Hà Nội: 34°C Hà Nội
Đà Nẵng: 35°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 34°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 37°C Thừa Thiên Huế

Quảng Ninh: Kiên trì chiến lược 'chống dịch như chống giặc'

LNV- Trong cuộc chiến chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh nhận diện trước tình hình, sẵn sàng dự liệu tình huống xấu nhất có thể xảy ra, để mọi việc đều vẫn nằm trong tầm kiểm soát với phương châm chống dịch như chống giặc và kiên trì “3 trước, 4 tại chỗ”. Lực lượng chức năng kiểm soát chặt người ra - vào địa bàn tỉnh qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 cầu Bạch Đằng.


Kiểm soát chặt người ra - vào địa bàn tỉnh qua chốt kiểm soát dịch Covid-19 cầu Bạch Đằng


“Đón đầu, đánh chặn” để phòng dịch

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 với biến chủng mới Delta có tốc độ lây lan nhanh, nhiều tỉnh phía Nam ghi nhận mỗi ngày hàng nghìn ca mắc, các tỉnh lân cận với Quảng Ninh cũng ghi nhận các ca mắc mới, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng chống dịch Covid-19 đã quyết định toàn tỉnh phải quyết tâm cao hơn nữa, thần tốc hơn nữa, nâng mức cảnh báo trong công tác phòng, chống dịch. Nhờ đó, gần 2 tháng qua, Quảng Ninh chưa ghi nhận ca mắc trong cộng đồng, nhưng không vì thế chủ quan, lơ là, mà luôn cảnh giác áp dụng các biện pháp quyết liệt để phòng dịch.

Cụ thể, Tỉnh đã kiên trì chiến lược ngăn chặn dịch ngay từ cửa ngõ, vị trí xung yếu, bằng việc siết chặt quản lý người, phương tiện, hàng hóa lưu thông ra, vào tỉnh, đặc biệt là vào tỉnh. Các lực lượng chức năng làm việc tại các chốt kiểm soát dịch đã phân luồng kiểm soát có trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt lưu ý kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện từ các địa phương phía Nam, TP Hà Nội và các địa phương có dịch.

Tỉnh cũng rà soát, tạm dừng hoạt động các cảng, bến thủy nội địa không thực sự cần thiết, các bến tạm, bến hoạt động không phép; chỉ hoạt động những bến thực sự cần thiết phục vụ vận chuyển hàng hóa và nhu cầu thiết yếu. Các chốt kiểm soát hoạt động 24/7 tại các cảng bến cũng được thành lập.

Trước mỗi diễn biến của dịch, tỉnh lại có các chỉ đạo mới để đảm bảo ngăn chặn dịch không xâm nhập vào địa bàn. Mới đây nhất, tỉnh yêu cầu người vào Quảng Ninh ngoài việc khai báo y tế điện tử, có đầy đủ các giấy tờ tùy thân, còn phải có giấy xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính tối đa 48h kể từ khi lấy mẫu và phải có giấy xác nhận đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin phòng Covid-19. Đối với các xe tải, xe container qua chốt kiểm soát đều được dán tem niêm phong cabin buồng lái và lái xe được yêu cầu không ra khỏi xe trong quá trình di chuyển đến nơi xuống hàng.

Chỉ tính từ ngày 9 đến 20/8, tỉnh đã kiểm soát được hơn 104.500 phương tiện đi qua các chốt kiểm soát đường bộ; trên 2.400 phương tiện đường thủy. Số người từ tỉnh ngoài vào Quảng Ninh bằng đường bộ là 116.200 lượt; đường thủy trên 3.000 lượt. Kiểm soát 7 chuyến bay từ nước ngoài nhập cảnh tại sân bay Vân Đồn, với tổng số gần 1.000 công dân Việt Nam, thực hiện cách ly y tế theo đúng quy định.


Công an xã Bình Dương (TX Đông Triều) đến nhà dân lấy thông tin nhân khẩu, tạm trú, tạm vắng

Không chỉ kiểm soát ở các cửa ngõ, các địa phương cũng kiểm soát chặt chẽ ngay trong địa bàn với việc củng cố và phát huy hiệu quả hơn 5.000 tổ phòng, chống dịch Covid-19 cộng đồng, kiên trì "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" để ngăn ngừa, phát hiện những người tìm mọi cách vào địa bàn mà không được kiểm soát về y tế.

