nàng.

Công tác bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống đã được huyện, xã quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Đến nay, toàn huyện có 2 làng nghề truyền thống được Chủ tịch UBND tỉnh quyết định công nhận để phục vụ du lịch (làng nghề dệt thổ cẩm thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm; làng nghề sản xuất rượu cần thôn Tân Thành, xã Thành Lâm) và các nghề truyền thống tạo ra sản phẩm phục vụ du lịch như nấu rượu siêu men lá. Các sản phẩm nông nghiệp từ các làng nghề truyền thống hướng tới phát triển sản phẩm OCOP sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch đến tham quan. Toàn huyện có 5 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận sản phẩm OCOP đạt 3 sao là mật ong rừng, lạp sườn họ Hoàng, khâu nhục họ Hoàng, trà quýt hoi, vịt Cổ Lũng.

“Thực tế trong các năm gần đây khi ngành du lịch của huyện phát triển, đã hình thành các tour, tuyến du lịch đến tham quan tại làng nghề truyền thống, các sản phẩm dệt thổ cẩm do người dân trong thôn làm ra đã được khách hàng ưa thích và mua làm quà. Sản phẩm dệt thổ cẩm của thôn Lặn Ngoài đã trở thành hàng hóa phục vụ du khách, bán ở các tỉnh miền núi phía Bắc và được các tiểu thương thu mua để bán sang nước bạn Lào, Thái Lan. Bên cạnh đó, trong các tối giao lưu văn nghệ tại các điểm du lịch không thể thiếu “chỉnh rượu cần” cho du khách lâng lâng trong men say của điệu múa, tiếng hát, tiếng khèn. Từ những trải nghiệm du lịch nêu trên đã góp phần giúp cho hoạt động du lịch trên địa bàn huyện tăng trưởng mạnh trở lại. Trong năm 2022, huyện đã đón được 82.646 lượt khách, vượt 122% so với năm trước, cao nhất từ trước đến nay. Hiện, toàn huyện có 94 cơ sở lưu trú, trong đó số cơ sở lưu trú dạng homestay, khu nghỉ dưỡng tại Khu Du lịch Pù Luông là 74 cơ sở, công suất đón khoảng trên 1.300 lượt khách/ngày/đêm, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 400 lao động địa phương. Tổng doanh thu từ các hoạt động du lịch năm 2022 ước khoảng 120 tỷ đồng, qua đó góp phần tạo điều kiện tăng thu nhập cho các hộ gia đình, đẩy mạnh công tác giảm nghèo, ổn định cuộc sống, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Đến nay, toàn huyện có 3 xã, 82 thôn đạt chuẩn NTM; 3 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 4 thôn NTM gắn với du lịch sinh thái cộng đồng (thôn Kho Mường, xã Thành Sơn; thôn Đôn, xã Thành Lâm; thôn Lặn Ngoài, xã Lũng Niêm; phố Đoàn, xã Lũng Niêm)” - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bùi Thị Hoa chia sẻ.

Bài và ảnh: Ngân Hà

Tin liên quan

Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch

LNV - Huyện Bá Thước, thuộc tỉnh Thanh Hóa, là một vùng đất giàu tiềm năng với nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các làng nghề truyền thống đặc sắc. Đây là cơ hội để địa phương phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống.
Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây

Hà Nam: Thu nhập ổn định từ mô hình trồng sắn dây

LNV - Trước đây, đất canh tác kém hiệu quả và gặp nhiều khó khăn, nhưng khi mạnh dạn đưa cây sắn dây vào trồng, nhiều hộ dân xã Tiên Hải, thành phố Phủ Lý đã thấy sự khác biệt rõ rệt. Cây sắn dây không chỉ thích nghi tốt với điều kiện đất đai khô cằn mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con, giúp cải thiện đời sống và tạo thêm công ăn việc làm. Điều này cho thấy việc chọn cây trồng phù hợp có thể mang lại những thay đổi tích cực trong nông nghiệp.
Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

Hà Nội: Kinh tế xanh gắn với mô hình OCOP

OVN - Kể từ khi mở rộng địa giới hành chính, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, gắn với chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) luôn được Thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm. Trong đó, chuyển đổi kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn theo mô hình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

Tin mới hơn

Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự

Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Xã Đồng Quang coi trọng công tác xã hội, giữ vững an ninh trật tự

