Sản xuất chè theo hướng hữu cơ: Hướng đi mới ở HTX Trà Cao Sơn
Các thành viên HTX Trà Cao Sơn, ở xóm Khe Lim, xã Bình Sơn (T.P Sông Công) thu hái chè chính vụ.
Anh Lê Quang Thắng, cán bộ xã Bình Sơn chia sẻ: Vùng đất Khe Lim có truyền thống làm chè từ nhiều đời nay. Người dân nơi đây cần cù, chịu khó, có kinh nghiệm trong sản xuất, chế biến cộng với khí hậu, thổ nhưỡng giáp vùng đất Tân Cương (T.P Thái Nguyên) nên sản phẩm trà của bà con làm ra có vị thơm, ngon đặc trưng. Đặc biệt, hơn 1 năm nay, bà con áp dụng sản xuất chè theo hướng hữu cơ nên càng được người tiêu dùng ưa chuộng.
Vừa nhanh tay hái những búp chè xanh non, bà Lê Thị Quang, thành viên HTX Trà Cao Sơn cho hay: Gia đình tôi trồng trên 5.000m2 chè giống LDP1. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, chúng tôi đã sản xuất, chế biến chè theo hướng hữu cơ. Tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ mà phun thuốc thảo mộc (được chế biến từ tỏi, ớt, …) để diệt sâu, bọ, côn trùng… hại chè. Sử dụng đạm, lân hữu cơ thay vì vô cơ như trước đây. Lúc đầu, do chưa quen với phương thức sản xuất mới, năng suất chè bị giảm khoảng 30%. Nhưng nay, khi áp dụng “thuần thục”, tôi thấy sản xuất chè theo hướng hữu cơ năng suất chè ổn định, hương vị ngon, thơm hơn. Hiện, giá chè búp khô của gia đình tôi đang bán dao động từ 350-400 nghìn đồng/kg (cao hơn 150-200 nghìn đồng/kg so với lúc trước khi làm chè theo hướng hữu cơ). Trừ chi phí, trung bình 1 năm, tôi thu lãi hơn 100 triệu đồng.
Thành lập tháng 8-2019, HTX hiện có 12 thành viên. Với 50ha chè giống LDP1, TRI777... trong đó có 3ha chè đang được các thành viên của HTX sản xuất theo hướng hữu cơ. Chia sẻ về quyết định tìm hướng đi mới cho HTX, anh Phạm Văn Tiến, Giám đốc HTX cho biết: Người tiêu dùng ngày càng kỹ tính hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm trà, vì thế tôi luôn đau đáu làm sao để sản xuất ra sản phẩm trà đảm bảo chất lượng, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, được thị trường đón nhận. Bởi vậy, ngay sau khi thành lập HTX, chúng tôi bắt tay ngay vào sản xuất chè theo hướng hữu cơ. Trong đó, yêu cầu các thành viên tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất chè (không sử dụng thuốc diệt cỏ; chỉ sử dụng đạm, lân hữu cơ, phân chuồng ủ mục; sử dụng thuốc thảo mộc để diệt sâu, bọ, côn trùng; sử dụng nguồn nước sạch để tưới cho cây…). Trong quá trình sản xuất, chúng tôi thường xuyên kiểm soát chất lượng sản phẩm.
Đến nay, sản phẩm trà của HTX Trà Cao Sơn đã đăng ký nhãn hiệu bảo hộ sản phẩm; có mã vạch để truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Hiện, HTX đang hoàn thiện hồ sơ để tham gia thi chứng nhận OCOP (mỗi xã, phường một sản phẩm) của tỉnh. Hiện, thu nhập bình quân của các thành viên trong HTX đạt hơn 50 triệu đồng/người/năm (cao hơn 15 triệu đồng so với năm 2017).
Nói về những dự định cũng như kế hoạch trong thời gian tới, anh Phạm Văn Tiến cho biết thêm: Chúng tôi sẽ tiếp tục tạo điều kiện cho các thành viên của HTX tham gia các lớp tập huấn về sản xuất chè hữu cơ do tỉnh, Thành phố tổ chức để các thành viên đáp ứng các tiêu chí trong sản xuất chè hữu cơ; tích cực tham gia các kỳ hội chợ nhằm quảng bá sản phẩm tới người dân trong và ngoài tỉnh; mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại Trung tâm T.P Sông Công; xây dựng khu chế biến tập trung (rộng khoảng 1.000m2) vừa phục vụ chế biến chè vừa để khách tham quan trải nghiệm làm chè… Qua đó, tiếp tục khẳng định thương hiệu, quảng bá trà Cao Sơn để người tiêu dùng đến và đón nhận sản phẩm nhiều hơn.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế
Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế
An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế
Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ
20:30 | 26/12/2024 Kinh tế
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Tin khác
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao
09:12 | 23/12/2024 Kinh tế
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen
09:11 | 23/12/2024 Kinh tế
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm
00:00 | 22/12/2024 Kinh tế
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 | 19/12/2024 Kinh tế
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk
09:53 | 19/12/2024 Kinh tế
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng
10:26 | 18/12/2024 Kinh tế
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao
09:21 | 17/12/2024 Kinh tế
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt
09:18 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình
09:17 | 17/12/2024 Kinh tế
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh
15:43 | 16/12/2024 Kinh tế
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng
09:10 | 12/12/2024 Kinh tế
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn
09:29 | 11/12/2024 Kinh tế
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế
09:23 | 09/12/2024 Kinh tế
Quốc Oai (Hà Nội): Ngọc Liệp dự kiến xây dựng nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2025 – 2030
10:08 Nông thôn mới
Phú Thọ: Cô gái Mường đưa sản phẩm OCOP vươn xa
10:01 OCOP
Rắn trong nghệ thuật điêu khắc và kiến trúc Việt Nam
09:57 Văn hóa - Xã hội
Hải Phòng: Hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất đối với cơ sở công nghiệp nông thôn
09:57 Khuyến công
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu
09:56 Làng nghề, nghệ nhân