Quảng Nam: Độc đáo sản phẩm từ mo cau
Trở về với mo cau
Phan Vũ Hoài Vui tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, 12 năm sinh sống tại TP.Hồ Chí Minh với công việc cơ bản ổn định: vừa làm kế toán, vừa mở trung tâm Anh ngữ, vừa kinh doanh. Dù vậy, Hoài Vui luôn ấp ủ ý định bắt tay sản xuất một sản phẩm gì đó thật sự gắn bó với thiên nhiên, thân thiện với môi trường. “Chỉ cần mỗi người góp một chút nhỏ, thì môi trường sẽ giảm đi sự hủy hoại” - Hoài Vui nói.
Một ngày mưa ở vùng đất Sài Gòn náo nhiệt, nằm trong căn gác trọ, Hoài Vui chợt nhớ hương vị cơm mo cau của mẹ, với mùi thơm đặc trưng quê kiểng. Một ý nghĩ thôi thúc cô trở về quê, chọn những mo cau thật đẹp, làm thành sản phẩm thật xinh, như một món quà quê cung cấp cho thị trường. Từ đó sản phẩm làm từ mo cau ra đời…
Chị Phan Vũ Hoài Vui giới thiệu sản phẩm. Ảnh: C.N
May mắn, ý tưởng của chị không chỉ được gia đình mà cả lãnh đạo chính quyền, các hội, đoàn thể ở địa phương ủng hộ. Với định hướng rõ ràng và xuyên suốt quá trình hoạt động là đảm bảo chất lượng, chịu trách nhiệm về sản phẩm của mình với bao bì nhãn mác rõ ràng, cấp mã số, mã vạch tới từng hộ sản xuất và từng lô sản phẩm, chị Hoài Vui tin tưởng, sản phẩm của HTX Nông nghiệp kỹ nghệ Quảng Nam là tổ chức kinh tế tập thể của huyện Tiên Phước đi đúng xu hướng của người tiêu dùng hiện nay, đó là sử dụng sản phẩm làm từ thiên nhiên, thân thiện với môi trường, dần dần thay thế sản phẩm nhựa.
Hiện HTX sản xuất đa dạng sản phẩm từ mo cau như chén tròn, chén vuông, đĩa tròn, đĩa vuông, tô chữ nhật, muỗng... với nhiều kích cỡ, giá dao động từ 10 - 29 nghìn đồng/bộ 5 cái. Dự định của Hoài Vui là bán sản phẩm theo bộ dành cho khách du lịch, gia đình.
Thân thiện với môi trường
Có thể nói, HTX Nông nghiệp kỹ nghệ Quảng Nam là đơn vị đầu tiên của Quảng Nam sản xuất các sản phẩm từ mo cau. Đây là một trong những sản phẩm hoàn toàn từ thiên nhiên. Quá trình khai thác nguyên liệu và chế biến không sử dụng bất cứ loại hóa chất hoặc các tác nhân sinh học khác.
Mo cau được thu hoạch từ những lá cau già tự rụng, sau đó được ngâm nước cho mềm rồi rửa thật sạch. Tiếp tục đưa mo cau vào máy ép gia nhiệt, ép cắt trên khuôn để tạo thành các sản phẩm với nhiều hình dạng khác nhau, từ chén tròn, vuông, đĩa tròn, vuông đến khay, muỗng…
Cuối cùng đến công đoạn xử lý tia UV để sản phẩm được khử trùng, đóng gói bằng màng co kèm theo túi hút ẩm rồi đóng thùng carton để đưa ra thị trường. Quan trọng trong quá trình sản xuất là canh nhiệt độ vừa phải để sản phẩm không bị hư hỏng và đạt chất lượng.
Trong những ngày đầu hoạt động, cơ sở sản xuất của HTX thu hút khá đông người tham quan. Bà Võ Thị Thu Luật (người dân xã Tiên Mỹ) cho biết, không ngờ từ những chiếc mo cau quen thuộc, có thể cho ra sản phẩm đẹp ngoài sức tưởng tượng. Mỗi chiếc mo cau có vân tự nhiên khác nhau, nên mỗi sản phẩm làm ra trở nên độc đáo và độc nhất.
“Mo cau tự nhiên có lớp chống thấm gần như hoàn hảo. Sản phẩm từ mo cau có khả năng phân hủy hoàn toàn trong điều kiện tự nhiên mà không sinh ra các hạt vi nhựa hoặc các chất vô cơ gây hại cho sức khỏe con người và môi trường thiên nhiên. Vì thế, các sản phẩm làm từ mo cau là cách để tôi kết nối với tự nhiên, qua từng cái chén, cái đĩa… làm từ mo cau để dùng hằng ngày” - chị Hoài Vui nói.
Cơ hội và thách thức
Bà Bành Thị Bình - Chủ tịch Hội LHPN xã Tiên Mỹ chia sẻ, những người trẻ như Hoài Vui trở về quê nhà, khởi nghiệp từ sản phẩm của quê hương là điều rất đáng trân quý. Hội cũng như địa phương sẵn sàng hỗ trợ, tạo điều kiện để các mô hình khởi nghiệp của phụ nữ phát triển. Mới đây, hội đã hỗ trợ mô hình sản xuất sản phẩm từ mo cau vay 70 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của cấp trên và sắp tới sẽ tiếp tục hỗ trợ bằng nhiều cách khác.
Tiên Mỹ nói riêng, Tiên Phước nói chung xưa nay là thủ phủ của cây cau. Đây chính là nguồn cung cấp nguyên liệu chính nên HTX có nhiều lợi thế trong việc tận dụng triệt để nguồn nguyên liệu tại địa phương, nhờ đó có thể giảm giá thành sản phẩm. Ban đầu, HTX đầu tư 500 triệu đồng (trong tổng số 2 tỷ đồng) để mua sắm trang thiết bị hiện đại, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến để nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuất; tận dụng nguồn lao động tại địa phương; hiện tại địa phương chưa có cá nhân, tổ chức hoạt động cùng ngành nghề với HTX…, là điều kiện thuận lợi để HTX phát triển.
Tuy nhiên, chị Hoài Vui cũng cho biết, mo cau - nguyên liệu chính sản xuất sản phẩm chỉ được thu mua theo mùa vụ từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm nên việc thu mua và lưu kho nguyên liệu sẽ gặp khó khăn. Tương tự, việc đưa sản phẩm tiếp cận thị trường bước đầu trở ngại do phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chưa có thói quen sử dụng sản phẩm mo cau thay thế sản phẩm nhựa. Để đạt mục tiêu chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, phải chịu thách thức của quá trình hội nhập kinh tế khi các sản phẩm sản xuất phải đảm bảo là hàng có chất lượng cao, giá cạnh tranh.
“Thị trường xuất khẩu rộng mở nhưng để mở cánh cửa xuất khẩu, HTX phải đảm bảo được nguồn nguyên liệu dồi dào, quy trình sản xuất chuẩn hóa, chất lượng đồng đều và ổn định” - chị Hoài Vui nói.
Bài và ảnh: Châu Nữ
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 Làng nghề, nghệ nhân

50 đại biểu kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào, tỉnh Tuyên Quang.
15:56 Tin tức

Thanh Háo: Thọ Xuân phát triển làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới
14:01 Nông thôn mới

Hà Nội trình Thủ tướng công nhận “Thành phố hoàn thành nhiệm vụ nông thôn mới năm 2024”.
14:01 Nông thôn mới

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 Làng nghề, nghệ nhân