Đặc biệt, trước biến chủng của virus SARS-CoV-2 lây lan rất nhanh, tỉnh đã chuyển sang chiến lược “đón đầu, đánh chặn” chủ động tầm soát sàng lọc trong cộng đồng, để phát hiện sớm, phát hiện nhanh, không để bị động, bất ngờ về mầm bệnh, ca bệnh và ổ dịch. Hằng tuần, các đơn vị đều thực hiện xét nghiệm ngẫu nhiên cho 20% số lao động của đơn vị và xét nghiệm toàn bộ cho người lao động tham gia cung ứng dịch vụ, hàng hóa cho đơn vị.

Trong đợt cao điểm, toàn tỉnh triển khai xét nghiệm sàng lọc diện rộng đối với tiểu thương, người bán hàng, nhân viên, người lao động làm việc tại các chợ truyền thống, chợ cóc, chợ tạm, các siêu thị, trung tâm thương mại; người giao hàng cho các địa điểm nêu trên. Đối với các địa phương có tuyến biển, tuyến đường thủy nội địa, thực hiện xét nghiệm cả lái đò, ngư dân, những người làm dịch vụ phục vụ liên quan tại các cảng, bến thủy, bến cá, tàu cá…

Bên cạnh đó, tổ chức xét nghiệm sàng lọc diện rộng đối với tất cả người lao động, công nhân các công trường xây dựng, người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh. Những trường hợp sốt, ho, khó thở và các biểu hiện dịch tễ liên quan đến Covid-19 đều được thực hiện xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên hoặc RT-PCR.

Kể từ ngày 11/8 đến nay, các đơn vị đã thực hiện xét nghiệm được 105.718 người, trong đó 92.378 người bằng phương pháp RT-PCR và 13.340 người bằng phương pháp test nhanh. Qua xét nghiệm sàng lọc cộng đồng, Quảng Ninh vẫn chưa phát hiện ca mắc Covid-19 trong cộng đồng từ ngày 26/6 đến nay.


Cán bộ Trung tâm Hành chính công TP Hạ Long được lấy mẫu test nhanh kháng nguyên Covid-19


Không để bị động, bất ngờ

Xác định quan điểm phòng dịch hơn chống dịch, song tuyệt đối không để bị động, bất ngờ, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động chuẩn bị kịch bản cho tất cả các mức độ của dịch bệnh. Trong đó, việc đảm bảo các khu cách ly tập trung cũng là 1 trong những vấn đề được đặt ra.

Theo đó, tỉnh yêu cầu các các huyện thị xã, thành phố xác định địa điểm bổ sung công suất cách ly tập trung. Cụ thể, TP Hạ Long đảm bảo cơ sở cách ly cho 50.000 người; 30.000 người đối với các thành phố, thị xã và 10.000 người đối với các địa phương còn lại; 500 người đối với huyện Cô Tô.

Cùng với đó, thành lập bộ khung kiêm nhiệm có người đứng đầu, cấp phó khu cách ly, nhân viên y tế, an ninh trật tự; phân công cụ thể bộ khung, nhân viên kiêm nhiệm được tập huấn vận hành. Các cơ sở cách ly được chuẩn bị sẵn sàng điện, nước, vệ sinh, phương án đảm bảo lương thực thực phẩm để vận hành cơ sở cách ly trong mọi tình huống.


Ngành Y tế sẵn sàng phương án về nhân lực, trang thiết bị đáp ứng các mức độ dịch bệnh


Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, các địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá, lựa chọn các khu cách ly ở các địa phương bảo đảm cơ bản đủ về số lượng công dân cách ly trên địa bàn theo chỉ đạo của tỉnh. Các điểm cách ly của các địa phương chủ yếu được lựa chọn là các khu du lịch, cơ sở giáo dục, tôn giáo, trụ sở của các cơ quan, nhà văn hóa, các công trình của các cơ quan, doanh nghiệp.

Qua rà soát, lựa chọn, hiện tổng số điểm cách ly trên toàn tỉnh theo phương án của các địa phương là 905 cơ sở, với khả năng cách ly cao nhất được 186.657 người. Trong đó có 292 cơ sở cơ bản đủ điều kiện để cách ly được ngay, với khả năng cao nhất cách ly được 35.794 người. Hầu hết phương án cách ly ở các địa phương được xây dựng đã xác định được cấp độ từ thấp đến cao và đến mức độ cao nhất về số lượng theo chỉ đạo của tỉnh.

