Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm
Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030 như mục tiêu đã đặt ra, nhiều giải pháp đã được ngành chức năng đề xuất và từng bước triển khai: từ thu hút đầu tư vào hệ thống khách sạn 3-5 sao, khu nghỉ dưỡng sinh thái, trung tâm mua sắm, giải trí đến phát triển sản phẩm du lịch văn hoá, lễ hội, tín ngưỡng, sinh thái, nông nghiệp… Tỉnh còn tập trung xây dựng các tuyến phố đi bộ, chợ đêm, sản phẩm du lịch đêm có quy mô và chiều sâu, hướng đến mục tiêu giữ chân du khách qua đêm, kéo dài thời gian lưu trú, tăng chi tiêu bình quân.
![]() |
“Từ năm 2024, ngành du lịch tỉnh Tây Ninh đã có nhiều động thái mới. 26 chương trình du lịch được xây dựng và khai thác, gắn với 10 nhóm sản phẩm đặc trưng, trong đó có du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, làng nghề truyền thống và các điểm tham quan làng nghề, mua sắm sản phẩm OCOP. Những tour liên kết với Bình Phước theo chủ đề “Một cung đường - Hai điểm đến” cũng đã khởi động, mở ra hướng đi mới trong kết nối du lịch vùng. Nhờ hiệu ứng lan toả mạnh mẽ, Tây Ninh thu hút hơn 6.000 khách du lịch trong, ngoài tỉnh và khoảng 200 lượt khách du lịch quốc tế đến tham gia các chương trình du lịch này trong năm 2024”, bà Trần Thị Huy Hoàng- Phó Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Tây Ninh cho biết.
Để thay đổi quan niệm Tây Ninh chỉ có núi Bà, Toà thánh, hồ Dầu Tiếng; tăng cường quảng bá làng nghề truyền thống, di tích cổ hàng ngàn năm tuổi, sản phẩm nông nghiệp sạch mang đậm bản sắc địa phương… rất cần sự đồng lòng của cả cơ quan chức năng lẫn người dân. Và, quan trọng hơn là một cuộc chuyển biến từ nhận thức đến hành động để Tây Ninh hiện lên trong mắt du khách như một điểm đến đầy cuốn hút.
Theo bà Lê Thị Như Oanh- Phó Giám đốc Công ty du lịch Hương Sen Việt (TP. Tây Ninh), thay vì tập trung vào các điểm đã quá quen thuộc như núi Bà Đen, đơn vị lữ hành của bà chú trọng đa dạng hoá sản phẩm bằng cách đưa làng nghề, di sản văn hoá, tín ngưỡng vào tour, tuyến. Những tour khám phá nghề làm bánh tráng phơi sương kết hợp ẩm thực và tham quan chùa cổ, tháp cổ ở Trảng Bàng; tìm hiểu nghề làm muối ớt, làm nhang truyền thống tại các xã vùng ven… đã bước đầu cho thấy hiệu ứng tích cực từ du khách.
“Xanh” ở đây không chỉ là màu của thiên nhiên, mà còn là bản sắc. Một điểm đến được gọi là “xanh” không chỉ vì có nhiều sản phẩm sinh thái, mà còn vì bảo tồn được văn hoá bản địa, gắn kết được người dân tham gia làm du lịch. Yếu tố mang tính quyết định lâu dài chính là sự tham gia của cộng đồng địa phương, người dân trực tiếp tham gia gìn giữ, khai thác và phát huy các giá trị. Bởi nếu du lịch tách rời khỏi đời sống người dân, thì dù có đẹp đến đâu cũng khó tạo ra sức sống bền vững.
Đa dạng hoá sản phẩm du lịch
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp du lịch tạo ra những đột phá mới trong sản xuất nông nghiệp, vừa qua, Tây Ninh đã hình thành các mô hình du lịch gắn với nông nghiệp, bước đầu đạt được một số hiệu quả nhất định.
![]() |
Những vườn dâu tằm, dược liệu cây hoàn ngọc, cây lược vàng hay những rẫy mãng cầu cho trái quanh năm… là bước đệm để du lịch nông nghiệp Tây Ninh cất cánh trong tương lai không xa.
Gần 4 năm nay, vườn dâu tằm Ba Phong của vợ chồng ông Nguyễn Thanh Vũ ở ấp Tân Lợi, xã Tân Hưng, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh, áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ, trồng hơn 1.000 gốc dâu tằm cùng nhiều loại cây ăn trái, tạo nên một môi trường du lịch sinh thái hấp dẫn, được nhiều người đến để trải nghiệm và tham quan.
Không chỉ có vườn Ba Phong, tại nhiều huyện, thị khác trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện ngày càng nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, canh tác sạch, kết hợp dịch vụ tham quan, trải nghiệm như: vườn nho rừng, trang trại dưa lưới, trồng nấm… Đây là những “vệ tinh” đầy tiềm năng nếu được đầu tư đúng hướng, có thể trở thành những điểm đến sinh thái độc đáo, góp phần đa dạng hoá sản phẩm du lịch và định vị rõ hơn hình ảnh một Tây Ninh xanh, thân thiện và đáng nhớ trong lòng du khách.
Để người dân làng nghề trở thành “người kể chuyện”
Ở Tây Ninh, những làng nghề như làm bánh tráng phơi sương, muối ớt, làm nhang hay các di sản văn hoá phi vật thể (múa trống Chhay-dăm, đờn ca tài tử, nghệ thuật chế biến món chay…) không chỉ là tài nguyên mà còn là hồn cốt của địa phương. Và những giá trị đó chỉ thật sự được “kích hoạt” khi người dân trở thành “người kể chuyện”, giới thiệu những nét đặc sắc nhất của quê hương mình, mang lại cho du khách những trải nghiệm khi hoà vào nếp sống của cư dân địa phương. Đây mới chính là điều khiến bước chân du khách quay trở lại.
Với Tây Ninh, hướng đi này không chỉ phù hợp với tiềm năng giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, văn hoá, mà còn tạo sinh kế bền vững cho người dân, từ đó, trở thành điểm đến hấp dẫn và phát triển du lịch một cách bền vững.
Theo ông Ngô Trần Ngọc Quốc- Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh, điều Tây Ninh còn thiếu chính là người biết kể chuyện về vùng đất mình: “Chúng ta cần người nói cho du khách hiểu vì sao bánh tráng phơi sương Trảng Bàng lại trở thành đặc sản, vì sao bò tơ Tây Ninh được xem là thương hiệu ẩm thực. Người Nhật có thể bán mắt cá ngừ với giá gấp nhiều lần nhờ biết kể câu chuyện về mùa đánh bắt, về giá trị dinh dưỡng... Tây Ninh cũng cần học cách kể câu chuyện của mình từ món ăn, làng nghề đến văn hoá sống, để biến sản phẩm địa phương thành trải nghiệm du lịch thực thụ”.
Tin liên quan