LNV - Chủ tịch UBND xã Đồng Quang ông Vương Duy Hùng cho biết, từ đầu năm đến nay công tác chỉ đạo điều hành của UBND xã được thực hiện đồng bộ trên mọi mặt, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm đối với phát triển kinh tế, đảm bảo đời sống nhân dân. Công tác an sinh xã hội luôn đi sâu vào từng đối tượng, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm tệ nạn xã hội luôn chủ động bám sát không để đột xuất bất ngờ phát sinh điểm nóng.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu, nâng cao năng lực marketing sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ông Nguyễn Viết Hùng cho biết, “Sau khi hoàn thành kết quả xây dựng NTM nâng cao, xã Sơn Đồng tiếp tục đề nghị xét và công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu thành phố Hà Nội năm 2024 đối với 2 lĩnh vực Y tế và Giáo dục & đạo tạo. Bên cạnh đó, Sơn Đồng được công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho trung tâm thiết kế, sáng tạo và giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Sản phẩm mỹ nghệ Sơn Đồng góp phần nâng cao thương hiệu, giá trị sản phẩm làng nghề”.
Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê

Bình Định: Sắc đỏ trên ngôi làng kiểu mẫu của đồng bào Hrê

LNV - Chỉ sau 4 năm về sinh sống tại làng mới, cuộc sống của đồng bào Hrê xã An Dũng, huyện miền núi An Lão nhanh chóng ổn định và khởi sắc từng ngày. Đây là khu tái định cư được xem là ngôi làng kiểu mẫu đầu tiên của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định.
Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Hương Ngải nâng cao chất lượng NTM toàn diện kết hợp đẩy mạnh quản lý đất đai

Huyện Thạch Thất (Hà Nội): Hương Ngải nâng cao chất lượng NTM toàn diện kết hợp đẩy mạnh quản lý đất đai

LNV - Phó Chánh văn phòng chuyên trách Văn phòng điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội ông Ngọ Văn Ngôn cho biết: “Hương Ngải đạt điều kiện hoàn thành xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu 2023. Đồng thời tiếp tục nâng cao các tiêu chí, phấn đấu xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu toàn diện trên 8 lĩnh vực: Môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục & đào tạo, du lịch, chuyển đổi số, an ninh trật tự, sản xuất”.
Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thanh Hoá: Huyện Yên Định đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Vừa qua, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1345/QĐ-TTg công nhận huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.
Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

Lạng Sơn: Khơi dậy sức dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, người dân trên địa bàn xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan đã tích cực chung tay, góp sức thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM). Qua đó, góp phần giúp xã Trấn Ninh từng bước hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM đề ra.

Tin khác

Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Sài Sơn (huyện Quốc Oai): Xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Xã Sài Sơn nằm phía Bắc huyện Quốc Oai (Hà Nội), có diện tích đất tự nhiên 1011,66ha trong đó đất nông nghiệp 691,51ha, đất phi nông nghiệp 352,5ha, dân số 21,219 nhân khẩu, với 6,140 hộ, sinh sống ở 6 thôn và 1 khu đô thị CEO. Xã có 3 tôn giáo gồm Phật giáo, Công giáo và Cao Đài. Là quê hương có truyền thống Cách mạng kiên cường bất khuất, nơi có chi bộ Đảng cộng sản đầu tiên của tỉnh Sơn Tây (cũ).
Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao

Huyện Đất Đỏ đạt nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 24/10, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Đất Đỏ đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023.
Trên 297.000 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới

Trên 297.000 tỷ đồng ngân sách cho Chương trình xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến hết tháng 6/2024, cả nước huy động hơn 2,8 triệu tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, vốn ngân sách đã bố trí đạt trên 297.000 tỷ đồng.
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vật Lại với diện mạo Nông thôn mới thực sự bứt tốc

Huyện Ba Vì (Hà Nội): Xã Vật Lại với diện mạo Nông thôn mới thực sự bứt tốc

LNV - Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định 1045/QĐ – TTg công nhận huyện Ba vì, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn Nông thôn mới 2022.
Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh

Bắc Giang: Danh Thắng xây dựng xã kiểu mẫu, thôn thông minh

LNV - Nhờ xác định đúng, trúng nhiệm vụ trọng tâm và lĩnh vực ưu tiên trong xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Danh Thắng (Hiệp Hòa) đã phát huy nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu.
Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Huyện Hoài Đức (Hà Nội): Sơn Đồng xây dựng NTM kiểu mẫu kết hợp nâng cao năng lực marketing xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ

LNV - Chủ tịch UBND xã Sơn Đồng ông Nguyễn Viết Hùng cho biết, “Sau khi hoàn thành kết quả xây dựng NTM nâng cao, xã Sơn Đồng tiếp tục đề nghị xét và công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu thành phố Hà Nội năm 2024 đối với 2 lĩnh vực Y tế và Giáo dục & đạo tạo. Bên cạnh đó, Sơn Đồng được công bố quyết định và trao giấy chứng nhận cho trung tâm thiết kế, sáng tạo và giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP. Sản phẩm mỹ nghệ Sơn Đồng góp phần nâng cao thương hiệu, giá trị sản phẩm làng nghề trong và ngoài nước”.
Huyện Hương Khê: Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.

Huyện Hương Khê: Đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.

LNV - Ngày 28/10, UBND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) có Tờ trình số 184/TTr-UBND gửi UBND tỉnh đề nghị thẩm tra, xét, công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024.
Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Sài Sơn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Huyện Quốc Oai (Hà Nội): Sài Sơn xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Đến nay, xã Sài Sơn đã được thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và đang phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu vào cuối năm 2024.
Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III - năm 2024

Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng nông thôn mới tỉnh Quảng Nam lần thứ III - năm 2024

LNV - Tối 22/10, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng các xã xây dựng NTM tỉnh Quảng Nam lần thứ III - năm 2024 với chủ đề “Nông thôn mới - Khát vọng vươn lên”.
Bình Định thành lập thành phố An Nhơn

Bình Định thành lập thành phố An Nhơn

LNV - UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri đối với Đề án thành lập các phường thuộc thị xã An Nhơn và thành lập thành phố An Nhơn thuộc tỉnh Bình Định.
Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

Gia Lai: Sức trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới

LNV - Hưởng ứng phong trào “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”, đoàn viên, thanh niên huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã huy động các nguồn lực, triển khai nhiều công trình, phần việc, chung tay xây dựng nông thôn mới và thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

Mỹ Đức hướng về ngày Giải phóng Thủ đô

LNV - Huyện Mỹ Đức (thành phố Hà Nội) là một vùng quê giàu truyền thống lịch sử văn hóa, nơi có Lễ hội Chùa Hương được tổ chức hàng năm, thu hút đông đảo lượt khách thập phương hành hương lễ phật. Huyện Mỹ Đức cũng là địa phương có nhiều đóng góp trong công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Huyện Thanh Trì (TP Hà Nội): Đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1057/QĐ-TTg ngày 30-9-2024 công nhận huyện Thanh Trì, TP Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2023.
Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xuân Lộc huyện đầu tiên của Đồng Nai đạt chuẩn về xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Vừa qua, 100% thành viên Hội đồng Thẩm định Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới (NTM) trung ương nhất trí đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, công nhận Xuân Lộc (Đồng Nai) đạt chuẩn Huyện NTM nâng cao năm 2023. Đây là huyện NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh, là huyện thứ 3 của cả nước được đề xuất công nhận.
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”

Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”

LNV - Chiều ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm” do nguyên Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Cao Đức Phát làm chủ biên.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới

Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới

LNV - Với mục tiêu đẩy mạnh hơn nữa công tác quảng bá nghề dệt lụa truyền thống, tăng cường các hoạt động du lịch, giới thiệu đến du khách các hoạt động ngành nghề đa dạng của địa phương, chiều ngày 22-11, Ủy ban Nhân dân phường Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP Hà Nội) tổ chức Hội nghị thông tin về công tác tổ chức tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia

LNV - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn K
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ

LNV - Nhiều năm qua, các thầy cô giáo đang tác công tác giảng dạy tại điểm trường Phú Hải (thuộc Trường Tiểu học Phú Mỡ) thôn Phú Hải, xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên hằng ngày vẫn miệt mài gieo từng con chữ và tình yêu thương cho các em học sinh
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia

LNV - Thời gian qua, các dự án, tiểu dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 trên địa bàn tỉnh Bình Định thực hiện thành công đều có sự đóng góp đáng ghi
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia

LNV - Ngày 21/11, tại Bảo tàng Bình Định diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về công nhận bảo vật quốc gia hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn và giới thiệu các bảo vật quốc gia tỉnh Bình Định. Đây là hoạt động hướng đến Ngày Di sản Văn hoá
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động