Song song với việc lên danh sách, công tác tổ chức nhân sự thực hiện nhiệm vụ tại các điểm cách ly tập trung cũng đã được các địa phương chuẩn bị, đảm bảo công tác hậu cần, y tế, an ninh, trên nguyên tắc 4 tại chỗ. Ngoài ra, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc, ngành điện chủ động rà soát các phương án, ban hành kế hoạch tăng cường năng lực cách ly tập trung cho cán bộ, nhân viên trong ngành bảo đảm sẵn sàng cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Cùng với việc sẵn sàng vận hành ngay tất cả các cơ sở cách ly tập trung khi có tình huống xấu có thể xảy ra, tỉnh cũng đã lên kế hoạch cho các tình huống, lên tới 1.000, 2.000, thậm chí 5.000 ca mắc Covid-19 và hơn nữa trên địa bàn tỉnh để thực hiện tốt nhất công tác thu dung, điều trị bệnh nhân Covid-19, đảm bảo không để tử vong nhiều, phát sinh nhiều ca bệnh.


Kiểm soát chặt chẽ người và phương tiện thủy làm hàng tại các cảng, bến


Căn cứ theo những hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế, trong trường hợp ghi nhận 1.000 ca mắc Covid-19 trên địa bàn tỉnh, Quảng Ninh phân tầng thu dung điều trị, bao gồm: Bệnh nhân không triệu chứng; bệnh nhân có triệu chứng nhẹ tới trung bình; bệnh nhân nặng, nguy kịch. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh bố trí 4 bệnh viện thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19. Riêng Bệnh viện Số 2, với công suất 300 giường, bên cạnh thu dung toàn bộ bệnh nhân khu vực Hạ Long, sẽ là tuyến cuối điều trị cho các bệnh nhân nặng, nguy kịch, dự kiến sẽ chiếm khoảng 10% tổng số các ca mắc.

Đối với các trường hợp người bệnh có triệu chứng nhẹ tới trung bình, sẽ được thu dung điều trị theo các khu vực: Bệnh viện Số 1 với công suất 350 giường tiếp nhận cho tuyến miền Đông; Bệnh viện Việt Nam Thuỵ Điển Uông Bí tiếp dự kiến bố trí 100 giường cho Uông Bí, Đông Triều; còn lại sẽ chuyến tới điều trị tại Bệnh viện Số 3 công suất 250 giường. Đối với phương án thu dung, cách ly, điều trị từ trên 1.000 đến 5.000 và tình huống có 10.000 ca F0, thực hiện thu dung, điều trị tối đa cho 5.000 F0 cùng lúc ở trong các bệnh viện.

Trường hợp vượt 5.000 ca F0 sẽ kích hoạt thêm các cơ sở thu dung cách ly ngoài bệnh viện. Khi số ca nhiễm trong cộng đồng tăng dần từ 1.000 đến 5.000, lần lượt kích hoạt các cơ sở trong Hệ thống thu dung, cách ly điều trị F0 theo phương châm dịch bùng phát ở đâu, kích hoạt ở đấy dưới sự điều phối của Trung tâm điều hành, chỉ huy và tư vấn của Hội đồng chuyên môn, Tiểu ban điều trị... Đến thời điểm hiện tại, tất cả các đơn vị đều đã chủ động lên kế hoạch chi tiết bố trí nhân sự, cơ sở vật chất, để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ ngay khi có yêu cầu.

Cùng với lên phương án điều trị, để đáp ứng yêu cầu chống dịch trong bối cảnh xuất hiện các ca bệnh, tỉnh cũng xây dựng phương án dự trữ, cung ứng lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, hàng hóa thiết yếu đảm bảo về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và bình ổn giá trong trường hợp tỉnh thực hiện chỉ thị số 16 của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19.