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin mới hơn

Tây Ninh phát triển du lịch xanh, du lịch trải nghiệm
15:18 | 12/05/2025 Du lịch làng nghề
Tin khác

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 | 09/05/2025 Du lịch làng nghề

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 | 06/05/2025 Du lịch làng nghề

Dịp lễ 30/4 - 1/5 năm 2025, Bình Định đạt doanh thu 350 tỷ đồng
11:49 | 05/05/2025 Du lịch làng nghề

Chuyến tàu trải nghiệm “Hành trình văn hóa – Về miền đất võ”
21:00 | 04/05/2025 Du lịch làng nghề

Hà Giang: Du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống ở Hà Giang
10:09 | 29/04/2025 Du lịch làng nghề

Phát triển du lịch kết nối làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển
08:52 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng
08:50 | 22/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định: Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp kỳ vĩ với khối đá hình thù lạ mắt
21:16 | 08/04/2025 Du lịch làng nghề

Về Ninh Thuận ghé thăm làng gốm cổ nhất Đông Nam Á
14:55 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Thác Dải Yếm - Sản phẩm du lịch OCOP 4 sao
14:54 | 03/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025
16:02 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định - Đà Nẵng - Khánh Hòa kết nối sản phẩm du lịch đường sắt
15:16 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Về Phú Túc ngắm hoa rì nở
15:14 | 01/04/2025 Du lịch làng nghề

Bình Định chào đón gần 800 du khách trên chuyến tàu miễn phí
08:27 | 31/03/2025 Du lịch làng nghề

Hải phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Xã Mỹ Trinh chuyển mình mạnh mẽ đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024
15:42 Nông thôn mới

Khai trương đoàn tàu “Hoa Phượng Đỏ” và công bố ga Hải Phòng là điểm du lịch
15:39 Tin tức

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 Văn hóa - Xã hội