Thái Bình: Làm giàu từ mây tre đan
Anh Lê Xuân Độ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi xuất bán.
Thời trẻ, vợ chồng anh Độ phải “ly hương” vào tận Cà Mau để kiếm sống. Nhiều năm xa xứ, luôn đau đáu hướng về nơi chôn nhau cắt rốn, khi dành dụm được chút vốn, anh chị đã quyết định trở về quê lập nghiệp.
Anh Độ chia sẻ: Về quê, tôi thấy xã Minh Phú có nghề đan bèo tây nhưng mới phát triển, chưa giải quyết được nhiều việc làm trong lúc nông nhàn cho bà con. Hai vợ chồng đã đi nhiều nơi nghiên cứu các nghề thủ công truyền thống, cuối cùng thống nhất đi học nghề mây tre đan tại xã Thượng Hiền (Kiến Xương). Nghề mây tre đan dễ học, dễ làm, chỉ học ít ngày là làm được những sản phẩm đơn giản. Mới đầu vừa đan vừa học hỏi nhằm nâng cao tay nghề để làm ra các sản phẩm tinh xảo, giá trị kinh tế cao hơn. Đến nay, cơ sở làm được trên 10 mặt hàng với nhiều mẫu mã khác nhau theo đơn đặt hàng của khách từ nguyên liệu là mây tre như túi con sò, túi trái tim, giỏ xách, xe, chậu...
Theo anh Độ, để tạo ra một sản phẩm mây tre đan đẹp và có chất lượng tốt thì khâu lựa chọn nguyên liệu là quan trọng nhất. Nguyên liệu sau khi chọn sẽ được tuốt, phơi, chẻ thành nan. Việc chẻ nan giờ đã có máy hỗ trợ vừa nhanh vừa đều, tuy nhiên sau đó vẫn phải tuốt lại bằng tay để có những sợi nan mượt mà, phẳng bóng. Tiếp đó sấy hoặc phơi nắng nan để có màu đẹp tự nhiên, cuối cùng mới đến tay người thợ đan thành sản phẩm. Sản phẩm xuất sang các nước châu Âu, do vậy mẫu mã và chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu.
Nghề mây tre đan đơn giản, nhẹ nhàng nhưng phải tỉ mỉ, cẩn thận, có thể tranh thủ lúc nông nhàn, là nghề phụ nhưng thu nhập khá, vì vậy nhiều người đến cơ sở của anh Độ học, nhận nguyên liệu về nhà làm, chủ yếu là người có tuổi và phụ nữ đang nuôi con nhỏ. Tất cả đều được anh Độ dạy nghề miễn phí. Đến nay, cơ sở mây tre đan của anh đang tạo việc làm cho trên 70 lao động là người xã Minh Phú và xã Trọng Quan. Thu nhập của người đan tùy vào số lượng sản phẩm họ làm ra, bình quân từ 2 - 2,5 triệu đồng/tháng. Ngoài ra còn 5 - 6 lao động làm việc tại cơ sở, thực hiện các công đoạn như nhúng keo, nhuộm, chẻ nan, sửa sản phẩm lỗi...
Chị Đào Thị Trâm, xã Minh Phú cho biết: Ở nông thôn, sau ngày mùa thì phụ nữ chúng tôi ít có việc làm, cuộc sống khó khăn. Từ khi tham gia làm nghề mây tre đan do vợ chồng anh Độ du nhập về địa phương, mỗi tháng dù chỉ làm tranh thủ lúc rảnh rỗi cũng được trên 2 triệu đồng để trang trải cuộc sống.
Cơ sở mây tre đan của anh Độ hoạt động chưa được bao lâu thì dịch Covid-19 xuất hiện đã ảnh hưởng đến việc nhập nguyên liệu, xuất hàng song anh vẫn cố gắng duy trì công việc đều đặn cho mọi người. Năm đầu hoạt động cơ sở thu lãi khoảng 150 triệu đồng. Năm 2021 thu lãi trên 200 triệu đồng.
Ngày nay, với xu hướng giảm rác thải nhựa thì những sản phẩm thủ công từ mây tre đan thân thiện với môi trường càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Bởi vậy, mong muốn của anh Độ là sẽ tiếp tục nghiên cứu, du nhập, phát triển thêm một số nghề phụ về địa phương nhằm tạo thêm nhiều việc làm cho bà con, phù hợp với các lứa tuổi khác nhau cần được cấp ủy, chính quyền địa phương tạo điều kiện giúp đỡ để sớm trở thành hiện thực.
Báo Thái Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cao Bằng gìn giữ và phát triển làng nghề truyền thống: Nét đẹp văn hóa gắn liền phát triển kinh tế
09:17 | 12/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Xây dựng Cụm công nghiệp làng nghề nhìn từ huyện Phú Xuyên
14:48 | 11/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá nghề chằm áo tơi Yên Lạc – Nét đẹp văn hóa truyền thống Hà Tĩnh
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa công nghệ số phát triển ngành ong Việt
15:19 | 10/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề nuôi ong ở Nghĩa Đồng
09:42 | 09/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ công bố Nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh cấp xã
14:33 Tin tức

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững
14:01 Nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Bà Rịa - Vũng Tàu: Thêm 2 làng nghề được công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:00 Tin tức