Song song với đó, xây dựng và tăng cường chiến dịch truyền thông để tạo đồng thuận xã hội, niềm tin của nhân dân, khơi dậy tinh thần dân tộc, yêu nước để phòng, chống dịch thành công. Trong đó có việc tuyên truyền các chủ trương, biện pháp mà Trung ương, tỉnh, địa phương thực hiện phòng, chống dịch đảm bảo người dân không chủ quan và chấp hành tốt việc phòng, chống dịch; tuyên truyền về các kết quả tích cực, các mô hình tốt, sự chung tay của cả cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch.

Ngoài ra, cũng phải chủ động phát hiện, tích cực đấu tranh, phản bác các thông tin xấu độc, tin giả, bịa đặt, xuyên tạc, sai sự thật, thông tin gây hoang mang trên không gian mạng về tình hình dịch bệnh để đảm bảo không có khủng hoảng, rủi ro, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội.


Quảng Ninh xây dựng kịch bản cụ thể về phương án dự trữ, cung ứng hàng hoá cho nhân dân trong từng thời điểm, diễn biến của dịch bệnh

Thiết lập “hàng rào” vắc-xin

Xác định tầm quan trọng của vắc xin trong trong cuộc chiến chống lại dịch Covid-19, ngay từ đầu năm 2021, Quảng Ninh đã dành nguồn lực khoảng 500 tỷ đồng ngân sách cùng với nguồn lực xã hội hóa dành cho phòng, chống dịch và tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho nhân dân. Từ nguồn lực đó, tỉnh đã tích cực tìm kiếm các nguồn vắc-xin khác nhằm có được lượng vắc-xin nhiều nhất và nhanh nhất; đồng thời lên kế hoạch, phương án triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin trên diện rộng quy mô lớn, đảm bảo an toàn cho nhân dân Quảng Ninh. Mục tiêu cao nhất là phấn đấu hết hết năm 2021 toàn tỉnh sẽ cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng.

Với cách làm bài bản, chuyên nghiệp, từ tháng 4/2021 tỉnh Quảng Ninh bắt đầu triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho các đối tượng mà được quy định tại Nghị quyết 21 của Chính phủ. Tính đến thời điểm này, Quảng Ninh triển khai 8 đợt tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho trên 172.000 người trong đó có 105.449 người tiêm đủ 2 mũi, 66.812 người tiêm 1 mũi. Điều đáng ghi nhận là không có bất cứ trường hợp tai biến nào sau tiêm chủng. Công tác an toàn tiêm chủng luôn được đặt lên hàng đầu.


Kám sàng lọc trước tiêm tại điểm tiêm ở KCN Việt Hưng, TP Hạ Long.

Để đảm bảo tiến độ tiêm chủng, cùng với tổ chức tại các bệnh viện, cơ sở y tế, nhiều đợt tiêm cũng đã được tổ chức ngay tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cũng như các điểm tại Trạm y tế, nhà văn hoá, các trường học… Ngành Y tế toàn tỉnh đã bố trí đầy đủ nhân lực, vật lực cho công tác tiêm chủng đảm bảo an toàn và hiệu quả. Ngành thành lập 96 tổ cấp cứu với gần 300 y bác sĩ tham gia công tác tiêm chủng; thành lập 195 điểm tiêm chủng trên toàn tỉnh và 195 tổ cấp cứu đi theo điểm tiêm để đảm bảo người dân sau khi tiêm vắc-xin được theo dõi sát sao về sức khỏe; tổ chức tập huấn các lớp về triển khai tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho 3.038 người tại các đơn vị y tế đủ nhân lực đáp ứng được 195 điểm tiêm trên địa bàn tỉnh.

Để sớm hoàn thành mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng, hiện tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng bảo đảm nhanh nhất, hiệu quả nhất, an toàn nhất và triển khai thực hiện đúng chủ trương, hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong đó, kiên trì thực hiện quan điểm lấy người dân làm chủ thế chính, đóng vai trò quyết định, lấy địa bàn cấp xã làm trung tâm, huy động tối đa nguồn nhân lực y tế làm nòng cốt để triển khai tiêm chủng đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân theo tinh thần vắc-xin được cấp đến đâu, Quảng Ninh thực hiện tiêm chủng an toàn đến đó theo kế hoạch, không để lãng phí.

Dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp và chưa có dấu hiệu giảm, vì vậy việc kiên trì thực hiện hiệu quả các chiến lược trên sẽ là yếu tố tiên quyết để Quảng Ninh tiếp tục giữ thành quả phòng, chống dịch của tỉnh thời gian qua, giảm số ca mắc, giảm số người tử vong và không để rơi vào tình trạng mất kiểm soát trên địa bàn nếu xuất hiện ca bệnh.


