Tây Nguyên: Nét đặc trưng của chế độ mẫu hệ
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, với sự thay đổi phương thức sản xuất cùng việc giao thoa văn hóa vùng miền, nhiều tộc người Tây Nguyên đã chuyển dần từ mẫu hệ truyền thống sang vai trò phụ hệ. Cho đến nay, chỉ còn một số ít tộc người như: Ê Đê, Jrai, Rơ Măm… là vẫn bảo lưu những đặc trưng cơ bản của chế độ mẫu hệ.
Lễ mừng cơm mới của đồng bào Xê- đăng.
Mẫu hệ Tây Nguyên trước 1975 phản ánh rõ nét trong nhiều phong tục, tập quán, nổi lên 3 đặc điểm chi phối chính gồm: Của cải, tước vị truyền theo dòng nữ; Hôn nhân do nhà gái chủ động, đàn ông cư trú bên nhà vợ; Con cái sinh ra mang họ mẹ. Khi cha mẹ qua đời hoặc con gái đi lấy chồng (thậm chí cả con nuôi), của cải sẽ được sẻ chia cho từng người, tùy theo mức độ gia đình ấy có. Bất cứ việc lớn nhỏ gì trong gia đình, ý kiến quyết định cuối cùng vẫn là của người phụ nữ lớn tuổi nhất trong nhà. Hôn nhân và họ của con cái vẫn giữ nguyên theo tập tục cũ.
Theo tập quán tự cung, tự cấp truyền thống, trong mỗi gia đình Tây Nguyên đều có sự phân công lao động rõ ràng giữa người phụ nữ và người đàn ông. Việc cúng kiếng do người đàn ông thực thi, nhưng nuôi, trồng, gặt hái lương thực, thực phẩm (lúa gạo, bắp, heo, gà, rượu cần…) phục vụ chính gia đình, dùng trong các lễ cúng là trách nhiệm của phụ nữ. Khi còn làm rẫy luân khoảnh, có một đám lúa chỉ để dùng nấu cơm dâng lên các vị Yàng linh thiêng phải do người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình tự tay gieo trồng, suốt từng nhánh lúa, giã thành gạo, nấu thành cơm để đảm bảo sự sạch sẽ, trân kính.
Ngày nay, người phụ nữ không còn quán xuyến quá nhiều về kinh tế gia đình, nhất là đối với quy trình kỹ thuật canh tác cà phê, điều, cao su hay làm lúa nước. Vai trò chính dần chuyển sang cho những người đàn ông trong gia đình, nhất là những khi tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật (mặc dù việc giữ túi tiền, mua bán gì vẫn phải có ý kiến và sự đồng thuận của người phụ nữ). Đối với người Ê Đê, Jrai, Rơ Măm…, hôn nhân vẫn do nhà gái chủ động, đàn ông cư trú bên vợ và con cái sinh ra mang họ mẹ. Thậm chí nếu vợ qua đời trước, người chồng có thể phải trở về nhà mình với 2 bàn tay trắng nếu không có sự tái hôn với người trong dòng họ vợ (theo tục cuê nuê-nối dây).
Trong một số những đặc trưng văn hóa tiêu biểu cho từng tộc người, ngoài kiến trúc nhà, nghề thủ công còn có ngôn ngữ, trang phục và nghệ thuật diễn xướng. Lớn nhất và quan trọng nhất chính là trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Đối với gia đình, việc gìn giữ tiếng nói, để con cái dẫu lớn lên và đi khỏi cộng đồng vẫn không “mù tịt” tiếng mẹ đẻ thì mẹ là người đầu tiên cùng các con lưu truyền, duy trì ngôn ngữ của tộc người. Bên cạnh đó, khi các thành viên trong gia đình cần có trang phục truyền thống (ví dụ như huyện Đak Glei của tỉnh Kon Tum, TP. Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk có quy định học sinh vùng dân tộc thiểu số phải mặc trang phục truyền thống đến trường 2 ngày/tuần), người mẹ phải chuẩn bị cho con, dẫu là tự dệt hay là mua ở đâu đó. Đồng thời, họ cũng là người gìn giữ và truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho phụ nữ các thế hệ sau của gia đình.
Trong các bữa ăn hàng ngày hiện nay, mẹ là người nấu nướng các món ăn truyền thống và dạy lại cho con gái cách chế biến. Đơn giản chỉ là những bữa ăn thường ngày trong gia đình, cũng có thể có những món rau củ quả “cây nhà lá vườn” mọc hoang trong rừng rẫy mà mẹ đem về như lá bép, đọt mây, trái núc nác hay khổ qua, mướp rừng…
Khi hỏi chồng cho con gái hoặc gả con trai về nhà vợ, chính là người mẹ phải tính toán hoán đổi những hiện vật như trâu, bò, heo, thổ cẩm, rượu cần, ching chiêng, vòng đồng… truyền thống trước kia thành vật chất hiện tại (tiền, vàng, chăn mền, heo, gà, chai rượu…) làm của hồi môn để mang sang nhà trai hoặc ngược lại làm lễ vật dẫn cưới cho nhà gái.
Bà, mẹ cũng là người lưu giữ và trao truyền những câu hát dân ca, hát ru. Đêm đêm ôm con nằm trong chăn ấm bên bếp lửa nhà sàn, mẹ thủ thỉ kể cho nghe những câu chuyện cổ tích, ngụ ngôn của dân tộc mình về loài vật, để từ đó gieo từng hạt giống nhỏ vào giấc mơ, vào tâm hồn sạch tinh của con về những điều hay nên làm, điều dở nên tránh từ thuở bé thơ.
Với ý thức trách nhiệm sẵn có trong tâm thức, phụ nữ chính là những người làm tốt nhất việc gìn giữ, phát huy văn hóa truyền thống của tộc người. Đó không chỉ là trách nhiệm tự nhiên, hồn nhiên, mà còn là hạnh phúc từ tâm hồn mộc mạc, chất phác của phụ nữ các dân tộc thiểu số.
Bài, ảnh: Linh Nga Niê Kdam
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hương vị đặc biệt - Hủ tiếu Mỹ Tho
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát huy bản chất tốt đẹp Bộ đội Cụ Hồ trong xây dựng cuộc sống
10:17 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tại thành phố Hồ Chí Minh
10:03 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Hồi ức của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về ngày giải phóng miền Nam 30/4/1975
10:02 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sống lại ký ức nơi “Đất thép thành đồng”
09:58 | 23/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 Du lịch làng nghề

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
10:05 Tin tức

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới
10:04 Nông thôn mới

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 Làng nghề, nghệ nhân