Theo Thu Chung (BQN)





Tin liên quan

Tin mới hơn

Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hải phòng- Những chặng đường sau 70 năm xây dựng và trưởng thành

Hải phòng- Những chặng đường sau 70 năm xây dựng và trưởng thành

LNV - Cách đây vừa tròn 70 năm, thành phố Hải Phòng được giải phóng, đánh dấu thắng lợi hoàn toàn của 9 năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là một sự kiện có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, đánh dấu mốc son chói lọi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố cảng Trung dũng quyết thắng.
Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

LNV - Sáng 6/5, tại Hà Nội, Tạp chí Thanh niên phối hợp cùng Học viện Báo chí và Tuyên truyền và Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam phát động cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII.
Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"

Tổng Bí thư Tô Lâm: "Miễn viện phí cho toàn dân từ 2030-2035"

LNV - Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân
Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga

LNV - Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jormat Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, ngày 5/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến ngày 12/5/2025.
Sáng nay (5-5), khai mạc kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Tiền đề để đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước

Sáng nay (5-5), khai mạc kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV: Tiền đề để đổi mới tổ chức bộ máy nhà nước

LNV - Sáng nay (5-5), kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XV khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Kỳ họp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Quốc hội sẽ thảo luận, quyết định nhiều vấn đề liên quan đến sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đây là tiền đề để thực hiện công tác chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, quản lý đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Tin khác

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp 30/4

LNV - Lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ nhân kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước.
Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
HĐND tỉnh Bình Định thông qua nghị quyết chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai

HĐND tỉnh Bình Định thông qua nghị quyết chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai

LNV - Kỳ họp thứ 23 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Bình Định khóa XIII nhiệm kỳ 2021 – 2026 là Kỳ họp quyết định những nội dung “mang tính lịch sử” về thống nhất chủ trương sáp nhập tỉnh Bình Định và tỉnh Gia Lai và nghị quyết sáp nhập sắp xếp các xã, phường mới để thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp kể từ ngày 1/7/2025.
60 đại biểu Kiều bào tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I trên "Chuyến tàu Đại đoàn kết"

60 đại biểu Kiều bào tới thăm Trường Sa và Nhà giàn DK-I trên "Chuyến tàu Đại đoàn kết"

LNV - Từ ngày 18 - 26/4, hơn 60 đại biểu Kiều bào từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham gia “Chuyến tàu Đại đoàn kết”, hải trình đưa Kiều bào tới thăm quân, dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK-I.
Họp mặt truyền thống Ban Liên lạc Đội Biệt động Z32 tại Chùa Vĩnh Xương

Họp mặt truyền thống Ban Liên lạc Đội Biệt động Z32 tại Chùa Vĩnh Xương

LNV - Vào ngày 27/4/2025, Ban Liên lạc Đội Biệt động nội thành Z32, trực thuộc Lữ đoàn 316 Đặc công Biệt động, Bộ Tham mưu Miền Nam (B2) đã tổ chức buổi họp mặt truyền thống tại Chùa Vĩnh Xương (179 Trần Văn Đang, Phường 11, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh).
Chuỗi sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa 2025.

Chuỗi sự kiện hấp dẫn tại Lễ hội mùa hè Sa Pa 2025.

LNV - Thị xã Sa Pa (Lào Cai) tổ chức chuỗi sự kiện Lễ hội cấp tỉnh năm 2025, với chủ đề: Lễ hội mùa hè "Sa Pa - Xứ sở của tình yêu" chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc hứa hẹn mang đến cho nhân dân và du khách những trải nghiệm thú vị.
Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử

Ngày đất nước thống nhất qua lời kể người viết lại thời khắc lịch sử

LNV - Ngày 30/4/1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư và gia đình may mắn tụ họp đông đủ trong ngày Sài Gòn hoàn toàn giải phóng, Bắc - Nam sum họp một nhà, non sông nối liền một dải. Khi đó ông vừa ngoài 50 tuổi, chỉ lặng lẽ quan sát và suy ngẫm. Mãi cho đến sau này, chứng nhân lịch sử năm nào – nay đã ngoài trăm tuổi, mới có dịp đặt bút kể lại thời khắc đặc biệt ấy.
Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

Bình Định và Gia Lai thống nhất việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh

LNV - Hợp nhất 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai sẽ phát huy hiệu lực, hiệu quả hoạt động cùng đoàn kết, thống nhất, tạo động lực mới, khí thế mới, sức mạnh mới đưa tỉnh Gia Lai mới phát triển nhanh, trở thành cực tăng trưởng mới của đất nước.
Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

Công bố 50 tác phẩm văn học - nghệ thuật tiêu biểu của TP.HCM

LNV - Sáng ngày 25/4, tại Nhà Văn hóa Thanh niên 1(số 04 Phạm Ngọc Thạch, Phường Bến Nghé, Quận 1), Sở Văn hóa - Thể thao TP. HCM đã tổ chức buổi họp báo công bố 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật tiêu biểu được bình chọn trên địa bàn thành phố. Đây là một trong những hoạt động gắn với đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một

LNV - Tạp chí Làng nghề Việt Nam trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm với tiêu đề: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một".
Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tổng duyệt diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - Sáng 27/4, tại đường Lê Duẩn, Quận 1, TPHCM đã diễn ra Chương trình tổng duyệt cấp Nhà nước diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc

Hoàn thiện chính sách giao khoán đất lâm nghiệp: Cần sớm tháo gỡ vướng mắc

Chính sách giao khoán đất lâm nghiệp đã có nhiều thay đổi theo từng thời kỳ, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều bất cập trong thực tiễn đòi hỏi có những sửa đổi cho phù hợp.
Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

LNV - Tháng Công nhân 2025, với chủ đề "Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới" vừa được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phát động, nhằm khơi dậy khát vọng vươn lên, tinh thần làm chủ khoa học công nghệ và ý chí cống hiến của người lao động.
Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

LNV - UBND Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch tổng thể Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025).
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Thiên anh hùng ca bất hủ trong thời đại Hồ Chí Minh

LNV - Nhân kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân 1975, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới bạn đọc hai ấn phẩm đặc biệt: “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và “Về đại thắng mùa Xuân 1975 qua tài liệu của chính quyền Sài Gòn”. Đây là những tư liệu quý với góc nhìn đa chiều về thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới

LNV - Thực hiện chỉ đạo của Hội Cựu CAND thành phố Hà Nội và Hội Cựu CAND huyện Ba Vì, tháng 03/2024 Chi hội cựu CAND xã Phú Đông chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Chi Hội gồm có 14 hội viên là các cán bộ, chiến sĩ CAND và CBCS lực lượng CA bán chuyên trách đã nghỉ hưu tại địa phương.
Diễu hành xe đạp làng nghề

Diễu hành xe đạp làng nghề

LNV - Nằm trong chuỗi chương trình "Di sản dành cho cuộc sống", sáng 3/5, tại Không gian làng nghề truyền thống, Bến xe Đồng Gừng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, xã Ninh Hải (thành phố Hoa Lư), gần 100 đại biểu và lực lượng đoàn viên, thanh niên đã tham gia chương trình Diễu hành xe đạp làng nghề.
Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng

LNV - Thành phố Hà Nội quyết định thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề, vốn gần 370 tại huyện Thạch Thất và huyện Phú Xuyên...
Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt

LNV - Hoa lim xẹt hay còn gọi là hoa điệp vàng, hoa phượng vàng, muồng kim phượng, lim sét...Đây là loài hoa có màu vàng rực rỡ được nở rộ từ tháng 3 đến tháng 5, tạo nên bức tranh mùa hạ với cảnh sắc tuyệt đẹp cho thành phố biển Quy Nhơn hiền hòa, mến kh
Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc

LNV - Tây Bắc không chỉ cuốn hút du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn bởi những nét văn hóa đặc sắc, trong đó nổi bật là nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Mông. Từ Lùng Tám (Hà Giang), Cát Cát (Sapa) đến Sin Suối Hồ (Lai Châu), mỗi bản làng đều lưu giữ và phát triển nghề dệt lanh, nhuộm chàm, thêu sáp ong – tạo nên những sản phẩm mang đậm bản sắc văn hóa, được yêu thích bởi cả du khách trong và ngoài nước.
Giao diện di động